Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Saturday, December 8, 2018

KHÓA ĐỐC SỰ 14 THAM DỰ HỘI NGỘ LIÊN KHÓA KỲ 4 TẠI ÚC CHÂU



Cam Diep

8:12 AM (5 hours ago)
Khóa Đốc sự 14 cùa chúng ta cũng có những anh em tham dự HNLK kỳ 4 tổ chức tại Úc châu váo hạ tuần tháng mười 2018.Ở Mỹ thì có 2 anh Trương an Ninh, Diệp văn Cẩm, ở Úc có 3 anh  là Nguyễn ngọc Diệp, Lâm hữu Xưa, Phạm xuân Phong riêng anh Lý ngọc Cương, tuy cũng ở Úc nhưng bận việc không tham dự được. Tuy nhân số khiêm nhường nhưng các anh khóa 14 cũng tham gia góp tiếng với các bạn đồng môn khác. Tại buổi họp mặt Tiền hội ngộ, anh Xưa nhắc lai những kỹ niêm sau ngày 30 tháng Tư, những chuyện vui buồn trong trại cải tạo và chuyện sau khi được ra tù, anh đã giúp đở các anh em trong lúc chuẩn bị vượt biên. Đặc biêt xúc động khi anh kể chuyện chính anh tiển một người bạn cùng khóa ra đi vượt biên, anh ấy đã ra đi mải mải và không bao giờ đến được bến bờ tự do, để lại trong lòng anh nỗi ray rức khôn nguôi. Nhân dịp này, khi nghe anh Nguyễn văn Sanh (CH10) kể lại những chuyện xảy ra vao những ngày cuối tháng tư 75 ở trường QGHC, anh Cẩm cũng đóng góp thêm câu chuyện về những ngày chót anh được gặp tất cả những vị giáo sư của trường QGHC, lúc dó anh Cẩm vưa ở Mỹ mới về, gia nhập vào ban giảng huấn của nhà trường và trở thành đồng nghiêp nhí với mấy thầy. Anh nhắc lai những ngày cuối tháng tư mọi người đèu lo âu cho hiện tình đât nước. Đến ngày 30 tháng Tư thì chỉ có 3 vị Giáo sư di tản trước được, đó là giáo sư Viện trưởng Nguyễn quốc Tri, giáo sư Nguyễn ngọc Huy và giáo sư Nguyễn thị Huệ. Hầu hết các vị khác trong ban giảng huấn đêu bị kẹt ở lại, kể cả những giáo sư tốt nghiêp ở Mỹ về. Sau ngày 30 tháng tư, mỗi ngày các thầy cô ở lại đêu phải đến trường QGHC trình diên và nghe Cán bộ CS lên lớp. Sau đó anh Cẩm về tỉnh thăm gia đinh ở tỉnh và bị chính quyền CS địa phương bắt giam, rồi đưa đi cải tao tại Z30C ở Hàm tân, Thuận hải hết 7 năm, sau khi được thả về anh đi vươt biên mấy lần không thành và ở tù thêm 3 năm nữa. Anh Cẩm chỉ làm Giáo sư có 4 tháng mà ở tù vừa cải tạo vùa vượt biên hết 10 năm.Đến ngày lễ Nhớ ơn thầy ,anh Ninh đã đứng lên ca mấy câu vọng cổ rất có ý nghĩa và đầy cảm động do anh sáng tác, cả hội trường vổ tay vang dội. Sau ngày đai hội, anh Ninh theo các anh Xưa, Diệp và Phong về Melbourne, còn anh Cẩm thì tham gia đi du thuyền Carnival Legend. Cũng xin nói thêm anh Phạm xuân Phong bắt đầu bị bệnh Pakingson nên đi đứng hơi khó khăn. Những ngày ở Sydney có khi anh thích đi chung với hai anh Ninh và Cẩm mà quên cả bà Xã, Đăc biệt anh Ninh luôn luôn đi kèm và giúp đở anh Phong trong luc đi đứng, thể hiện tình đồng môn thắm thiết, đâm đà.Bạn bè ĐS14 gặp lại nhau sau 43 năm mỗi người mỗi ngả.

 Từ trái sang phải: Anh Xưa, anh Diệp, chị Diệp, chị Cẩm, anh Cẩm, anh Ninh, anh Phong và chị Phong.

Thursday, November 29, 2018

CHUYỆN CŨ ĐÃ KẾT THÚC TỪ LÂU - NHƯNG GẦN ĐÂY CÓ VÀI VỊ THẮC MẮC "TẠI SAO MÌNH CÓ TÊN TRONG DS NHỮNG GIA NÔ HẬU CHIẾN...???"

XIN THƯA;
KHÔNG CÓ LỬA SAO CÓ KHÓI?MÌNH KHÔNG LÀM GÌ MÀ TỰ NHIÊN CÓ TÊN TRONG DS ĐƯỢC SAO? -ĐÂY LÀ 1 BẰNG CỚ CÒN HIỆN LƯU GIỮ TRONG WEBSITE QGHC NAM CALI- NHỮNG TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC WebBlog nầy còn gìn giữ đầy đủ - Về những gì quý vị đã hùa nhau khuynh đảo Tổng Hội QGHC khiến cho Tổng Hội bị chính tay Trần Xuân Thời, sau trăm mưu dối trá bất thành, cuối cùng đành phải buông tay ra lịnh chính thức xóa sổ vào cuối năm 2009./-BB/BYQGHC Hải Ngọai. 
 ***

HỘI  CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH TEXAS   __________________________________________________________________________________ Houston, ngày 17 tháng 9 năm 2012 Thưa quý anh Chủ tịch,
        Thưa quý đồng môn, Tiếp theo thư đề ngày 25 tháng 5 năm 2012 về vấn đề  phục hồi sinh hoạt Tổng Hội, Hội CSV/QGHC/TX đã nhận được nhiều phản hồi gởi thẳng vào hộp thư email của hội TX hoặc qua sự chuyển tiếp của anh Nguyễn Sáu. Sau khi đúc kết ý kiến của các Hội/Chi hội và của một số đồng môn kết quả như sau:

        a/ Các Hội/Chi hội đồng ý việc phục hồi sinh hoạt Tổng Hội CSV/QGHC với vài đề nghị sửa đổi bản Dự thảo Quy chề Điều hành gồm có 5 hội là:

        1.  Hội CSV/QGHC Victoria do anh Nhan Tử Hà

       2.  Hội  CSV/QGHC Toronto do anh Trương Thới Lai
       3.  Hội CSV/QGHC Minnesota do anh Trần Xuân Thời
       4.  Hội CSV/QGHC Nam California do anh Trần Ngoc Thiệu   và
       5. Hội CSV/QGHC Texas
        b/  Ngoài ra, còn có 7 đồng môn sau đây cũng đã đóng góp nhiều ý kiến rất xây dựng để bản Dự thảo Quy chế Điều hành thêm phần hữu hiệu:
1.  Anh Nguyễn Ngọc Liên - ĐS 8 ở Nam California
2.  Anh Nguyễn Tấn Phát - ĐS 11 ở Toronto, Canada
3.  Anh Nguyễn Kim Dần - ĐS 8 ở Canada
4.  Anh Lê Văn Tư - ĐS 8 ở Pháp
5.  Anh Nguyễn Thế Viên - ĐS 17 ở TB Washington
6.  Anh Nguyễn Hải Trí - CH4
7.  Anh Nguyễn Bá Đạt - ĐS 8.
        Ban Chấp hành Hội HC/TX đã họp bàn các ý kiến phản hồi và lấy làm khích lệ trước các ý tưởng xây dựng của các hội và các đồng môn về việc phục hồi sinh hoat cho Tổng Hội QGHC Toàn cầu cũng như vai trò đại diện của Tổng hội cho tất cả CSV tốt nghiệp từ trường QGHC Việt Nam. Hội HC/TX xin được gởi lời cám ơn đến 4 Hội CSV/QGHC và 7 đồng môn có tên nêu ở trên đã bỏ thì giờ nghiên cứu bản Dự thảo Quy chế Điều hành và đóng góp ý kiến.
        Tuy nhiên, sau khi thảo luận và phân tích BCH Hội HC/TX nhận thấy do sự phân hóa giữa các nhóm trong nhiều năm qua khiến cho sinh hoạt của Tổng Hội gián đoạn quá lâu làm cho một số hội và không ít đồng môn có ý niệm tiêu cực về vai trò của Tổng Hội. Một số đồng môn khác do nơi tuổi tác cao đã trở nên kém năng động và không còn thường xuyên sinh hoạt với nhau đã khiến một số hội phải ngưng hoạt động. Ngoài ra, sự đánh phá một cách vô trách nhiệm của một vài cá nhân cũng khiến cho một số đồng môn nản chí và mất lòng tin vào bốn chữ QGHC.
        Do đó Hội HC/TX đã không ngac nhiên khi thấy ý kiến phản hồi không đạt được tỉ số cần thiết đủ để Hội HC/TX tiếp tục công việc. Chúng tôi vì danh dự và lợi ích của tập thể QGHC cũng như vì tình đồng môn của những người cùng tốt nghiệp từ một ngôi trường có quá trình đào tạo công bộc phục vụ cho đất nước nên Hội CSV/QGHC/TX trong mấy năm qua đã bất chấp mọi trở lực đứng ra gánh vác công việc vận động phục hồi sinh hoạt Tổng Hội. Nhưng nay trước một thực trạng đau buồn là lòng tin và niềm tự hào là CSV/QGHC đã bị soi mòn bởi thời gian nên Hội HC/TX rất tiếc phải thông báo đến quý anh Chủ tịch và đồng môn khắp nơi là thiện chí và cố gắng của hội CSV/QGHC/TX trong nổ lực phục hồi sinh hoạt Tổng Hội từ nay tạm ngưng. Trong tương lai, nếu có môt sáng kiến khả thi nào được nêu ra, hội CSV/QGHC/TX sẽ sẳn sàng hỗ trợ và tham gia.
        Dù có Tổng Hội hay không, chúng tôi tin là  tình đồng môn QGHC vẫn sẽ mãi là sợi dây ràng buộc chúng ta với nhau và trong niềm tin đó chúng tôi xin kính chúc quý anh Chủ tịch và quý đồng môn mọi sự an lành và một cuộc sống hưng thịnh.
       Kính thư,
       Nguyễn Văn Thảo
       Chủ tịch Hội CSV/QGHC/TX
 



Wednesday, November 28, 2018

Đốc Sự QGHC & Kỹ Sư NLSÚC Bùi Bỉnh Bân đã Qua Đời tại Nam Cali.

   


Đó là Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng VN Nam Cali, Kỹ Sư Bùi Bỉnh Bân. Đồng thời ông cũng là Giám Đốc Đài Truyền Hình FreeVN.Net. Vào lúc 5 giờ 15 chiều thứ Ba, ngày 16 tháng 10, 2018, kỹ Sư Bùi Bỉnh Bân đã được rút ống trợ sức. Ông là một Phật tử có pháp danh Quảng Trí Thiện.



Hình chụp lúc Hòa Thượng Nguyên Trí tụng kinh trước khi rút ống tại Bệnh Viện Hoag ở thành phố Newport Beach, Quận Cam chiều thứ Ba, 16 tháng 10, 2018. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Kỹ Sư Bùi Bỉnh Bân sinh năm 1937 tại Nam Định, Bắc Việt, cựu học sinh trường Bưởi - Chu Văn An Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954, ông tiếp tục học tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, rồi Đại Học Nông Lâm Súc và tốt nghiệp Kỹ Sư về các máy móc Công Nông, sau đó làm giảng viên tại trường Nông Lâm Súc, đào tạo nhiều Cán Sự và Kỹ Sư cho ngành Nông, Lâm, Súc tại miền Nam Việt Nam.


Ông Bùi Bỉnh Bân trong hình chụp tháng Hai 2016 tại Westminster. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Di tản sang Hoa Kỳ và định cư tại miền Nam California, ông dấn thân phục vụ cộng đồng trong vai trò Chủ Tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Nam Nam California liên tiếp hai nhiệm kỳ sau tướng Trần Văn Nhựt làm Chủ Tịch.

Sau khi rời khỏi chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng một thời gian, ông quay sang làm truyền thông, mở đài truyền hình FreeVN.Net và thường xuyên trực tiếp truyền hình các sinh hoạt cộng đồng mà không nhận bất cứ thù lao nào cũng như không nhận quảng cáo hay thuê mướn nhân viên, một mình ông vác máy đi quay mặc dù đã lớn tuổi.

Vào chiều ngày thứ Sáu, 12 tháng 10, ông bị té xuống hồ cá tại tư gia và bất tỉnh, được người con chở đi cấp cứu, và bệnh viện cho biết ông bị đứt mạch máo não và hôn mê luôn mặc dù đã được các bác sĩ bệnh viện Hoag mổ rút máu bầm ra khỏi não nhưng vẫn không qua khỏi.

Sau khi các bác sĩ cho biết không còn có thể cứu chữa được nữa, gia đình ông đã mời Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Viện Chủ chùa Bát Nhã đến bệnh viện tụng kinh cho ông, và vào lúc 5 giờ chiều thứ Ba, Hòa Thượng Nguyên Trí cùng ba vị Đại Đức và hai Sư Cô đã đến tụng kinh cho ông ở phòng 11 ICU, bệnh viện Hoag tại Newport Beach.

Trước khi tụng kinh, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí đã tâm sự với ông, an ủi ông lúc lâm chung mặc dù không biết ông có còn nhận được những lời an ủi của Hòa Thượng hay không. Sau khi tụng kinh lần thứ nhất, Hòa Thượng cho biết, theo nguyện vọng của ông lúc còn sống và nguyện vọng của gia đình, nhà thương sẽ rút ống, và các chuyên viên đã thực hiện việc rút ống đúng 5 giờ 15 chiều. Sau đó Hòa Thượng và các Đại Đức, Sư Cô lại vô tụng kinh lần thứ hai. Sau khi rút ống, ông vẫn còn thở nhưng theo phu nhân ông cho biết, các bác sĩ đã cho hay, não ông hoàn toàn bị hủy nên gia đình quyết định rút ống để ông được ra đi thanh thản. Tuy nhiên, trước khi ra về, chúng tôi gồm vợ chồng anh Phát Bùi, cô Kim Ngân (Viện Việt Học), chủ bút Phan Tấn Hải (Việt Báo) và phóng viên Thanh Huy (Việt Báo), phóng viên Phan Đại Nam (SBT,SET/TV) và chúng tôi phóng viên Viễn Đông vẫn còn thấy ông thở dù đã rút ống.

Kỹ Sư Bùi Bỉnh Bân được nhiều người yêu mến qúy trọng vì tư cách, đạo đức và nhiệt tình phục vụ cộng đồng, rất chân thành với bạn hữu. Trong giờ phút lâm chung, có vợ ông là nha sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, con trai là anh Bùi Bỉnh Bảo và con gái Nha sĩ Bùi Thanh Hà đều hiện diện bên ông./-

Monday, November 26, 2018

mẹ và chị và cha






Những hình ảnh thân thương trong nhà vườn Huế vì có hàng chè tàu bao bọc hàng trăm năm qua
giàu nghèo đều có hàng chè tàu xanh
mẹ và chị và cha
tôn tht tu 

Từ bé, tuần nào tôi cũng được chị đưa đi thăm mộ mẹ. Tôi không còn sợ hãi những chiều nắng quái trên đồi. Nhờ vòng tay ấm của chị, các cồn mồ biến thành những sân chơi trường mẫu giáo. Huế không có nghĩa trang kiểu tây phương Saigon với các ngôi mộ sắp xếp cạnh nhau như cá hộp.


Bước ra khỏi thành phố, ta thấy ngay các vùng chôn mồ mả, nhất là phía đồi cao như Nam Giao, Ngự Bình. Mồ mả xoay hướng khác nhau tùy sự đặt để của các thầy địa lý (phong thủy) qua các la bàn bát quái với các lằn quẻ âm dương. Đa số là các mộ đất như nắm xôi in trong chén rồi đổ ra mâm. Một thành quách cao không quá bụng chạy vòng quanh các bánh xôi ấy như ôm thương người nằm xuống.


Tôi thích những cành hoa sim dại, những cành bông trang đỏ có trái xanh nhai chát chát. Những cành chủi có mùi thơm gần giống dầu khuynh diệp bẻ về làm chổi rành quét sân. Có những lần ham bẻ cành, tôi đã ngả vào bụi lùm làm chị ngỡ tôi bị ma thu.


Cho đến giờ nầy, tôi vẫn vô lý nghĩ trên đồi vắng nơi chôn mẹ chỉ có hai chị em. Đứa bé trong tôi không sống xa khỏi vòng tay của chị và một nấm mộ mà người nằm bên dưới không có trong đầu óc tôi một hình ảnh nào ngoài danh từ mẹ với quyến luyến của trí tưởng và tâm hồn trẻ thơ, tình cảm tự nhiên trời đất dành cho một đứa bé. Chị tôi đã làm chủ không gian vật thể và tâm cảm của tôi.


Một lần tôi thấy sự hiện diện vô biên của chị. Chúng tôi không bao giờ đem theo nải chuối, bó hoa hay gói bánh cúng mẹ. Vỏn vẹn một bó nhang thơm và một hộp diêm, chị giữ rất kỹ. Hôm ấy sao tôi thích cái hộp diêm quá, có hình con bướm vàng tươi. Chìu em, chị cho tôi giữ. Đi ít lâu tôi bỏ vào túi quần, túi thủng đến nơi may chỉ còn một cây và cái hộp. Lấy bao nhang mồi lửa thì một que đã đủ. Nhưng gió quá, chiếc nón lá không đủ che nên lửa tắt.


mỗi nơi chôn mả, có một lều tranh, nhà ông trùm. Đất chôn thì không của ai nhưng ông trùm bao thầu sửa mộ, thắp nhang cho những đám mới chôn. Từ mộ mẹ đến ông trùm khá xa. Nơi ấy mới có lửa. Trời khá chiều, chị bảo tôi đứng tại chỗ, chị đi đốt nhang.
"Em đứng đây không sao, có mẹ đây"; vừa nói chị vừa chỉ tay vào nấm mộ. Tôi vâng lời đứng một mình. "Có mẹ đây", tôi nghe mãi trong tai, tôi chăm chú nhìn vào nắm đất tròn như bánh xôi. Mẹ đâu? mẹ như thế nào? tôi chẳng mường tượng ra ngoài một niềm thương bao la. Tôi thấy tôi chỉ đứng một mình, không có mẹ như chị nói, còn chị cũng không có đây. Tôi run sợ. "Chị đâu? chị đâu?" tôi la to hoảng hốt.

Tôi chạy về phía nhà ông trùm. Đâu có lối đi, chỗ cao chỗ thấp. Sợ quá tôi chạy băng lên một nấm mộ; tôi té đầu chúi xuống, hai chân trên đỉnh mồ của ai. Tôi sợ quá nên nằm yên tuy không thương tích gì. Lúc sau tôi thấy một bóng ma giữa ban ngày tay cầm cây đuốc mặc chiếc áo trắng dài đi rất nhanh. Tôi hét lên giữa cái hoang vắng của buổi chiều. Bóng ma cũng hét to rồi chạy xa, tay vẫn cầm cây đuốc. Tôi ngồi dậy nhìn bóng ma thì ra là chị trong chiếc áo trắng. Cây đuốc chính là bó nhang đang đỏ cháy trong gió chiều. Tôi chạy theo chị về nơi mộ mẹ. Lúc ấy chị đang bàng hoàng hoảng hốt vì không thấy tôi, tưởng ai bắt mất hay ma thu vào bụi cây.

Bó nhang thắp từ nhà ông trùm cháy trong gió đã hơn một nửa. Chị cúi xuống cắm vào mộ đất bên cạnh những chân nhang cũ đã phai màu. Cắm nhang xong mà chị vẫn ở trong tư thế ấy một lúc lâu trong khi tà áo theo gió bay cùng chiều với khói hương. Chị quay về phía tôi nói:
"Chị khấn mẹ rồi đấy! em lạy mẹ đi, em xin mẹ tối nay mẹ về cho chị nằm mơ thấy mẹ về, em lạy mẹ đi".

Tôi thấy chị tôi khóc. Tuy chỉ có hai chị em trên đồi vắng, tôi thấy chị thẹn, lấy tà áo chùi mắt nói bâng quơ: “Khói nhang làm chị chảy nước mắt”. Khói nhang đâu?! gió bạt khói đi mất, bay là là ngang mặt đất. Tôi chấp tay trên ngực lâm râm khấn nguyện trước khi ra về.

Nắng chiều còn sót lại trên tà áo trắng và chiếu óng ánh trên nón lá bóng dầu rái chị cầm tay và tay kia nắm tay tôi. Thỉnh thoảng hai chị em ngừng lại vì bó cây tôi kẹp nách sụt lên sụt xuống. Đường đất mịn như phấn hoa trời rải xuống; những đôi chân nhỏ in lên chầm chậm như buổi chiều. Lần nào đi thăm mộ cũng đi trong im lặng. Im lặng như những khe nước nhỏ mà trong chạy qua các khu mồ mả với những bụi dứa gai xanh chai trong mùa hạ khô ráo.

Sau khi băng qua ngọn đồi, chúng tôi đến con đường cái đã hư nát từ lâu và không xe cộ. Bắt đầu có nhà cửa lưa thưa, đôi cảnh chùa tịch mịch, cây cối nhiều hơn. Đến một ngã ba đường chị ngừng lại. Tôi đặt bó cây xuống đất và ngồi lên như nệm êm. Đường rất vắng; chẳng ai nói gì. Mặt chị buồn lại, ra vẻ muốn khóc. Tôi chả dám hỏi mà cứ nhìn mãi đằng xa ngõ mà chúng tôi sẽ không đi khi về nhà, tưởng tượng như nó đưa đến một vùng xa lạ ngoài vòng tay của người chị bên cạnh.

See the source image
mồ mã quanh Ngự Bình nay đã đi dời khá nhiều

"Cách đây gần chín năm, chị nói, ở ngã ba đường nầy chị đã bồng em trên tay vái mẹ lần cuối trước khi mẹ chôn xuống đất. Đây, ngã ba nầy". Nói xong chị cầm tay tôi kéo dậy đi về kẻo tối.

Huế trong tang lễ có phần tế đạo trung, cúng ở ở ngã ba đường. Quan tài được hạ ngay giữa trục lộ. Giờ nầy ý nghĩ của nó tôi chưa hiểu; nhưng có điều chắc là nhờ nó mà phu đám được nghỉ sau một đoạn đường gánh nặng. Đối với gia đình có lẽ để níu kéo thời gian bên dưới và bên trên mặt đất. Tiếng chiêng tiếng mõ vang lên bên những câu kinh tụng kinh tán; thân nhân quì lạy theo nghi thức do các nhà sư điều khiển.
Chị cho biết lúc ấy tôi chưa được một tuổi, bà vú ẳm tôi theo đám tang. Nhưng trong các lễ ở mộ hay giữa đường, vì là ngoại tộc, vú không thể ắm tôi đến lạy trước vong hồn của mẹ; chị phải bế trong đôi tay nhỏ bé. Những lúc nghiêng mình trước quan tài mẹ, chị như sẵn sàng thả tuột đứa em xuống đất.

Cầm tay tôi đi được mấy bước, chị ngừng ngay giữa ngã ba đường, nơi trước đây đặt đám tang tế lễ, rồi quay lưng về đoạn đường vừa đi. Theo tôi, chị nhớ lại đám tang ngày nào đi qua đấy. Đúng rồi, bao giờ chị cũng dẫn tôi đi và về một lối, không rẽ ngõ khác dù khẩn cấp, đi theo con đường đám ma của mẹ.

See the source image
bông xanh cùng ngũ sắc và sim tím khắp các cồn mồ



Một hôm tôi chạy từ ngoài ngõ vào bếp, vừa chạy vừa gọi: "chị ơi". Chị đang bực mình vì bếp lửa nhen chưa cháy mà nồi gạo đã vo sẵn. Mặc kệ, tôi kéo bừa chị ra cỗng.
"Chị ra đây nhanh lên, nhanh lên kẻo đi mất".
"Cái gì thế?"
"Cái đám ma, chị nói cho em nghe đám ma của mẹ có như thế nầy không?”

Chị không còn bực tức mà trông buồn lắm. Tôi thả tay ra thì chị nắm tay tôi. Hai chị em đứng lặng thinh. Đám tang đi qua, chị quay vào nhà, tôi đi theo tận bếp. Chị nói:
" Thì cũng vậy. Mà lớn hơn, đông hơn. Hồi ấy cha danh vọng lắm; mẹ chết cha bỏ hết công việc. Có khác là không thấy ai bồng một đứa bé như em hồi đó".

Đám tang trên theo cung cách đặc biệt của xứ Huế. Một phần chưa có lệ đưa đám bằng xe hơi, một phần ai cũng thích kiểu đưa đám bằng cách gánh với một số phu đám lực lưỡng với sắc phục riêng, đứng đầu là một ông lão đi thụt lùi, lưng thắc dung vải đỏ, tay cầm đôi sanh gõ nhịp điều khiển bằng những khẩu lệnh riêng. Người đó gọi là chấp lệnh. Chỉ có yên lặng trừ tiếng sanh và lệnh truyền.

Hai thân gỗ lớn, chạm hình rồng sơn son thếp vàng chịu cho một khung đám lung linh với các nghi môn mà màu chính là vàng. Khung cửa hẹp có màn che vén qua một bên để lộ cái hòm sơn đỏ với các cây đèn cầy màu trắng bên trên. Bảy cây đèn xếp theo hình Đại Hùng Tinh (hệ thống Bắc Đẩu) mà dân gian gọi là sao bánh lái. Nhưng xếp ngược, tượng trưng việc xếp bánh lái ngừng nghỉ như người chết ngừng nghỉ cuộc sống.

Nói một ông lão dẫn đầu, nghĩa là dẫn đầu phu đám. Thật ra đi đầu là một tràng phan ghi chữ Hán móc vào đầu một cây tre nhỏ bên trên còn chút lá xanh, theo sau bởi một hương án. Tràng phan bằng vải phất phơ như một linh hồn còn đâu đó bên trong hay bên ngoài cái hòm hay vương vấn lòng người đi tiễn về vùng núi đồi trên kia.
Tôi hỏi chị đám tang mẹ có cái phan ấy không, chị đáp:
"Có chứ, quan trọng nhất, linh hồn của mẹ nằm trong đó, sao lại không. Nhà nghèo làm bằng giấy. Hỏi mãi hỏi hoài".
Trước đó mấy hôm khi theo cha cắt xén hàng rào chè tàu, tôi cũng thấy một đám ma đi qua, tôi định hỏi như hỏi chị hôm nay nhưng không dám. Cha đứng trên cái ghế thấp, hai tay cầm cái kéo lớn gần bằng mình tôi, chăm chú cắt những nhánh chè tàu chỉa ra như hàm râu. Lá chè rụng xanh cả lối vào. Tôi thấy rất xa cha vì cái mặt đăm chiêu bao giờ cũng suy nghĩ và đang lo một cái gì. Thế giới của cha không phải là thế giới của trẻ thơ. Thế giới của tôi là vòng tay của chị.

Sau khi mẹ chết, cha bỏ hết mọi chuyện ngoài đời, bỏ ngang, lui về sống với chút tiền bạc tích lũy từ trước; sống với cái vốn học thức của mình. Cha học chữ Hán qua khỏi cấp cử nhân trong chế độ thi cử của triều đình Huế. Khi Quốc Tử Giám đóng cửa, cha học tiếng Pháp và ra Hà Nội học kinh doanh. Với cái chết đột ngột của mẹ, cha rất buồn và tìm đọc văn chương Pháp nhờ vốn ngoại ngữ sẵn có.

Rồi một sáng, một nhà tu trẻ trong chiếc áo nâu đến thăm, tay cầm một cuốn sách chữ Hán nhờ cha đọc và dịch. Bọn tôi không biết sách gì mà chỉ biết sau đó cha không ăn cơm tuy vẫn ngồi ở đầu bàn như thường lệ. Trưa đó cha không ngủ mà lục lọi trong tủ tìm ra một miếng đá, dày bằng hộp diêm, to bằng nửa tờ giấy. Cha bảo chị đem ra thau nước, ngồi xuống rửa sạch bụi. Tôi đứng xem, thấy một miếng đá xám có vân trắng, có mặt khuyết cạn và ở góc có chỗ trũng sâu. Cha lấy khăn chùi sạch rồi để miếng đá bóng loáng lên bàn.

Cha lại đi tìm cái gì nữa. Chừng 10 phút sau, cha bảo chị qua bên kia cầu nhà chú Bốn người Tàu bán thuốc bắc xin viên mực xạ và mượn vài cây bút lông. Hai chị em đi và đem về số đồ vật cha muốn có.
Lúc đó tôi mới biết phiến đá là nghiên mực. Cha lấy ra mấy tờ giấy rồi viết chữ Tàu to nhỏ trên xuống và phải qua. Viết xong cha ngã lưng vào ghế, mắt lim dim. Lát sau cha gọi chị: "Con qua chú Bốn lần nữa mượn cái hộp son đỏ". Đoạn cha vào tủ lục lọi nữa.

Tôi lại theo chị qua tiệm thuốc bắc, đem về cái hộp bằng sừng hay bằng ngà to bằng hộp diêm. Cha đã đứng sẵn ở cửa tay cầm một cái gì to bằng ngón tay trắng ngà. Cầm hộp son, cha đến ngay bàn mở ra, rồi lấy cái ống trăng trắng ấy chấm vào rồi đóng lên tờ giấy có chữ Tàu mới viết. Hồi nãy tôi biết bút nghiên là gì, bây giờ biết thêm triện son là gì.

Cha đi vào chỗ bàn thờ, đặt tờ giấy xuống trông rất ngượng ngập rồi đi ra ngay. Sau nầy tôi thấy cái ngượng ngập ấy như cái ngượng ngập khi tặng người yêu đôi vầng thơ vụng dại. Lúc ấy tôi không biết cái gì; thấy chữ Tàu tôi nghĩ như những sớ điệp viết trên tờ giấy vàng rất lớn mà các nhà sư quỳ xuống đọc khi tụng kinh cầu siêu hay khi kỵ mẹ. Lớn lên, tôi đoan chắc đó là một bài thơ viết tặng mẹ, mẹ đã chết từ bao giờ. Cha tôi làm thơ!

Sự xuất hiện của nhà sư trẻ làm cha nhớ kho Hán học. Cha thích viết chữ Tàu trên những tờ giấy vàng nhạt, tờ nầy qua tờ nọ. Cha lại thích uống trà. Những bộ tách trà trong tủ kính đem ra sử dụng thường ngày. Chị nay có thêm việc mới là ướp trà. Cha dạy chị ướp trà sói, trà lài v.v.... Còn tường vi thì hái bỏ ngay vào bình uống tươi. Có lần chị bỏ trà vào hoa sen nở trong bể cạn rồi túm miệng lại, vào nhà nấu nước rồi trở ra lấy. Ngoài ra chị còn học cách tỉa thủy tiên ngày Tết, những củ thủy tiên như củ hành tây. Từ dạo ấy cha không mặc áo quần tây nữa. Chị xếp những áo veste, áo gilet, ca vạt... vào tủ. Cha mặc áo lam hay áo nâu như các đạo sĩ, trầm ngâm bên án thư. Thế giới của cha xa vời tuy tôi thường theo chị hầu cha như ướp trà, pha trà hay mài mực...

Lại một ông khách trẻ đến thăm làm thay đổi đời sống của cha. Vào một chiều, một người khá trẻ đi cùng vợ tự giới thiệu là con của người bạn học với cha ở Hà Nội. Cha đem những tờ giấy vàng nhạt đầy chữ viết cho xem. Ông khách bảo mình tây học không biết chữ Hán nên mượn về cho bố đọc. Hai ngày sau cặp vợ chồng ấy trở lại, mang theo mấy cuộn giấy cứng, mấy cây thước dẹp, một số dụng cụ văn phòng đối với tôi rất lạ. Sau một hồi nói chuyện, cha gọi chị đem ra một bộ áo quần tây, một đôi giày. Mặc áo quần xong, cha đi mãi tới chiều mới về.

Thấy cha về, bọn tôi rất mừng vì trưa nay lần đầu tiên cha không ăn cơm nhà. Từ ngoài đi vào, cha cầm cây bút chì vẽ trong không trung, dáng suy nghĩ, đi thẳng vào bàn lấy khoanh giấy ra, vẽ rất say sưa. Tôi chẳng biết là gì, sao cứ thấy sợ hãi, cha xa mình quá. Tôi hỏi chị cha làm gì thì được biết vẽ kiểu nhà. Hồi học ở Hà Nội tuy theo ngành kinh doanh, cha có khiếu về kiến trúc, đã viết rất nhiều về bộ môn nầy, cũng như đã sửa một số đồ án. Ông bạn cũ biết khả năng nên muốn nhờ vẽ nhà cho người con tức là ông khách tây học nói trên.

Cha bỏ hẵn lối ăn mặc nâu lam, trở về các bộ áo quần tây và thường bỏ ăn trưa. Bàn cha làm việc đầy bút chì, thước, quanh chỗ ngồi là những ống giấy dựng vào tường như một tiệm sách. Cha cũng đem về nhà những cuốn sách chữ Pháp in hình rất đẹp. Lúc cha đi vắng, hai chị em lấy xuống, trải chiếu ngồi xem chỉ chỏ cái nầy cái nọ.

Vào một trưa cha về lần đầu tiên không có cây bút chỉ trong tay. Lần nầy là một cây bút lông rất lớn. Ca bảo chị đem cái thau nhỏ múc một phần ba nước. Cha cầm hai hay ba viên mực Tàu bẻ nhỏ quẳng vào. Cha đến bàn, kéo lơi cái cà vạt, dáng ưu tư như mỗi khi viết chữ Tàu. Cha đứng dậy cầm cái thau mực và cây bút vào bàn thờ và bảo chị đem ra một cái ghế thấp. Tôi đi theo.

Bàn thờ là một khu vực bao quanh bởi ba bức tường và phía trước bởi một bức mành tre thưa. Ở giữa mành vẽ một chữ thọ tròn màu vàng cùng hai con rồng lớn. Bức tường đối diện với mành the có vẽ qui phụng và các loại hoa trang trí khác. Hai bức tường kia chỉ sơn vôi trắng. Trưa ấy cha viết trên hai bức tường nầy những dòng chữ Tàu lớn cũng trên xuống và từ phải qua như trên những tờ giấy vàng nhạt, có khác là không có triện son.

Cha lui ra ngồi ở bàn. Chị pha ấm trà đem lên để nhẹ rồi đi xa. Chị vào bàn thờ lấy cái thau và cây bút lông đi rửa và giao tôi nhiệm vụ cất cái ghế cha đứng viết trên cao.

Nhân đó tôi đứng trên ghế nhìn xem trên bàn thờ có những gì. Từ trước tôi chỉ biết nơi đó có cái gì linh thiêng; lạy mẹ thì cứ đứng ngoài chắp tay lên ngực; thấy người lớn chưng dọn lên đấy thức cúng và trái cây. Lần nầy tôi thấy bức ảnh của mẹ lộng kính, phủ bởi một khăn đỏ viền vàng đã cũ. Tôi lấy cái khăn ra khỏi ảnh. Tôi nhìn rất kỹ thấy có nhiều nét giống chị. Tôi lấy khăn phủ lại và đem cái ghế đi. Tôi tìm ngay chị để so sánh có thật giống như ảnh mẹ không; quả giống tuy có nhiều nét giống cha. Giá như tôi đã xem hình mẹ trước khi đi thăm mộ lần kia tôi đã không hét lên vì không tìm được mẹ khi chị đi vào nhà kia đốt nhang và đã không té nhào làm chị hoảng sợ.

Sau lần viết trên tường, cha ở nhà thường hơn tuy vẫn tiếp tục công việc với các cây bút chì. Tôi không thấy cha viết trên các tờ giấy vàng nhưng nhiều buổi sáng, cái nghiên đá có dấu mài mực còn tươi; có lẽ vào giờ khuya khi tôi ngủ, cha viết tức là làm thơ.

Chinese calligraphy
chữ Tàu và triện son


Khoảng gần một năm sau, ngủ dậy tôi thấy cha đã ngồi ở bàn, mặc áo lam. Trên bàn không còn bút chì, thước, giấy cứng. Cái nghiên đá dằn lên một xấp giấy vàng dày cộm. Chị đem bình trà lên. Cha không nói gì mà nhìn chị rất lâu rồi cúi đầu. Tôi nhìn chị, chị rất giống mẹ. Cha ngẩng đầu quay qua chỗ chị đứng, vẫy tay gọi:
"Hôm nay ăn gì? Này con, chiều nay nấu ăn như thường. Con nấu bữa cơm chay cúng mẹ rồi đem xuống ăn. Cúng sớm một chút".


Hôm đó cha đi dạo trong vườn, lui tới nhiều lần cạnh hàng dậu chè tàu cắt gọn. Cha không viết vẽ gì mà trông thản nhiên; tôi không còn cảm giác sợ hãi. Vì vậy tôi không theo chị ra chợ mà ở nhà. Trưa ấy, ăn cơm xong cha ngủ trưa. Tôi lại ở trong bếp giúp chị nấu bữa cơm chay.

Khi nắng chiều còn nhiều, mọi việc đã xong. Chị đưa cổ cúng lên bàn mời cha vào cúng. Cha đứng rất lâu bên trong phía trái; phía phải là hai chị em tôi. Một bầu không khí bùi ngùi. Khi cây nhang gần cháy hết, cha bảo chị xuống bếp gắp mấy cục thang đỏ vào cái lò trầm nho nhỏ. Cha đến bàn lấy thỏi trầm nhỏ bằng ngón tay bỏ vào, rồi dùng tay quạt cho trầm cháy. Trầm hương tỏa ra cả nhà rất ấm cúng; mà cũng ngậm ngùi lắm.

Cha trở lui bàn, cầm xấp giấy vàng dưới cái nghiên đá, đến bàn thờ đưa cả xấp mồi cháy nơi cây đèn cầy rồi đốt trong cái chuông đồng ở phía phần thờ Phật.

Chiều hôm ấy, một chiều ăn cơm chay.

Cha đã chuẩn bị rồi chăng? Hai hôm sau như một định mệnh, cha chết trong một tai nạn khi đi xem người ta xây cất một ngôi nhà lầu do cha vẽ kiểu. Chị lên trường nội trú đón hai anh về chịu trang. Từ đó chị đảm trách mọi việc. Hai anh không đi nội trú nữa.

Từ khi cha chết, tôi thấy gần cha và nhớ nhất những phút đăm chiêu của cha. Càng ngày tôi càng thấy thích thú nét đặc biệt đó: ngồi thừ ở án thư không màng cơm nước. Càng thích khi hiểu những suy tư ấy dành cho mẹ. Tôi vẫn tin cha tìm gặp nơi chị những nét mặt của người vợ chết đột ngột như cha chết đột ngột trong một tai nạn đơn giản.
Mẹ mất từ hồi nào tôi không biết, tôi không thắc mắc; chỉ biết mẹ nơi chị, chị còn đó. Nhưng cha chết, tôi cứ suy nghĩ mãi về cuộc đời của cha nhất là các suy tư dành cho mẹ. Giá như cha không đốt những tờ giấy vàng, tôi đã học chữ Hán hay nhờ người dịch để biết những ý nghĩ sau những dòng mục đen. Chị thì chất phát, suốt ngày lo cho cha và em; hai anh học nội trú, còn tôi quá nhỏ nên không ai biết cha giao dịch với ai để tìm hiểu; ngoài ra khi mẹ mất, cha bỏ hết các công việc ngoài xã hội.
Ngày kỵ đầu, một người bạn của cha đến cúng, giải thích cho chị hai bài thơ viết trên tường. (Chị nói lại về sau). Ý nói cha buồn vì chưa làm gì cho mẹ mà mẹ đã chết; khuây khỏa trong việc vẽ kiểu nhà cho người ta, thì biết mình không xây được nhà cho vợ. Chúng tôi chỉ nghe thế thôi, không ai biết chữ Hán. Có lẽ hôm đốt những tờ giấy vàng, cha quên cạo những chữ trên tường.

Sau một thời gian vào Nam học và làm việc, tôi trở về Huế trong một dịp công tác. Tình cờ tôi ghé ở lại nhà một người quen. (Gia đình tôi anh em đã đi lính trú đóng tại các tỉnh và lập gia đình tại chỗ, chị tôi lấy chồng xa, ngôi nhà cũ đã bán từ lâu). Tối hôm ấy trời mưa, cái mưa quen thuộc của xứ Huế nhưng mới lạ với tôi sau thời gian dài xa thành phố nầy. Tôi ngủ không được; chủ nhà cũng thức uống café. Nhà có một tủ sách rất lớn với những cuốn sách dày cộm nhưng thiếu ánh sáng, như bỏ quên.
Tôi tò mò đến xem thì ở ngăn cao nhất có một tập rất lớn, to bằng tờ nhật báo. Đó là những họa đồ của ngôi nhà tôi đang trọ. Ký ước về cha làm tôi mang cả tập ra phòng khách xem cho rõ. Ngạc nhiên dưới một chữ ký có đề tên cha, kèm thêm mấy chữ "kiến trúc sư tài tử" bằng tiếng Pháp. Ở gần kề có một chữ ký khác, của một kiến trúc sư kèm con dấu. Bên dưới là chữ ký của một người Pháp thuộc cơ quan công chánh.
Tôi không hiểu thể lệ thời Pháp thuộc về các công trình xây cất. Nhưng tôi vẫn tin rằng họa đồ nầy do cha thiết lập nhưng để được ty công chánh chấp thuận, phải đệ nạp bởi một kiến trúc sư hành nghề hợp pháp.
Theo diễn dịch riêng của tôi, đây là tác phẩm của cha, vẽ như vẽ nhà cho người vợ, tuy trên thực tế là nhà người ta. Vẽ với tâm hồn, như viết một tập thơ.

Tôi đến đã tối nên không thể nhìn tổng quát ngôi nhà cũng như không thể đi khắp bên trong. Tôi chăm chú xem các bản vẽ chi tiết. Cùng với các đường nét trong phòng tôi đang ngồi, sơ khởi đồ án ấy cho biết một dung hòa giữa hai lối kiến trúc đông và tây; phối hợp sự tiện nghi và nét nhu mì.

Sáng hôm sau tôi nói rõ ai vẽ nhà nầy và xin ông bạn cho phép xem ngôi nhà tỉ mỉ hơn. Việc nầy cũng đưa đến nhận xét dung hòa nói trên. Trong mưa phùn xứ Huế, tôi đứng ở hành lang tưởng nhớ khuôn mặt của cha khi ngồi vẽ các họa đồ, tưởng nhớ những tách trà chị pha. Cái vườn cũng có hàng chè tàu tuy không cổ kính như nhà cũ, nó ăn tiệp với các đường nét hoa viên Tàu và Tây.

Sau tách café đen đậm và mấy điếu thuốc Bastos, tôi từ biệt anh bạn. Chủ nhà tiễn tôi đến cỗng. Tôi ngập ngừng và ngậm ngùi ngõ ý mượn họa đồ chụp giữ một bản kỷ niệm và nghiên cứu thêm.
Chủ nhà đồng ý và điện thoại cho ty điền địa, cơ quan duy nhất có máy chụp lớn. Chẳng may máy hư. Tôi nằn nì cho tôi đem đi Saigon tháng sau đem trả. Chủ nhà không chịu:
"Gia bảo anh ạ. Nếu máy in được tôi cũng phải đi theo anh chụp rồi đem về. Thôi để lần sau."

Trưa hôm ấy tôi ra phi trương vào Nam. (Ít lâu sau là tết Mậu Thân, cái Tết oan khiên cho thành phố trầm lặng nầy; ngôi nhà nầy trúng đạn cháy sạch. Nhà nầy không có lầu, nghĩa là cha không chết ở đây).

Xe tòa tỉnh đưa tôi về sân bay trong mưa phùn. Con đường qua An Cựu, qua Dạ Lê thật buồn tênh. Gió lạnh lắm, cái lạnh để thấy cái nóng của Saigon sau mấy giờ bay. Gần quận Hương Thủy, xe tôi ngừng lại nhường cho một đám cưới nhà quê đi qua, ngay khi tôi đang tưởng nhớ cảnh chị pha trà cho cha ngồi viết hay vẽ.

Cái đám cưới! Mà đám cưới nào chẳng có cô dâu, một người con gái như những người con gái khác trong đó có chị tôi, hình ảnh của mẹ. Ngồi trên xe, tôi rụt cổ lại, hai tay kéo cao cố áo khoác, tôi cúi mặt xuống gầm xe không dám nhìn đoàn người mặc áo màu trước mắt. Cái đám cưới. Chị tôi đi lấy chồng xa, lâu lắm tôi không gặp mà thư từ cũng thưa.

Tôi đến phi trường đúng giờ nhưng máy bay trễ. Mưa rất ít, mưa phùn, mưa lạnh lắm, lạnh sẽ mất ở Saigon sau chuyến bay. Ruột gan tôi bị đảo lộn bởi cái đám cưới kia. Tôi mong máy bay đến gấp đem tôi đi khỏi mãnh đất của ray rức, của thời gian, cho tôi xin cái xô bồ của Saigon.

May quá, con chim sắt chỉ trễ nửa giờ. Tôi ngã người ngủ trong chiếc ghế nệm êm và thức dậy trong cái nhà cha vẽ kiểu. Tôi đoan chắc mấy năm về trước, khi ngồi vẽ nhà nầy, cha vẫn thấy mẹ đang ngồi trước cây bút chì. Cha vẽ một ngôi nhà cho mẹ, mẹ đã mất.

Kiểu nhà ấy nói lên một dung hòa trong kiến trúc như cuộc đời cha dung hòa trong tính tính, dung hòa giữa Hán học và Tây học. Một dung hòa giữa đời sống xã hội có danh vọng và một nét bút mực Tàu tặng người vợ đã chết, còn sót lại vài nét nơi đứa con gái. Cha buồn đã không làm gì cho mẹ như nói trong bài thơ trên tường. Tâm cảm ấy có thể đã dày vò cha cho đến hai ngày trước khi chết, thản nhiên đi lại trong vườn chờ đến chiều cúng mẹ bữa cơm chay cuối cùng.

Phần tôi, tôi không nghĩ cha đã không làm gì cho mẹ. Tuy mẹ mất từ lâu tôi không biết, tôi đoán cha đã đem cho mẹ một sự dung hợp, căn cứ vào những dung hợp nói trên. Một dung hợp giữa xã hội thời ấy đòi hỏi người vợ như một công cụ của gia đình và tình thương xây dựng bởi một mẫu người phóng khoáng và có chút tây học. Nếu cha đã bất nhân với mẹ thì cần gì có lối sống bất thường như vậy. Cha có thể lấy vợ khác, mẹ đã chết rồi mà. Cha có thể làm việc ấy khi mẹ còn sống vì luật pháp và phong tục thời ấy chấp nhận đa thê.

See the source image
Ninh  Hòa (thuộc Khánh Hòa, Nha Trang)


Những suy nghĩ về ngôi nhà làm tôi quên đường bay nhồi lên xuống. Tôi thấy êm ả và yên ôn với ý nghĩ cha đã làm cho mẹ cái gì êm ả. Từ đáy sâu của lòng mình vẫn dội lên những giây phút sợ hãi. Cái sợ ấy làm tôi thấy mình nhỏ lại đang sống trong vòng tay của chị, bên cạnh cái đăm chiêu của cha.

Tôi hoảng sợ, nhìn qua bên trái mới biết từ Huế, người ngồi bên cạnh là một thiếu nữ rất đẹp, có thể đang làm việc ở tòa tỉnh. Tôi hỏi:
"Bây giờ ngang đâu rồi cô".
"Thưa không biết nhưng bên dưới là bờ biển".
" Nha Trang đó" tôi nói với tất cả chắc chắn.
"Sao ông biết, ông có nhìn xuống đâu mà biết".
"Tôi biết chứ. Nha Trang, bờ biển Ninh Hòa đấy, chị tôi ở đấy, chị tôi lấy chồng lính ở đấy đã lâu".

Cô ta nhìn tôi một cách lạ lùng, có lẽ cho tôi điên rồi. Tôi thấy ngượng, mà thôi giải thích làm gì. Tôi giờ nầy vẫn sống trong vòng tay của chị, người chị là mẹ và có nét giống mẹ. Tôi đã mất đi cảm giác sợ cha mới trổi dậy lúc nãy với ý nghĩ chị đang ở bên bờ biển Nha Trang. Tôi ngã người ra lưng ghế êm nhắm mắt ngủ.

Và tôi ngủ ven bờ biển dưới kia nơi có chị đang sống với nhà chồng. Người chị ấy, người chị có vòng tay rộng lớn hơn vũ trụ của tôi, người làm chủ không gian tâm cảm của tôi, người mẹ thực sự từ khi cha chết.-

Vuong Tuyet Nga's photo.





Friday, November 23, 2018

12 Năm Tình Lận Đận




Người ta có thể thương nhiều người nhưng YÊU chỉ có một người.
Điểu Du Nguyệt (TS5)

Điểu Du Nguyệt
Ngày 30/04/1975, lúc Ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ở khu định cư dành cho dân Phước Long ở quán chim Long Thành, tôi rầt buồn và cũng rất bình tĩnh hơn bất cứ lúc nào, sẵn sàng đón nhận mọi bất trắc có thể xảy ra!
Trước đó một tuần, tôi cùng một số cán bộ đã ra Vũng Tàu, không hiểu tại sao tôi lại có quyết định trở lại Quán Chim để rồi không ngờ cầu Vạn Kiếp và Long Thành bị đánh, tôi kẹt ở giữa?

Sau đó tan hàng, hồn ai nấy giữ! Súng được tháo ra vứt mọi nơi, trà trộn vào đám người chạy loạn về Saigon…. Cũng nhờ thẻ sinh viên mà tôi còn giữ lại nó đã giúp tôi qua bao trạm du kích địa phương trên đường về Saigon.

Khủng khiếp nhất là quãng đường ở làng cô nhi Long Thành, những xác chết trên đường trong lô cao su, quần áo vương vãi khắp nơi, mùi hôi tanh nồng nặc, khiến tôi lợm giọng! Tôi đã từng bị trận Phước Long nhưng chưa thấy hình ảnh nào khủng khiếp như thế! Cái giá của Hòa Bình khủng khiếp thật!

Về đến Saigon, ở nhà anh tôi tại chợ Nancy, đi vòng vòng thì gặp thằng bạn học cũ, Mai Phát Vĩnh, nó đạp xe chở tôi ra chợ Bến Thành nhìn dòng đời thời CS, những tên 30/04 đeo băng đỏ, chạy đôn đáo, chỉ điểm; những đứa con nít mới 13-14 tuổi cầm súng bắn vô tội vạ, những mâu thuẫn cá nhân cũng được giải quyết không cần luật pháp của cái buổi giao thời! Những tay bộ đội miền Bắc mới vào ngơ ngơ ngáo ngáo!

Đi ngang qua dinh Độc Lập, bộ đội tắm rửa trên sân cỏ, phơi đồ bất cứ chỗ nào họ thích…v…v… Mân mê chiếc xe đạp; âu yếm cái đài; vuốt ve cái đồng hồ 3 que, 2 cửa sổ, 12 đèn; ngồi kiểu nước lụt bên ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc”! Tội cho họ, một chủ nghĩa đã đẩy lùi cả một thế hệ! Nhưng tôi vẫn ghét hơn cả là lũ theo đóm ăn tàn 30/04.

Một tuần lễ sau, họ phát loa phóng thanh kêu gọi trình diện, tôi trình diện tại Trường Trần Hưng Đạo trên đường Trần Hưng Đạo Sàigòn.

Mọi người tấp nập trình diện, không khí nặng nề, ngờ vực, nghi kỵ; biết nhau nhưng coi như người xa lạ! Những bộ đội Bắc cầm AK-47 đứng canh từng góc trường. Lên lầu hai, họ phát cho mỗi người mỗi tờ giấy học trò.. người cán bộ nói như một cái máy “…với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, Các anh phải thành thật khai báo với Cách Mạng….”.

Ai nấy cũng cắm đầu viết, tôi viết ngắn gọn, mà tôi cũng chẳng có gì để viết! Một năm làm việc không bằng thời gian mấy xếp tôi nghỉ bịnh. Nhìn trong phòng toàn là tướng, tá… ; tổng giám đốc, giám đốc của các phủ, bộ… Có ông Lê Hồng Tuấn, Tổng Giám Đốc Bộ Phát Triển Sắc Tộc mới ở Mỹ về chưa được một năm!

Chờ cho vài người nạp bản tự khai rồi tôi mới nạp. Người cán bộ đọc xong bản tự khai rồi yêu cầu tôi ở lại và ngồi chờ. Tôi thầm nghĩ, không biết chuyện gì đây? Tôi biết tôi nên khai những gì? Khoảng 20 phút sau, tôi được gọi ra ngoài hành lang thì thấy để sẵn một cái bàn nhỏ và hai cái ghế, một người cán bộ già trạc tuổi trên 60, đeo cái xắc-cốt cũ lâu năm lên nước bóng loáng, lưng đeo cây K-59 ở giữa mông!

Ông ta ăn nói rất lịch sự, mời tôi ngồi và chìa hộp thuốc lá 555 bằng thiếc đã bạc màu, nhưng bên trong là những điếu thuốc lá đen. Tôi từ chối vì không biết hút thuốt lá, sau một hồi vòng vo, ông có vẻ hiểu rành về Phước Long và hỏi tôi về những viên chức tại Phước Long. Nhưng tôi trả lời tôi làm ở cơ quan sắc tộc, chỉ lo những vấn đề xã hội liên quan tới đồng bào sắc tộc. Ông nói: “tôi không tin nó đơn giản như vậy?”. Sau hai giờ không khai thác được gì, ông cho tôi về suy nghĩ lại và ngày mai lên gặp tiếp? Sau ba lần, cũng chỉ có thế! Ông trao cho tôi một tờ giấy đã trình diện do tướng Cao Đăng Chiếm, chủ tịch quân quản thành phố Saigon ký và nói tôi phải trình diện tại địa phương.

Hai ngày sau tôi đón xe lam về Bình Dương, xe chạy đường trong. Nhìn hai bên đường, thỉnh thoảng thấy những bộ đồ lính, cả những nón sắt vứt ven đường, lòng đau như cắt! Nhìn đám lục bình trôi, bên trên đám ruồi bay nhặng xị, mùi hôi thối nồng nặc vì những xác người chết; tôi biết đó là những kết quả của những cuộc thanh trừng tại địa phương!

Về đến Bình Dương, Mẹ tôi ôm tôi khóc nức nở! Chiều đó trời mưa nhiều, chị hàng xóm bắt được một số cóc, đem nấu cháo. Lần đầu tiên trong đời ăn cháo cóc, ngọt và ngon thật. Phải chăng vì sự thiếu thốn hay không của những ngày đầu thống nhất!

Vài ngày sau, tôi quyết định về Bình Long vì tôi biết Bình Dương với tính cực đoan của dân Phú Hòa Đông, những cuộc thanh trừng thù oán cá nhân đã xảy ra hằng ngày!

Trên chuyến xe đò về Bình Long, những dấu vết chiến tranh vẫn còn vương vãi bên đường qua cuộc di tản! Những người ngồi trên xe im lặng, mỗi người một tâm trạng lo âu, nghi kỵ, sợ sệt! Không biết cuộc đời sẽ về đâu? Qua Lai Khê, rồi Chơn Thành, ngã Ba Xa Cam…Người đầu tiên mà tôi gặp là Thành mập (Phạm Ngọc Thành) đang leo trên cổng bằng sắt trước khi vào Bình Long treo cái bảng “Không có gì quý hơn Độc lập Tự Do”.

Đến bồn nước tròn ở chợ cũ, tôi tạm trú tại nhà chị Tư Bê, hôm sau cùng anh Sửu, bảy Đại lấy xe lam đi gỡ tôn để làm nhà, trên mảnh đất của Trường Tiểu Học Thượng. Ngày nào cũng nghe tiếng nổ, cũng nghe tin có người chết hay bị thương vì nổ trái vỉ. Bình Long là vùng đất của bom đạn còn lại trong chiến tranh.

Tôi gặp những người bị lùa trong cuộc chiến 1972, còn gọi là bộ đội “Khóc”, họ nhìn tôi với cặp mắt đầy nghi kỵ như người xa lạ, mặc dù đã biết nhau học cùng trường THBL hay cùng lớp!

Trình diện Năm Thanh, Hai Tấn chủ tịch quân quản huyện Bình Long thời đó, họ tịch thu giấy của Cao Đăng Chiếm và nói tôi không được đi ngoài khu vực phạm vi huyện Bình Long. Ngày lại ngày, cơm với cá khô đù, đọt ổ qua rừng chấm mắm nêm.

Hai tuần lễ sau, một thằng nhỏ du kích tới thông báo ngày mai đến nhà thờ Bình Long để đi học tập cải tạo, quán triệt chính sách và đường lối của Đảng và nhà nước. Đêm đó, tôi và Mẹ tôi trằn trọc không ngủ trên tấm ván lượm được, nhìn lên mái nhà lỗ chỗ những mành đạn pháo, thấy tương lai mù mịt! Tôi thầm nghĩ thôi thế thì thôi, cứ thả nổi theo giòng đời!

Ngày 20 tháng 05 năm 1975, vào Lúc 8 giờ, tập trung trong nhà thờ Bình Long. Sau khi điểm danh xong, đoàn người trật tự leo lên hai chiếc xe GMC. Trong chuyến áp tải có cả Hồ Sĩ Đạt, đeo cây M-79, mặc bộ kaki vàng, quấn chiếc khăn rằng với mũ tai bèo. Nó là bạn cùng lớp, bị bắt đi bộ đội năm 1972. Bên kia đường, trước nhà thờ là những thân nhân đứng tiễn người đi. Tôi thấy Mẹ tôi đang đứng chỗ sạp bà Ba Rổ, ngóng tìm tôi cho tới khi đoàn xe mất hút!

Đoàn xe di chuyển, mọi người ngồi dưới sàn xe, không ai được đứng dậy, được lệnh “nếu ai đứng dậy sẻ bị bắn bỏ”.

Đường dằn dữ dội, có những lúc xe như nhẩy nhổm lên! Chỉ biết xe đi hướng Lộc Ninh, rồi qua Bù Đốp, gần đến cầu Hoàng Diệu, xe quẹo vô rừng. Không biết họ làm gì đây, đi học tập hay đi tàu suốt như Huế năm Mậu Thân? Không có gì họ không dám làm! Thôi tới đâu thì tới!

Lúc đó khoảng ba giờ chiều, trong rừng già trời âm u. Mọi người xuống xe, tôi đơn giản với bộ đồ bà ba đen (đồ CB/PTST), cái bao vải đựng vài bộ đồ, cái võng lính (qua Mỹ tôi vẫn còn mang theo), lon gô mắm ruốc xào xả ớt, tất cả bày ra để cán bộ kiểm tra…

Bỗng có tiếng “Thằng Mười vô rồi!” đây là thứ của tôi, nhìn qua thì thấy thằng Chí, ở ấp Thánh Mẫu, nó bị bắt năm 1972, rồi vô CA. Kiểm soát xong, tôi được vô trại.

Thật kinh khủng, nhìn những tù cũ, da thì xanh xao vàng vọt, thân như những bộ xương cách trí! Gặp anh tôi, anh ấy về Lộc Ninh trước nên vô trước! Trại giam được làm bằng lồ ô, mái lợp lá trung quân.

Gặp nhân viên cũ, họ cho tôi mấy ống lồ ô, hai ngắn (đi cầu), hai dài (một đựng nước, một đi tiểu). Vô phòng, có trưởng phòng hướng dẫn nội quy. Tối ngủ phải cùm, cùm là một thanh cây có khoét lỗ tròn đút cổ chân vào, có một thanh cây nữa chận bên trên, được khoá ở ngoài cửa. Phòng được đốt một đống lửa, nếu cháy phòng không biết sao mà chạy, vì chân bị cùm!

Vào trại, cùng các giáo sư: thầy Huấn, thầy Bê và thầy Lai…. sau này thầy Huấn bị điên, bị nhốt dưới hầm sâu (đó là một cái hầm đào cạnh phòng giam, nó được đào giống chữ L, sâu khoảng 3.5 m, dưới lót ván, can phạm ngồi phải khom, chân bị còng chữ U bằng sắt). Mỗi lần nổi cơn điên, thầy Huấn lấy phân trét cùng đầu, mình mẩy. Họ cho thầy làm bộ! Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau mà thôi. Thành phần hỗn hợp, phe ta, phe địch, chiêu hồi, gián điệp… Gặp Sương Lộc Ninh, làm thợ rèn, bị bắt sau khi Lộc Ninh bị chiếm năm 1972, biết nhưng chỉ dám nhìn nhau!

Sáng, gõ kẻng thức dậy, ăn sáng, đi làm. Thức ăn chỉ khoai mì lát mốc meo vẫn phải ăn và chỉ ăn với nước muối pha loãng! Không có muối hột vì họ sợ dự trữ để trốn trại. Cái đói và cái sốt rét ác tính, đây là hai bài học phải học đến chết với những người tù tại trại giam C-5 sông Măng này!

Lúc đó, ông Năm Hùng làm trưởng trại, Hải (hậu cần), Hận (chấp pháp). Không biết có ai còn nhớ đến người bán cà-rem, chạy xe đạp, tính tình vui vẻ, mỗi lần dừng xe hay nhổng đầu xe đạp và quay 1 vòng, có lần bán trước trường tiểu học An Lộc bị ông Hai Bon, bán nước cho học trò, đánh lỗ đầu vì cạnh tranh mua bán. Tay Hận này vẫn nhịn nhục. Nhà ở khu bánh bèo Biên Thùy, sau đó bị bắt đưa ra Côn Đảo và được trao trả Tù Binh tại Lộc Ninh; giờ về làm chấp pháp Trại C-5 sông Măng.

Mỗi sáng, sau khi gõ kẻng, CB đừng trước phòng điểm danh, mọi người phải la to “thưa ông cán bộ có”, phải gọi CB bằng “Ông”! Mở cùm, tuần tự ra khỏi phòng, dẫn đi vệ sinh, khu vực phía sau trại. Sau đó, tập họp, ăn sáng gồm một chén khoảng 6 miếng khoai mì lát! Xong, phân công từng toán đi làm: phát rừng, làm rẫy, khiêng cây về cho đội cưa xẻ trong trại, 8 người khiêng một khúc cây, khiêng không nổi bớt còn 6 người! Những bước đi xiêu vẹo trên những thân xác đói ăn, bệnh hoạn, vì sốt rét ác tính! Tất cả các bịnh chỉ có thuốc “Xuyên Tâm Liên”. Anh Ngô Công Vì, thuộc cán bộ XDNT/BL, coi võ đường Hắc Long gần quán bánh bèo Biên Thùy và rất nhiều người khác chết ở trại nầy khiến Năm Hùng phải đổi hướng cổng trại. Tôi còn nhớ có người lính BV, trung úy CS, tên là Nguyễn Xuân Trường, kỹ sư hóa chất, tốt nghiệp tại Trung Quốc; cha là CB cao cấp trong ngành ngoại giao ngoài Bắc, bị tội giết người vì bị kiểm điểm! Lúc nào cũng đội cái mũ biệt kích mà anh rất thích. Sau anh bị bịnh sốt rét, nằm một chỗ, hai mông lở loét, bị nhiễm trùng, sau đó bị khoét sống to bằng miệng chén, chịu không nổi, phải chết! xác được quấn chiếu, chôn cô đơn một góc rừng già!

Có một hôm, CB trại gọi tôi lên làm việc. Thắng, CB trại dẫn đi ngang qua cái chòi, tôi biết chòi này đặc biệt nhốt mục sư Điểu Huynh, đến nhà CB Hận chấp pháp, sau 1 lúc trò chuyện không đâu, hắn mang tô cơm có cá kho tiêu cho tôi ăn và ngon chưa từng có! Sau những tháng ngày chỉ khoai lát nước muối! Xong, hắn cho tôi về trại, thằng Thắng đưa tôi về… đơn giản có thế sao? Đến giờ nghĩ lại, tôi còn “lạnh gáy”, dọc theo đường nó bắn và cho rằng tôi trốn chạy thì sao?

Khoảng 3 tháng sau, trại được chuyển về sở Nhỏ gần Bù Đốp, tôi cùng một người được đặc biệt đi xe GMC, còn những người khác phải đi bộ! Trại này thoáng hơn, xung quanh là rừng cao su. Hôm đó, tôi đang lên cơn sốt rét nằm ở phòng, bỗng nghe tiếng gọi “Mười đó hả?”. Mấy chục năm rồi tôi vẫn nhìn ra “nó”, từ ngày nó vô rừng! Ngó quanh quất rồi nói “thôi mầy ráng cải tạo tốt rồi về”, và thảy cho tôi hai gói Sàigòn Giải phóng, thời điểm đó thuốc này rất hiếm!

Một tuần lễ sau, Năm Hùng gọi tôi lên văn phòng trại thì không ngờ gặp Mẹ tôi đến thăm. Tôi là người đầu tiên được thăm, nhìn Mẹ tôi với khuôn mặt khắc khổ, già nua, tóc bạc đi rất nhiều! Những giọt nước mắt của tôi từ từ chảy xuống, không hiểu tại sao? Tôi đã bị những trận tận cùng nhất, tôi cũng chưa bị như vậy! Hỏi thăm cuộc sống bên ngoài thế nào? Tôi biết Mẹ tôi dấu tôi! Trò chuyện chừng 20 phút, tôi được báo hết giờ! Không hiểu sao họ không cho anh tôi được ra thăm Mẹ tôi? Ra ngoài, tôi sững sờ thấy người lái xe Honda chở Mẹ tôi là anh T. bị kẹt lại Lộc ninh năm 1972?

Ở sở Nhỏ hai tháng tôi, anh tôi cùng một số chọn lọc được chuyển về khám đường Bình Dương, trên đường về xe ghé Bình Long. Xe đậu ngay chỗ tiệm sửa xe Thanh Hải cũ, ngồi dưới sàn xe nhìn qua khe hở của tấm bạt, tôi thấy vài người quen nhưng không dám gọi.

Khám đường Bình Dương là trung tâm cải huấn Bình Dương cũ, gần tòa hành chánh BD cũ, nay là VP/UBND tỉnh BD, trại giam này do Ngô văn Thới (Ba Thới) làm chủ ngục, Hai Khánh (Khánh Thọt) làm chấp pháp. Vào bên trong trại, mọi người xếp hàng kiểm tra, họ tịch thu mọi thứ: dao, đũa, dây… những thứ có thể gây thương tích hay tự sát.

Hơn 80 người trong một căn phòng nhỏ, dài 8 m, ngang 5 m. Phải ngủ ngược đầu hay ngủ ngồi. Có những lúc trời nóng, phải cởi trần hay ở truồng, mùi thối vì hơi người, quần áo giặt không cần phơi cũng khô! Trong phòng có những lúc phân, nước tiểu tràn ra phòng! Chính CA cũng phải bịt mũi mỗi lần nhìn vô phòng để kiểm tra. Chúng tôi còn tệ hơn súc vật! nước uống mỗi người 0.75 lít/ngày, khoai lát hoặc bo bo, bắp cải luộc nước muối trường kỳ kháng chiến! Một tháng sau ai nấy ghẻ cùng người, cả hai bàn tay cũng bị! Khi tắm phải lấy bao nilon bao lại vì nước vô rất rát! Chỉ trị ghẻ bằng nước thuốc lào! Mỗi sáng thức dậy, giũ chiếu, quét phòng, mày ghẻ gom lại cả hơn hai chén cơm! Và điều khủng khiếp nhất là có người đói quá không chịu được đã lấy mày ghẻ dấu để ăn như ông tên là Thiêm!

Có hai người bị án tử hình, chưa đem bắn đã bị suy nhược đói và chết như: Socnuoi (nghi là gián điệp Pol Pot, thật ra anh này Pol Pot nhưng lấy vợ VN, đưa vợ về Bù đốp vì sợ Pol Pot giết, sau đó trở lại tìm vợ thì bị bắt), còn Điểu Bluc, xã đội trưởng du kích Đức Phong, bị nghi là tình báo Mỹ? Còn tôi cũng bị Hai Khánh đặc biệt quan tâm. Có lần hắn gọi tôi lên thẩm tra, cho rằng không thật thà khai báo!

Trong phòng hắn hỏi “Mầy biết B- 52 không?”, xong hắn lấy bao nilon đốt cho chảy rồi nhễu từng giọt xuống các đầu ngón chân, trong khi hai chân đang bị cùm! Lúc đầu rát điếng người, tê dại hai chân… Hắn cười rất khoái chí, cái nụ cười dã man của một con thú đội lốt người! May tôi là tù đã trình diện cải tạo, không thì xong đời!

Tuần lễ sau được trả về phòng lớn, hai chân bị liệt, tê dần từ đầu ngón tay lên vai; hai chân thì từ đầu ngón chân lên tới rốn! Có lần được đưa ra phơi nắng cùng người đã già tên là Mai vượt biên đường Bù Đốp bị bắt. Những người được đem phơi nắng là sắp “Vẫy tay chào em!”, lúc đó anh đút cháo cho tôi, đút vào cháo lại trào ra; đôi lúc mê sảng, cũng may Trời cứu!

Một tuần lễ sau tôi được chuyển Trại đi K-3 Gia rai, Long Khánh, gồm 13 người và được mệnh danh là 13 con ma, vì mình ghẻ lở, được bôi Lưu huỳnh cho tróc mày ghẻ, ai nấy cũng đen còn hơn cả những đặc công!

Trên chuyến xe chuyển đi K-3 Gia ray, Long Khánh, lên xe đã thấy có anh Võ Tấn Vinh (Phó Tỉnh BL, sau về làm PTT/BD) từ trại nhà Đỏ BD nhập chung. Trại K-3, nằm trên đồi tên Phượng Vỹ, thuộc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18BB.

Vô trại, tôi được chuyển lên trạm xá, cũng nhờ anh Lê Phước Chỉ (đại úy) tận tình giúp đỡ và châm cứu, 15 ngày sau tôi chống gậy đi lại được. Một tháng sau tôi được thăm nuôi, anh tôi vẫn phải cõng tôi xuống núi! Gặp Mẹ tôi, nhìn Mẹ với 2 hai hàng lệ chảy dài trên trên đôi má nhăn nheo của Mẹ già, lòng tôi đau như cắt! 15 phút trôi qua như gió thoảng, thế rồi giã từ qua tiếng nghẹn ngào của Mẹ tôi! 

Hai tháng sau, anh tôi được chuyển ra Bắc, qua ngã Tân Cảng, bằng Tàu Sông Hương, tôi được ở lại vì còn bị liệt hai chân!

Rồi bỗng một hôm, trực trại gọi tôi có thăm nuôi, anh tù phụ trách thăm nuôi dìu xuống núi, nhìn cuối bàn thăm nuôi thì không ngờ gặp lại cô ấy, tôi không ngờ! Cả hai đứng như trời trồng không nói nên lời!

Thì ra T., nhìn hai dòng lệ trên khuôn mặt lam lũ, phải bon chen giữa dòng đời nghiệt ngã của buổi giao thời. Nhưng đôi mắt vẫn buồn và đẹp như thuở nào…

“…Cậu Mợ khỏe không?”, “Cuộc sống em thế nào? ”, “Không biết bao giờ anh về? Hãy coi nhau như người bạn tốt…”, “Em nên lấy Chồng…!”. Nắm đôi bàn tay không còn mềm mại như ngày nào! Lâu rồi đời mình cũng quên, nhưng có quên được đâu!