Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Thursday, October 27, 2011

TRẦN VĂN PHAN-TS4 -CHỦ TỊCH QGHC SYDNEY
VẪN CỐ TÌNH NGOAN CỐ LÀM "CON CU MỒI" CHO VIỆT CỘNG.


Thưa Quý Đồng môn khắp nơi;

Chúng tôi đã nhiều lần lưu ý cá nhân anh TRẦN VĂN PHAN không nên NHÁI THEO VIỆT CỘNG bằng cách nhắm mắt xử dụng các từ ngữ của VIỆT CỘNG. Cụ thể hồi năm ngoái chúng tôi cũng đã đề cập thẳng về 2 vấn đề là:

1- NGÀY GIÁO CHỨC CỦA VIỆT CỘNG:
Sau khi chiếm trọn Miền Nam; Việt Cộng đã đặt để ra nhiều NGÀY LỄ mà chúng gọi là LỄ HỘI. Trong số những ngày lễ của VC có ngày lễ gọi là NGÀY GIÁO CHỨC hay NGÀY THẦY CÔ gì đó ? Hằng năm chúng tổ chức NGÀY GIÁO CHỨC vào một ngày trong Tháng 11 ( *Chúng tôi đã quên ngày). Thời VNCH không hề có ngày lễ nầy, không phải là chúng ta KHÔNG BIẾT ƠN GIÁO CHỨC. Nhưng chúng ta đã dạy cho trẻ em biết quý trọng ơn nghĩa Thầy Cô bằng những hình thức tôn kính kín đáo trong lòng mỗi đứa trẻ, mãi đến khi trưởng thành rồi vẫn quay về để tìm thăm Thầy Cô Cũ của mình. Chúng ta không quan trọnh hình thức như lập ra NGÀY GIÁO CHỨC mà thực chất xã hội Việt Cộng đầy rẫy những đứa nhỏ hành hung, chửi bới thầy cô ngay trong lớp học và ngược lại cũng có vô số thầy cô gian xảo, bán đề thi, trừng phạt bằng cách BÓP DÁI học trò...

Ở Hải Ngoại có rất nhiều người VÔ Ý THỨC hay là VC NẰM VÙNG đã đem ra ngoài tổ chức NHIỀU NGÀY LỄ CỦA VC như ngày nhớ ơn giáo chức chẳng hạn, VC chúng nó lại dùng các chữ "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO" nghe có vẻ là thấm nhuần NHO GIÁO lắm vậy. Nhưng thật sự thì VC không hề TÔN SƯ hay TRỌNG ĐẠO gì cả, nhìn kỹ vào xã hội VC hiện nay sẽ rõ.

Cho nên những ai NHÁI THEO VC thì hoặc là họ vô tình hay họ CỐ Ý để lần hồi biến Hải Ngoài đi cùng một nhịp điệu với VC trong nước. Cách dùng các TỪ NGỮ VC cũng là một âm mưu rập khuôn cùng một mục đích xóa bỏ những khác biệt chân chánh của người Tỵ Nạn chúng ta.

Trở lại trường hợp TRẦN VĂN PHAN , anh là Đại Diện cho cả QGHC Úc Châu mà CỐ TÌNH (* Chúng tôi cho là cố tình vì đã được công khai nhắc nhở nhiều lần đăng công khai). Nay TVPhan lại tiếp tục xử dụng các từ ngữ một cách chính thức trên văn thư gởi đến từng người QGHC thì không thể nào là SAI SÓT VÔ TÌNH được nữa.

***TRÍCH Y một đoạn trong thư mời Đại Hội QGHC Úc Châu sẽ triệu tập vào ngày 19-11-2011 tại Sydney, do chính TVPhan ký tên đăng trên BT Đặc Biệt của Hội QGHC NSW, Tháng 10/2011.
"...nay Hội NSW đứng ra đảm trách tổ chức Đại Hội Liên Bang cho nhiệm kỳ 2011-2013. Và thể theo tinh thần tôn sư trọng đạo , trong cùng ngày, Hội CSV QGHC NSW ÚC CHÂU cũng sẽ tổ chức buổi lễ Nhớ ơn Thầy Cô ,..."

2- CHỮ "NHẤTRÍ" CỦA VC.

Cũng trong BT vừa nêu trên ở phần bầu lại chủ tịch Hội QGHC NSW đã tái tín nhiệm cho TRẦN VĂN PHAN tiếp tục làm chủ tịch với nhiệm kỳ 3 năm thay vì 2 năm như thông lệ .

Xin trích: " .... Và các anh chị cũng đã nhất trí là nhiệm kỳ của BCH kỳ nầy sẽ là 3 năm thay vì 2 năm như trước đây."

Qua 2 chi tiết trên đây, chúng tôi một lần nữa báo động cùng quý đồng môn khắp nơi v/v XỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA VC do TRẦN VĂN PHAN cố tình phổ biến trên các văn thư chính thức của tập thể QGHC là một hành động làm "CU MỒI" cho VIỆT CỘNG mà qua đó chúng ta sẽ bị mang tiếng LÀ THÂN CỘNG chăng ?!!! Thật ra đa số tuyệt đối chúng ta đâu thể nào chấp nhận những việc làm VÔ Ý THỨC mà Trần Văn Phan vẫn ngoan cố ngang nhiên xử dụng các từ ngữ của VIỆT CỘNG !!!

***Xin lưu ý chúng tôi chỉ chống việc TỔ CHỨC NHỚ ƠN THẦY theo thời khoảng TỔCHỨCCỦA VC (Tháng 11 và dùng từ ngữ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO) - Chứ không phải chúng tôi CHỐNG việc tổ chức nhớ ơn QUÝ GIÁO SƯ đã quá cố./-

Nhóm Thiểu Số 1%
Giữ Bình Yên QGHC- 27-10-2011

Tuesday, October 4, 2011

TIN MỚI NHỨT
TỪ QGHC HOUSTON TX.

Hội QGHC Texas vừa triệu tập một Đại Hội Bất Thường vào ngày Chủ Nhựt 2 Oct 2011 vừa qua, để bầu lại vị Chủ Tịch cho Hội QGHC Texas (Houston).

Anh NGUYỄN VĂN THẢO - ĐS9 đã được bầu Chủ Tịch. Được biết Anh THẢO trước kia là PCT Nội Vụ của Anh NGUYỄN PHÁT QUAN hồi năm 1994.

Chúng tôi (*Nhóm thiểu số 1%) rất hy vọng Anh NGUYỄN VĂN THẢO sẽ không phạm phải những lỗi lầm ấu trĩ như anh NPQUAN trong hơn 8 tháng qua.

Quý Đồng môn đã thấy ! NẾU KHÔNG CÓ BỌN SÂU BỌ VẤY ĐỘNG thì mọi người đồng môn QGHC ở khắp nơi đã được BÌNH YÊN ngay lập tức.

Một lần nữa Nhóm Thiểu Số 1% chúng tôi xin TRÂN TRỌNG CAM KẾT: Nếu không ai NHÓM LỬA thì nhứt định sẽ không bao giờ có KHÓI của chúng tôi. Ngược lại thì ... Chúng tôi sẽ đối phó bằng phương cách "LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC"; BẤT CHẤP mọi lời lẽ, kể cả VÔ HỌC và MẤT DẠY ... v.v... etc....

Kính lời cùng Anh NGUYỄN VĂN THẢO -ĐS9
Và Quý Đồng môn khắp nơi - Kính chúc Bình Yên !!!

Nhóm Thiểu Số 1%
Giữ BY/QGHC
4-10-2011
GẶP GỠ CHỊ TRẦN THỊ HẢO
TỪ QUEENSLAND ÚC CHÂU


Vào chiều Thứ Năm 29/9/11 tôi xuống Quận Cam của California để gặp các bạn học cũ ngày xưa. Trước đó hai ngày tôi được bạn bè thông báo là có chị Trần Thị Hảo đã từng học cùng khóa hành chánh với chúng tôi từ Úc sang chơi. Thế là các bạn đã sắp xếp để đồng môn có dịp gặp nhau sau 40 năm xa cách. Vì ở cách thủ đô tỵ nạn khá xa cho nên mỗi lần xuống đươc vùng Bolsa là tôi giải quyết vài việc cùng một lúc. Đươc cái hôm ấy rảnh rỗi và để tránh nạn kẹt xe trên xa lộ tôi đã rời nhà rất sớm, vào lúc 3 giờ chiều. Nhũng việc tôi làm trước giờ hẹn gồm toàn việc lặt vặt. Lên gấu cái quần jean có nhãn hiệu mới đươc mua sale tại Macy's giá 10 đồng; tiền lên gấu rất rẻ nhưng gần bằng nửa tiền cái quần, ghé các tiệm phim mua vài phim bộ Hàn quốc mới phát hành và cuối cùng ghé chợ Việt Nam có tên Mỹ là Green, có nghĩa tiếng Việt là chợ Xanh, để mua khoai lang đỏ và tím. Tôi thích ăn khoai; khoai lang, khoai mì, khoai sọ, khoai môn và khoai tây.

Gần đây tôi thấy có các bài nghiên cứu cho biết là khoai lang rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh và như thế sở thích của tôi về khoai tình cờ lại là điều hay. Tôi còn nhớ cách nay gần nửa năm có lần tôi đến nhà vợ chồng bạn CMChâu ăn tối. Chị Châu có đãi chúng tôi, bạn bè cùng khóa, ngoài các món ăn chính, món khoai lang luộc/hấp. Chị bảo đó là khoai lang Đại Hàn. Nhìn củ khoai tại nhà của anh chị Châu nhỏ nhắn gọn ghẽ trông rất mũm mĩm dễ thương. Sau khi tan tiệc chị Châu còn biếu cho thực khách mỗi người vài củ khoai làm quà. Chị Châu có lẽ không bao giờ ngờ đươc là món khoai lang là món mà tôi đã thích từ lâu và sau khi xem qua các phim Hàn quốc tôi lại càng có cảm tình nhiều hơn với sản phẩm Đại Hàn, từ quần áo, cho đến cell phone, tivi và nhất là món khoai lùi tro của họ bán cho nhũng người đi đêm trong mùa đông giá rét. Nhìn cái cảnh các cặp thanh niên nam nữ vào nhũng đêm lạnh lẽo vừa sánh bước bên nhau vừa ăn củ khoai lùi tro bốc khói ôi thôi sao mà ngon thê! Ngày hôm trước ở nhà anh chị Châu củ khoai lang trông tầm thường, vì có quá nhiều món ăn ngon khác, nhưng đến ngày hôm sau chúng chẳng còn tầm thường nữa, mà trở nên ngon lạ lùng! Từ ngày ấy tôi bắt đầu đi kiếm khoai lang Đại Hàn trong vùng tôi ở để mua. Gần nhà tôi có ba cái chợ Việt Nam nhưng nhỏ xíu. Một chợ nay đã đóng cửa, chỉ còn hai. Trong hai chợ còn lại thì một chợ đã bị người Peru mua đứt. Xa hơn nữa, có một chợ tên là Ranch 99 Market của người Tàu.

Và xa nhất là dăm ba chợ Đại Hàn. Trong vùng tôi cư ngụ nghe nói có cả chợ Nhật Bổn nhưng tôi chưa ghé đến bao giờ. Còn chợ Mễ có bán khoai lang nhưng ăn không ngon. Quả thật họ hàng nhà vợ tôi nhận xét đúng. Chợ Xanh của Việt Nam có bán khoai lang với giá cả rẻ hơn trên vùng tôi rất nhiều. Thí dụ, khoai lang tím (purple yam) giá cả chênh lệch nhau đến gần một nửa. Còn về khoai lang đỏ sự khác biệt giá cả còn nhiều hơn nữa. Giá khoai lang Nhật Bổn (Japanese yam), khoai lang Đại Hàn (Korean sweet potato) trên vùng tôi khoảng 1.30 đồng một pound trong khi dưới Quận Cam là 99 xu cho 2 pound. Ngoài ra, tôi còn thấy xăng có giá rẻ hơn chỗ tôi khoảng 10 xu một ga lông. Nói chung, cái gì cũng rẻ. Giá cả nhẹ nhàng có lợi cho giới tiêu thụ Quận Cam. Đi rảo trong chợ nhìn thấy bơ Pháp và bơ Hòa Lan có tiếng từ lâu đươc bày bán ê hề tôi túm ngay mỗi thứ một hộp. Giá bơ khá cao. Hộp nhỏ xíu như thế mà giá từ gần 6 đồng cho đến 10 đồng. Mắc nhất là bơ Tây Bretel. Có một chuyện vui nhỏ xảy ra vào lúc tôi đang đứng trong chợ. Trong lúc tôi đang lựa khoai lang Nhật Bổn có một phụ nữ người Việt đứng đối diện với tôi. Cô ấy đang chọn một loại rau quả dùng cho việc nấu ăn bỗng nhiên cô ngửng mặt lên nhìn tôi. Cô hỏi ý kiến của tôi nên chọn loại nào. Cô gái có khuôn mặt trắng trẻo xinh xắn, nụ cười tươi kèm thêm hai hàm răng trắng đều. Áng chừng khi cô nhìn thấy một người đàn ông đi chợ như tôi cô tưởng rằng tôi là tay biết nấu nướng.

Cô gái khoảng 40 tuổi ấy rõ ràng đã nhìn sai người. Nhè một người với nấu ăn là sở đoản mà lại hỏi ý kiến như thế thì làm sao được việc. Tôi nhìn sững cô gái chưa biết phải đối đáp ra làm sao cho ổn, vì chính tôi cũng bị người đẹp làm cho bất ngờ nữa. Người đẹp thấy tôi ngớ người như thế lại tưởng tôi là người ngoại quốc liền hỏi tiếp một câu bằng tiếng Anh: "Are you Vietnamese?", nhà anh có phải là người Việt chăng. Nghe thế tôi trả lời người đẹp bằng tiếng Việt: "Tôi không biết nấu nướng. Tôi đi chợ chỉ là để mua khoai mà thôi." Có chút xíu việc như thế mà nhờ vả cũng chẳng xong, người đẹp chán quá sức bèn quay lưng bỏ đi cho được việc. Cho nên người đời bảo "trông vậy mà không phải vậy" là thế. Đành rằng ngày nay có rất nhiều đàn ông rành chuyện chợ búa và nấu ăn rất ngon nhưng khổ nỗi tôi lại không được hân hạnh nằm trong số những người ấy. Không phải thanh niên nào đi chợ cũng đều rành nấu ăn cả đâu.

Những việc lặt vặt đã được thực hiện xong, thời giờ còn rộng rãi quá, chẳng biết làm gì tôi bèn cuốc bộ dạo chơi từ khu Thương xá Phước Lộc Thọ xuống đến ngã tư Brookhurst, vừa đi vừa ngắm nhìn hàng quán xung quanh. Lúc đi ngược về chỗ cũ, tôi đảo một vòng qua khu chợ Á đông nằm đối diện khu Thương xá xong rồi mới lấy xe trực chỉ nơi hẹn. Lúc đi ngang nhà hàng Vân trên đường Brookhurst liếc nhìn đồng hồ tôi thấy hãy còn sớm chán. Thế là tôi đậu xe lại để đi vào tiệm ăn này. Tôi có thói quen hay mua lỉnh kỉnh, nhất là thức ăn. Tôi chọn vài cái bánh tét nhân đậu chay, vài miếng chả chiên và vài miếng bánh khúc. Mấy món ăn chơi thuộc loại này do nhà hàng này làm được lắm. Bấy giờ mới thực sự là lúc ra xe để lái đến nhà hàng Royal Capital Seafood Restaurant thuộc thành phố Garden Grove. Thư thông báo của bạn bè cho biết giờ hẹn là 6:30 chiều. Đậu xe ngay trước cửa tiêm ăn xong, đồng hồ của tôi chỉ đúng 5:45, vị chi tôi đến sớm được 45 phút. Tình trạng của tôi lúc này giống như một người thất nghiệp. Đi quanh một vòng trong khu phố này cho qua thì giờ xong tôi lại chui vào xe ngồi chờ bạn bè tiếp. Chờ lâu quá không thấy ai đến có lúc tôi hơi chột dạ, bắt đầu suy nghĩ miên man, và tự hỏi rằng không lẽ chương trình dự trù đã bị hủy bỏ hay dời vào một ngày khác rồi hay chăng. Thôi thì đằng nào cũng đã xuống đến đây, nếu chờ đến 7 giờ tối mà không thấy ai đến tôi cũng vào tiệm ăn để độc diễn vậy. Hơn 6:30, may quá một bạn vàng xuất hiện, Webmaster TBThu. Tôi và bạn ấy đứng tại bãi đậu xe lúc ấy hãy còn vắng để chuyện trò. Người kế tiếp xuất hiện trong chiếc xe Lexus 8 máy là DĐBản. Phải nói là từ trước đến nay tôi ít có dip gặp DĐBản. Bạn trông có da có thịt nhưng không phệ. Mặt mũi đầy đặn, không có nếp nhăn. Nước da sáng, mắt sáng. Đi đứng vững vàng. Nói năng rổn rảng. Tóm lại, bạn nhìn khỏe mạnh hoàn toàn. Một đặc điểm của DĐBản là bạn để tóc dài và dùng hai tay để cột búi nó phía sau gáy. Đang đứng nghe bạn kể lại chuyện di tản từ miền Trung để về Sàigòn mấy chục năm về trước tôi nhìn thấy xe của vợ chồng LPBa - TTNgà cũng vừa trờ đến. Vợ chồng bạn Ba có chở theo chị TT Hảo.

Đi cùng với chị có chị Thảo là em gái của chị cũng từ Úc qua. Tất cả gặp nhau chào hỏi, tay bắt mặt mừng. Hai chị em chị Hảo có dáng người tầm thước. Cả hai có khuôn mât khá giống nhau. Ngoài ra, cả hai người đều có tính tình vui vẻ, cởi mở, thành thật và khiêm nhường. Cả hai chị em đều nói năng hoạt bát và lịch sự. Chị Hảo thố lộ rằng chị đến miền Nam California vào ngày thường cho nên chị không muốn bạn bè biết đến vì ngại làm phiền họ vì phần đông các bạn còn bận đi làm. Thế nhưng các bạn đề nghị cứ việc thông báo rộng rãi đến mọi người, mỗi người tùy hoàn cảnh mà thu xếp đến được thì đến hoặc có thể gặp chị vào một ngày nào khác thuận tiện cho cả hai bên hoặc biết chị đến Mỹ để liên-lạc điện thoại thăm hỏi cũng được.

Chuyện vãn một lúc xong mọi người kéo nhau vào trong nhà hàng. Vợ chồng CMChâu vừa đến nơi thì PPNgữ cũng từ chỗ làm sau khi tan sở đi thẳngđến tiệm ăn. Cuối cùng là vợ chồng bạn NMPhúc. Sau khi mọi người đã đến đông đủ tất cả cùng nhau quây quần quanh một bàn tròn. Chị Hảo là khách danh dự. Lần lượt bên tay phải của chị là chị Thảo, kế đó là vợ chồng CMChâu, DĐBản, TBThu, NVHuy, PPNgữ, vợ chồng LPBa-TTNgà và cuối cùng là vợ chồng NMPhúc.

Chị Hảo có tính thật thà. Giữa bạn bè với nhau chị không áp dụng chính sách "không hỏi không nói", đặc biệt là về tuổi tác. Chị chia sẻ với mọi người các tâm sự cá nhân, quan niệm sống, sở thích, niềm tin tôn giáo, kiến thức về xã hội mà chị đang sống và cuộc sống của chị từ ngày sang Úc định cư. Trong lúc chị nói thì chị Thảo, em chi bổ túc thêm nếu thấy cần thiết. Qua sự tiết lộ của chị, tôi được biết chị hơn tôi đến 6 tuổi. Chị có tính hồn nhiên không vương vấn ưu sầu cho nên chị trông trẻ hơn tuổi rất nhiều. Chị thích đi du lịch vòng quanh thế giới. Kỳ này chương trình của chị là đi thăm Nam Mỹ cùng với người em gái. Vào cuối tuần này chị sẽ có mặt ở xứ Chile.

Thú thật dù là học chung một lớp với chị nhưng tôi không nhớ ra khuôn mặt của chị, có lẽ vì một khoảng thời gian dài 40 năm đã trôi qua. Từ ngày tốt nghiệp ra trường chị Hảo được bổ nhiệm làm Trưởng ty Công vụ tại Thị xã Cam Ranh. Một số bạn đã có được một số kỷ niệm đẹp khó quên liên hệ đến chị năm nào. Qua bạn LPBa, DĐBản và TBThu, tôi được biết vào năm 1975, lúc mà dân chúng miền Trung rục rịch di tản vào Sài gòn thì trong số những người ấy cũng có cả các bạn học của chị. Chị tiếp đãi họ rất niềm nở và tận tình. Vào lúc ấy chị cũng chưa nhận ra tình hình chiến sự đang trở nên nặng nề cho nên thái độ của chị rất thản nhiên. DĐBản có kể lại cách thức chị đối đãi với bạn bè hết lòng hết dạ thế nhưng vì không biết rõ cho nên bạn bè đã tỏ ra hết sức vô tư. Ngày DĐBản chạy từ Đà Nẵng vào đến Cam Ranh gặp chị, chị Hảo đã nhường phần cơm chiều cho bạn mình. Cơm nước no nê xong bạn bèn đánh một giấc. Ngủ dậy không thấy chị Hảo đâu, bạn bèn viết vài hàng lưu lại rồi đi tìm một bạn khác. Sau đó bạn mới giật mình nhận ra vào thời gian đó chị Hảo không có nấu nướng tại nhà mà là lấy cơm tháng về ăn. Hóa ra, chính bản thân chị chịu nhịn đói để dành phần cơm của mình đãi bạn đồng môn vừa đói vừa khát chạy từ miền Trung vào.

Cái kỷ niệm ấy bạn Bản vẫn còn nhớ rõ, kể lại cho mọi người tại bàn tiệc nghe khiến cho tất cả đều cảm động. TBThu cũng chia xẻ lại kỷ niệm được chị Hảo đãi một bữa ăn tối với thực đơn là chim bồ câu do chính chị làm trong một hoàn cảnh eo hẹp tương tự. Sau năm đổi đời, đó là một món quý và nó đòi hỏi nhiều thì giờ sửa soạn công phu. Chị Hảo nghe thế mới chậm rãi thú thật rằng chị không còn nhớ những việc ấy nữa. Chị bảo rằng đối với chị tiếp đãi bạn bè là một việc làm tự nhiên của chi, chị không hề đắn đo suy nghĩ, làm thế nào miễn bạn bè thấy vui là chị mừng rồi. Qua câu chuyện này, tôi nghiệm ra hai điều hay, diễn tả tấm lòng của một con người nhân hậu. Người nhận ơn thì luôn luôn tạc dạ ghi nhớ trong lòng, mong sao có cơ hội đền đáp còn người thi ơn, sau khi làm xong thì thoải mái quên luôn việc mình đã giúp người khác và lại càng không mong cầu cái sự đáp đền ơn nghĩa. Quả thật đây là một bài học tình người và xử thế rất hay ở đời mà nếu áp dụng được thì người ta sẽ nhìn đời bằng một màu hồng, lạc quan và thấy đời đáng sống.

Chị Hảo sau đó có di chuyển vào Sài gòn nhưng cuối cùng đã không di tản được vào tháng Tư năm 1975. Chị đã sống dưới chế độ Cộng sản hết 13 năm sau cùng cũng đào thoát được đến trại tỵ nạn. Chị bảo với thời gian ấy chị đã hiểu rõ Cộng sản như thế nào, và sống dưới sự cai trị của họ gian nan khổ sở vất vả từ vật chất cho tới tinh thần ra làm sao. Sau một năm trong trại tỵ nạn chị cũng đã đến được bến bờ tự do. Vào năm ấy chị có người em trai đang ở bên Mỹ và em gái đang ở bên Úc. Sau khi thăm dò tin tức chị được biết cuộc sống bên Úc có phần thoải mái hơn cho nên chị đã xin phái đoàn phụ trách chương trình tỵ nạn cho chị đi Úc. Quyết định của chị có phần chính xác. Hiện nay Hoa Kỳ có một diện tích là 9 triệu 8 trăm ngàn cây số vuông với hơn 300 triệu dân trong khi nước Úc với một diện tích nhỏ hơn một chút, 7 triệu 6 trăm ngàn cây số vuông mà dân số chỉ có 22 triệu. Đất rộng dân thưa cho nên không lạ gì chính phủ Úc lo liệu cho dân chúng của họ tận tình.Ở bên Úc, nếu không đi làm dân chúng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội dài dài, không giới hạn thời gian, chính phủ không đòi hỏi bằng chứng tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, dân chúng Úc lại được hưởng một nền y tế tốt nhất thế giới. Đi khám bệnh dân chúng không phải trả tiền.

Với cái thẻ Medicare, họ chỉ phải trả 3 đồng cho một toa thuốc, phần còn lại chính phủ bao dàn hết. Tài sản và nhà cửa không ảnh hưởng gì đến điều kiện hưởng trợ cấp tiền mặt và y tế. Chả bù với bên Mỹ, có mỗi cái luật cải tổ y tế để giúp đỡ dân nghèo mà Quốc Hội bàn tới bàn lui, sửa đổi lung tung, chẳng còn giống dự thảo ban đầu của hành pháp. Tưởng là đã xong ấy thế mà vì chính trị và lợi lộc tài chánh dây dưa vào, nội vụ lại được đưa ra pháp đình giải quyết. Phe chống cải tổ, mà nay chiếm đa số tại Hạ viện đòi hủy bỏ luật y tế và và kiện ra tòa để nhờ tòa án đưa ra phán quyết về tính cách hợp hiến của luật này. Không biết ba năm nữa luật y tế này có đứng vững và có được thi hành hay không nữa đây!

Theo như thông lệ, chị Ngà phụ trách phần đặt thực đơn. Nhà hàng nhanh nhẹn tới tấp đem ra các món nóng sốt gồm đủ loại, rau, canh, tôm hùm, vịt Bắc kinh, các loại hải sản và đậu hũ chiên. Và bạn LPBa cũng theo thông lệ đem một chai rượu vang ra đãi bạn bè. Chỉ có bạn LPBa, CMChâu, PPNgữ, chị Thảo và tôi là hưởng ứng nhiệt tình món thức uống này. Trong lúc ăn uống, chị Hào có nhận xét rằng giá cả thực phẩm bên Mỹ nói chung rẻ hơn bên Úc rất nhiều. Ngược lại giá nhà bên Mỹ lại cao hơn nhiều so với bên Úc. Mỹ và Úc thường hay có những điều trái ngược vì ở hai tây bán cầu khác nhau. Nó cũng giống như những trái khoáy giũa xưa và nay vậy. Ngày xưa nhà giàu thường ăn thịt nhiều vì họ có khả năng đài thọ. Ngược lại ngày nay để sống khỏe, bác sĩ lại khuyên dân chúng sống theo kiểu nhà nghèo: đi bộ cho nhiều, uống nước lạnh cho nhiều, ăn rau quả cho nhiều và hạn chế ăn thịt. Ngày xưa nhà nghèo không đủ tiền mua gạo, mới phải ăn độn thêm khoai. Ngày nay bác sĩ khuyên ăn ít cơm đi và thay vào đó nên ăn khoai. Tôi nghĩ, trung dung là tốt nhất. Cái gì cũng ăn hết nhưng hãy ăn vừa phải mà thôi. Thái quá đều có hại.

Trong lúc ăn uống bạn CMChâu tỏ ra rất sốt sắng, đứng hẳn người lên xới cơm múc canh cho mọi người. Bạn lại còn di chuyển chén dĩa thừa thãi sang bàn bên cạnh. Nhìn bạn làm mọi người nhận thấy bạn là người có đầy kinh nghiệp trong nghề phục vụ của nhà hàng vậy. Nhìn chén cơm bạn bới cho bạn bè mới thấy sự quan tâm của bạn. Có bàn tay của bạn bạn bè bảo đảm không còn đói khi xong tiệc. Trong lúc ăn uống chúng tôi được bạn bè chia sẻ nhiều giai thoại về DĐBản. Trước đây hồi còn làm phó quận tại Quảng Nam bạn đã từng ở trong một căn phòng không điện đóm quanh năm, chỉ mặc bộ quần áo một màu đen theo kiểu cán bộ Xây dựng Nông thôn, lưng lúc nào cũng dắt kè kè một khẩu súng Colt, và bạn thường xuyên di chuyển chỗ ở. Bạn mến mộ giọng nói truyền cảm của cô em gái của chị Hảo, cho nên bạn bè bảo đảm là ngày hôm nay thế nào DĐBản cũng sẽ đến dự buổi họp mặt này. Đựợc dịp hiếm có này - DĐBản ít khi xuất hiện ở những chỗ ăn uống như thế này - bạn bè lại "kể xấu" bạn mình. Khác hẳn lúc mới đến khi còn sinh hoạt tại bãi đậu xe DĐBản trở nên ít nói, ai có chọc phá bạn, bạn chỉ tủm tỉm cười với một thái độ khoan hòa, đúng là cung cách của một đạo sĩ. Ngoài ra, chúng tôi lại còn biết DĐBản có gắn bó mật thiết với LPBa, có lúc như hình với bóng và cũng nhờ thế mặc dù chẳng có ý định vươt biên nhưng bạn cũng đã cùng bạn LPBa đến được Hoa Kỳ mà chẳng tốn đồng nào. Cái tính ít nói và thái độ nhẹ nhàng của bạn ấy, kể cả đối với tiền bạc, đã không làm mất thiện cảm của bạn bè đối với bạn. Nói đến đây tôi nhớ lại vài hôm trước có một độc giả Hoa Kỳ viết thư cho một tờ nhật báo chia xẻ một kinh nghiệm sống. Bà viết rằng vài năm trước bà có một đồng nghiệp và người này trong lúc đi dự một buổi họp mặt đông đảo đã mắc phải một lỗi lầm to tát. Ngay ngày hôm sau, người ấy có viết một hàng chữ trên một tấm bảng trong phòng là "Think fast, Talk slow." - Nghĩ nhanh, nói chậm - và đó là cái cách giúp mình giảm thiểu lỗi lầm và đụng chạm không cần thiết. Cũng giống như thế, có người viết một chữ "Nhẫn" dán trên tường nhà mình như là một hình thức nhắc nhở bản thân và điều hướng chính mình trong cuộc sống hàng ngày giúp họ tránh được những khó xử hoặc hối hận về sau.

Như đã nói ở phần trên, hai chị em chị Hảo đã rất lịch sự, nhiều lần nói lên tiếng cám ơn với bạn bè hiện diện. Chị cảm thấy áy náy vì sự tiếp đãi nhiệt tình của bạn bè bên Mỹ. Để đáp lại chị và nhằm giải tỏa cái sự áy náy của chị tôi có chia sẻ một nhận xét cá nhân của tôi là: Tôi có thời giờ rảnh rang, thỉnh thoảng tôi đi ăn trưa hay ăn tối với bạn bè và đó là một trong những thú vui của tôi. Phải nói rằng cũng nhờ có chị qua Mỹ chơi mà bạn bè mới tổ chức một buổi ăn tối thịnh soạn như thế này. Được ăn, được uống, được nghe bạn bè kể chuyện, được nói, được gặp đông đủ các bạn tốt như thế này, đối với tôi đó là hạnh phúc. Như thế tôi phải cám ơn chị và cám ơn các bạn của tôi, vì họ còn nhớ đến tôi và tạo cơ hội cho tôi có đươc một ngày có ý nghĩa vậy.

Tiệc xong tất cả mọi người cùng nhau bước ra mặt tiền nhà hàng để chụp chung vài tấm hình kỷ niệm. Quả thật hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. 40 năm dài kể từ ngày học chung một lớp, ở cách xa một nửa vòng quả đất nhưng nếu còn duyên dù không tính và không hẹn trước tôi và chị Hảo đồng môn vẫn có thể gặp đươc nhau. Tất cả sau đó cùng nhau nói lời từ biệt khi trời về khuya. Tuy không nói ra nhưng tất đều công nhận buổi gặp gỡ hôm nay rất thú vị, và nếu còn duyên thì rồi mọi người lại có dịp tương phùng thôi.

"Chỉ một cánh hoa hồng có thể là vườn hồng của tôi....còn một người bạn, là cả một thế giới." (A single rose can be my garden....a single friend, my world. - Leo Buscaglia) "Một người bạn thật sự chẳng bao giờ cản đường bạn trừ phi bạn bỗng nhiên xuống dốc." (A true friend never gets in your way unless you happen to be going down-Arnold H. Glasow)

"Hãy lịch sự với tất cả mọi người, nhưng chỉ thân thiết với vài người mà thôi, và hãy để cho vài người ấy được thử thách trước khi bạn đặt tin tưởng vào họ." (Be courteous to all, but intimate with few, and let those few be tried before you give them your confidence. - George Washington)

Nguyễn Văn Huy
1/10/2011

Saturday, October 1, 2011

BÁO ĐỘNG QGHC KHẮP NƠI

Chúng tôi đang chờ xem kết quả Đại Hội Bất Thường của QGHC Texas vào ngày mai 02/10/2011 sẽ ra sao ?

Liệu NGUYỄN VĂN THẢO- ĐS9 sẽ thay thế Nguyễn Phát Quan chăng ??? Tin tức vừa nhận được từ Nam Cali.

Chúng tôi sẽ chi tiết hơn khi nhận được tin tức chính thức phổ biến từ QGHC Texas./- Giữ BY/QGHC- Nhóm Thiểu Số 1%