Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Sunday, January 20, 2019


CHUYÊN LÒNG VÒNG ... TA LẠI GẶP TA !!!
Cám ơn Bạn NTHùng đã chuyển Bài Viết của Ông Trần Văn Ngà ở Sacramento về Huynh Trưởng DOROHIÊM - ĐS11 thật là lý thú !!!Thưa các Bạn 14 vì email nầy tuy xuất phát từ bài viết của một tác giả ngòai QGHC nhưng lại có nội dung liên quan rất nhiều về một đồng môn QGHC chúng ta và nhứt là với những chi tiết công vụ liên quan đến nghề nghiệp tiêu biểu PHÓ QUẬN ÔNG LÀ AI? Và cũng lại có nhắc đến Bộ PTST, một cơ quan rất đặc biệt đối với tổ chức VNCH chúng ta mà cá nhân tôi (lhx) và HVLợi đã thực tập năm thứ 2; 1967 tại Bộ cũng như nhiều Nha, Ty Sở địa phương trực thuộc kể cả Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Trường Sơn Vùng 2, Pleiku và Nha Miên Vụ Vùng 4, Cần Thơ. Cho nên tôi xin mạn phép được chia sẻ thêm với bạn bè 14 - Mong bạn NTHùng và các bạn 14 miễn chấp cho.Thưa Bạn NTHùng ;
 

1/-Xin bắt đầu từ tác giả Ông Trần Văn Ngà ; Sacramento ! Nếu tôi không lầm thì Ông Trần Văn Ngà là Cựu Sĩ Quan VNCH, cấp bậc cựu Thiếu Tá, hiện sống và sinh họat rất nhiệt tình và năng động trong Cộng Đồng Tỵ Nạn Sacramento và tổ chức Cựu QN/VNCH, có phải vậy không bạn NTHùng? Cách đây hơn 10 năm tôi và Ông Ngà có liên lạc nhau thường xuyên qua tổ chức Cựu Tù Nhân Cải Tạo VNCH , lúc đó do anh Đào Văn Bình QGHC làm chủ tịch Tổng Hội. Nhưng mấy năm qua hầu như chúng tôi đã liên lạc nhau thưa dần do tuổi tác mỗi năm một giới hạn thêm và chừng độ 3 năm trước Ông Ngà có cho tôi biết tin về Cựu Thiếu Tá HÙYNH ĐẦM SẮN , nguyên là Quận Trưởng KIÊN TÂN (CÁI SẮN) , Tỉnh Kiên Giang năm 1970,71 mà tôi là PQT . Nhờ Ông Ngà cho biết tin nên tôi và Th/Tá Sắn đã liên lạc được nhau mãi cho đến hiện tại. Khi hay tin Th/Tá Sắn ờ Georgia, tôi khá ngạc nhiên không hiểu duyên do nào mà Th/Tá Ngà lại quen biết với Th/Tá Sắn ?! Nay đọc bài viết về DOROHIÊM thì tôi mới biết 2 Ông nầy quen nhau từ nhỏ vì cùng quê CHÂU ĐỐC.

 2/-Nhờ Ông Ngà mà tôi được biết thêm về đàn Anh Dorohiêm ! Khi tôi và Lợi trình diện thực tập Bộ PTST, ở đường Nguyễn Du, đối diện với Tòa Đại Sứ Nam Hàn. Tại Bộ PTST lúc 1967 thì có 2 đàn Anh QGHC giữ các chức vụ khá to trong Bộ. Đó là Anh Touneth Hàn Thọ và Anh Dorohiêm- Anh Hàn Thọ vì gốc chính hiệu Cao Nguyên nên được giữ chức TỔNG THƯ KÝ BỘ. Còn anh Dorohiêm tuy là sắc tộc nhưng chỉ là sắc tộc thuộc Miền Nam (Châu Đốc) , Anh Dorohiêm giữ chức vụ Gíam Đốc Nha thôi vì Anh không phải gốc Cao Nguyên nên có phần nhẹ thể hơn nguồn gốc Cao Nguyên là động cơ chính để thành lập Phủ Đặc Ủy Thượng Vụ và sau thành Bộ PTST. Xin nói rõ thêm 1 chút là vấn đề 7 Tỉnh Cao Nguyên đã được quan tâm từ thời Pháp thuộc và sau nầy thời VNCH vấn đề Cao Nguyên trong đó có vấn đề FULRO nên cần có một cơ quan riêng để lo cho những vấn đề có sắc thái riêng của 7 Tỉnh Cao Nguyên. Vì thế mà Nha Thượng Vụ, rồi Phủ Đặc Uỷ Thượng Vụ , rồi Bộ PTST được quan tâm hình thành là do nhu cầu ấy. Sau nầy thời Đệ Nhị VNCH các sắc tộc Miền Nam mới được hưởng 1 phần của quyền lợi nguyên thủy sắc tộc Cao Nguyên - (Thí dụ như sắc tộc gốc Miên được công nhận sau cùng với vài đặc ân nhưng vẫn phải NHẬP NGŨ như mọi công dân khác- Không như các sắc tộc Cao Nguyên hòan tòan được miễn trừ.).Đúng như Ông Ngà kể lại, Anh Dorohiêm rất Văn Nghệ, nghiên cứu, viết lách là sở nguyện chuyên môn ngòai nghề công chức của anh ấy. Tôi nhớ khi tôi lang thang thực tập, đi khắp các Tỉnh Cao Nguyên và một số Tỉnh Vung 1 - Tôi hay tập tành viết lách, gọi là KÝ SỰ, đi đâu cũng ghi nhanh những chuyện mà mình chứng kiến tận mắt .... Tôi nhớ có vài lần anh Dorohiêm kêu tôi vô phòng làm việc của anh ; hỏi thăm thêm những chi tiết về  các nơi tôi đã ghi chép ký sự. Anh Dorohiêm rất khuyến khích mầm non viết lách tập tành của tôi và anh thẳng thắn phán rằng: Ghi chép khá sống động, hấp dẫn ... nhưng CHẤM, PHẾT CÒN TỆ LẮM - Cần phải đọc nhiều và học chấm phết gọn gàng, chú ý văn phạm nhiều hơn ! Nghe tin anh Dorohiêm đã qua đời bỗng nhiên tôi nhớ lại những gì anh đã căn dặn ... như kim chỉ nam ... mà nay đã ngòai 70 tôi vẫn chưa thuộc bài về mấy căn dặn căn bản rất ngắn gọn và chân thành của Anh Dorohiêm !!! Chúc Anh thượng lộ bình an đến nơi miên viễn theo niềm tin Tôn Gíao Sắc Tộc Chàm anh nhé Anh !!! 

3/- Về Anh Điểu Du Nguyệt và Ông Paul Nur , Tổng Trưởng Bộ PTST.Độ hơn 1 tháng qua, tôi rất thích thú bài viết của Anh Điểu Du Nguyệt , TS5 cũng là một người Sắc Tộc viết nhiều chi tiết liên qua đến công việc của một cựu SV /QGHC sau khi ra trường phục vụ địa phương thuộc Bộ PTST- Câu chuyện anh kể đủ thứ về công vụ liên quan đến sắc tộc và có kể những ngày tù tội với VC sau năm 1975. Tất cả đều hấp dẫn và tôi tin hầu hết đều là chuyện có thật. Riêng tôi không thể nào không quên một vài chi tiết về Ông Paul Nur.Khi thực tập tại Bộ PTST, tôi nhớ chỉ được vào gặp thường xuyên về công việc thực tập với 2 sếp Touneth Hàn Thọ và anh Dorohiêm thôi. Công việc 6 tháng tại bộ thì trực tiếp với các chánh sở , chủ sự các phần hành hành chánh và công tác. Tôi còn nhớ quý Ông chánh sở, chủ sự của Bộ PTST đa số là các sĩ quan hiện dịch như Thiếu Tá Nghiêm, Thiếu Tá Hưng, Đại Úy Cảnh, Đại Úy Đường, Trung Úy Kim (Ông Kim tốt nghiệp Kỹ Sư bên Anh về nước đầu quân ngành Thượng Vu và cưới một Cô Gái Rhadê dáng dấp khá núi rừng) ... Các ông nầy phụ trách hành chánh nhưng phần lớn chlo điều hành công tác bên ngòai, liên quan từ Bđến các Nha, Ty Sở địa phương. Cho nên công việc thực tập của 2 đứa tôi cũng nặng về công tác thực tế như là lo cứu trợ đồng bào Thượng Ty Nạn như tại Trung Tâm DAKSUT (Dakto-Pleiku), Cam Lộ, Đông Hà; Khe Sanh Quảng Trị; Gia Nghĩa-Quảng Đức, Cheo Reo-Phú Bổn ....tập trung cấp phát phẩm vật cứu trợ từ Bộ Xã Hội, Phủ Đặc Ủy Tỵ Nạn CS và viện trợ nhân đạo Mỹ từ cơ quan USAID.- Phụ trách hướng dẫn các ĐÒAN SV Y NHA KHOA tình nguyện phục vụ đồng bào Cao Nguyên lúc nghỉ Hè. Các cô cậu vừa làm công tác nhân đạo, vừa tìm kiếm kinh nghiệm tha hồ thực hành.                       Tôi đặc biệt nhớ đến Ông Paul Nur với 2 chi tiết trước và sau 1975 như sau: 

a/- SV thực tập chúng tôi cũng phải thi hành GÁC NHÂN DÂN TỰ VỆ như các nhân viên của Bộ PTST- Chúng tôi cũng phải ngủ đêm tại Bộ. Đêm nọ tới phiên tôi trực với một nhân viên và một tài xế đáng lý có một cô điện thọai viên chuyên trực điện thọai nhưng cô ấy bị bịnh có gọi vào cáo bịnh. Chừng gần 11 giờ đêm thì có điện thọai reng ... tôi mặc nhiên được coi như là sếp tóan trực nên tôi phải trả lời điện thọai - (Tôi học lóm các cô âm thọai viên ) - Alo ! Bộ PTST tôi nghe ! - Anh là ai mà nghe điện thoai của tôi ? (Tôi cũng học lóm) Xin lỗi giới chức đầu dây ? - Anh là ai mà dám hỏi tên tôi ? - Tôi là sinh viên QGHC thực tập ! Cô Y... (điện thọai viên) đâu ? - Cô Y... bị bịnh không vào trực được!.... Ông Paul Nur chửi tới tấp bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp .... rồi cúp điện thọai luôn. Sáng hôm sau tôi bị Anh Touneth Hàn Thọ kêu lên cho biết Ông TT than phiền là sao để sinh viên thực tập được phép trả lời điện thọai của TT ? Ông nói "Sinh viên QGHC sao vô phép như vậy ? Không biết Ông ta là Tổng Trưởng hay sao?" - Đòi trả tôi về Học Viện .... Báo hại Anh Touneth Hàn Thọ phải năn nỉ xin tha cho tôi vì tôi chưa hề nghe điện thọai của Ông Tổng Trưởng và chưa bao giờ được dạy cách trả lời điện thọai của thượng cấp - Anh Hàn Thọ hứa tự hậu sẽ không có chuyện như vậy nữa. Anh Hàn Thọ cho biết Ông TT vẫn còn giận nhưng chắc Ông ấy sẽ quên chuyên điện thọai vừa rồi ! Chuyên xảy ra vào những ngày chót của 6 tháng tại Bộ, sau đó chúng tôi đi 6 tháng địa phương nên tôi đã thóat nạn là vậy đó !!! 

b/- Thật là tình cờ vào ngày 2, hay 3 -5-1975 - Tôi nhìn thấy Ông Paul Nur lội lang thang tại Rạch Gía- Tôi vôi rời quán cà phê ven đường bước theo Ông Paul Nur , tới một đọan vắng người ... Tôi nói nhỏ: Thưa có phải Ông Tổng Trường PTST không ?= Ông quay lại nhìn tôi và hỏi anh là ai? - Tôi là QGHC đã từng thực tập tại Bộ PTST - Ông ta nghe vậy có vẻ tự tin và nói rằng : Tôi xuống đây .... và nhờ anh có thể giúp tôi mướn giùm khách sạn! Tôi đưa Ông vào ngồi trong một quán cà phê nghèo (Qúan Xía- chủ tiêm tên Xía mà tôi quen) - Tôi kêu cà phê cho Ông Paul Nur và giới thiệu chủ quán là bà con của tôi ở trong ruộng ra chơi - Tôi nói Ông ngồi đây uống cà phê và muốn ăn gì thì nhờ chủ quán gọi giùm các món bán bưng bên ngòai quán - Tôi đi nhanh lại Khách Sạn Tân Hòa mà tôi là thổ địa muốn thuê phòng ngủ... Người quản lý nói là hết phòng nhưng Ông sẽ kêu người dọn một phòng dùng tạm làm kho chừng 1/2 là xong - Nửa giờ sau tôi đưa Ông Paul Nur tới nhận phòng - Ông Paul Nur nói với tôi là Ông không còn tiền Việt Nam , chì còn tiền Mỹ, Ông móc túi đưa cho tôi một sấp mấy trăm đô - Tôi nói đổi nhiều không được đâu- Tôi cầm 2 trăm đi tìm chỗ đổi giùm thôi- Tôi chạy vào một chủ tiêm quen chuyên bán Rựơu Mạnh và bánh hộp ngọai quốc- Tôi đổi được ngay - Ông ta rút một cọc tiền đồng giao cho tôi mà không đếm gì cả- Tôi trao hết cho Ông Paul Nur mà không biết cả thảy là mấy ngàn .... Tôi nán lại với Ông Paul Nur thêm chút thời gian và ông ấy cho biết sẽ thuê xe đi qua biên giới Miên ....




Hôm sau tôi trở lại khách sạn tìm ông Paul Nur thì ông Qủan Lý cho biết ông Khách đã đã nhờ Ông ta thuê giùm một người chạy xen Honda đưa ông đi tìm thăm bà con ở Hà Tiên hồi sáng sớm nầy.............

Nay đọc bài viết của Anh Điểu Du Nguyệt  mới biết Ông Paul Nur đã bị đưa ra Bắc Cải Tạo và ông đã qua đời !!! Đúng là những chuyện lòng vòng của tôi phải không các Bạn 14- Chuyên thật không có gì phịa cả nhé !!!Thân mến -lhxưa-Kangaroo😀


MỘT CHÚT TÂM TÌNH VỀ QGHC DOROHIÊM-TSCN&ĐS11

Dorohiêm &Tôi:72 NĂM TÌNH BẠN
* TÍN HỮU HỒI GIÁO ĐƯỢC ĐA THÊ, NHƯNG BẠN HIÊM ĐƠN THÊ VÀ NHÁT GÁI
                                                                                                           Anh Phương Trần Văn Ngà

LỜI NÓI ĐẦU - Sáng thứ bảy 5.1.2019 , Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cũng cho biết tin bạn Hiêm đã ra đi bỏ lại gia đình, con cháu và bạn bè. Tôi vội tìm được hình Hiêm,tương đối còn rõ.
Hai anh em ruột Dohamide và Dorohiêm không những nổi tiếng trong cộng đồng Hồi Giáo Chăm và người Việt ở Châu Đốc mà còn nổi tiếng khắp mọi nơi có người Chăm định cư ở hải ngoại. Với tác phẩm có tầm vóc lớn trên quốc tế và cộng đồng Champa là cuốn biên khảo công phu Bangsa Champa - Tìm Về Cội Nguồn Cách Xa, xuất bản trên dưới 8 năm. Đây có thể nói là gia phả của dân tộc Chăm theo Hồi Giáo sinh sống trên hàng chục làng xã của tỉnh Châu Đốc, dọc theo từ gần thượng nguồn sông Hậu chạy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc. Người phụ nữ Chăm với bàn tay mềm mại khéo léo dệt tơ lụa thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt, luôn làm việc trong môi trường mát mẻ nên da phụ nữ Chăm (chưa chồng) rất đẹp, không bị cháy đen như giới đàn ông chuyên về nghề ngư nghiệp và nông nghiệp dang nắng dầm mưa cả ngày ngoài trời. Người Chăm Hồi Giáo không ăn thịt heo, ăn thịt bò và dê là thực phẩm chính của họ. Khi tôi dạy học và chạy bộ mỗi sáng 12 cây số từ nhà đến Lăng Thoại Ngọc Hầu - Núi Sam và trở về, cần uống sữa để có thêm sức mà lại là sữa dê của "người Chà" Châu Giang "bỏ mối" từ sáng sớm lúc 4 giờ. Chắc bạn Hiêm của tôi cũng vậy, thích uống sữa dê và ăn thịt dê từ bé mà lớn lên lại không biết "dê" mới là ngộ. Hiêm đến nhà tôi ở Châu Đốc, tôi mời ăn cơm có làm gà hay vịt, Hiêm bảo để Hiêm cắt cổ Hiêm mới ăn được. Ở Mỹ, người Hồi Giáo muốn ăn thịt bò, dê hay gà vịt làm sao tự mình giết súc vật mới ăn được, chắc đạo Hồi có thay đổi luật? Tôi thắc mắc, tín hữu Hồi Giáo được phép có nhiều vợ cùng một lúc. Nhưng hai anh em của bạn Hiêm lại khác, tôi biết chị Đỗ Hải Minh (người Việt - con đại gia, chủ rạp hát ở Châu Đốc) ghen dữ lắm, làm sao mà anh Minh dám hó hé, tắt thuốc qua câu đi ăn vụng phở? Còn bạn tôi, Dorohiêm, tôi cũng thấy chỉ có một vợ - cô thư ký "riêng" của Ngài Quận Trưởng Triệu Phong. Khi vợ mất, Hiêm bước thêm bước nữa, cưới một cô hay bà ở Việt Nam mang qua Mỹ, các con của Hiêm không vui
Dorohiêm, tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, tốt nghiệp Thủ Khoa Tham Sự của  Khóa Tham Sư Cao Nguyên, năm 1960. Sau khi rời quận Triệu Phong về Sài Gòn, Hiêm đi  làm một thời gian và xin theo học tiếp Khóa Đốc Sự Hành Chánh và từ đó thăng quan tiến chức về làm việc tại Bộ Phát Triển Sắc Tộc và được tu nghiệp ở Anh, Philippines...Ngoài chức năng công chức, Hiêm còn viết báo, làm thơ, viết kịch, viết truyện và cùng anh Minh sưu khảo viết nhiều tác phảm có giá trị về lịch sử, văn hóa, văn học của người Chămpa...

Dorohiêm và tôi đã là bạn thân thời tiểu học -  từ ấp Bà Bài tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc- năm 1947. Tôi học muộn, niên học 1947 - 1948 mới vào học lớp Ba trường tỉnh. Nay, tôi  nhẫm tính, lớp Ba D có khoảng trên 50 học sinh, không còn mấy người mạnh khỏe, vĩnh biệt thế gian có thể lên đến 2 phần 3 (kể cả bên phía VNCH và theo CS). Những người bạn còn sống đều trên tám mươi mà người bạn mới mất gần đây nhứt - 3.1.2019 tại thành phố Anaheim, miền Nam Cali, là bạn Dorohiêm - Đô Rô Hiêm, 82 tuổi.
Học lớp Ba D năm 1947, Hiêm cùng tôi ngồi chung một bàn, hai đứa lại học khá, thân và hạp tánh, thích thơ văn và biết làm thơ luật (Đường Luật) lúc Hiêm 10 tuổi, tôi 12 tuổi - học luật thơ Đường với Thầy Khỏe  (vợ Thầy Khỏe và các con kinh doanh buôn bán mắm nổi tiếng ở Châu Đốc cho đến bây giờ - năm 2019) - Thầy Khỏe dạy thế thầy Châu Văn Tính vài tuần , ngày nào thầy cũng giảng về niêm luật thơ và bảo chúng tôi sáng tác để thầy sửa, tôi và Hiêm được Thầy Khỏe "cưng" nhứt vì thích làm thơ. Tình bạn giữa tôi và Hiêm còn kéo dài ở các lớp  Nhì - Nhứt đều học chung lớp, và thêm 1 hay 2 năm trung học đệ nhứt cấp (Collège de Chaudoc). Sau đó , DOROHIÊM lên Sài Gòn học, tôi ở lại học tiếp hết chương trình đệ nhứt cấp và sau đó đi dạy học hơn 3 năm. Tránh trời không khỏi nắng, tôi sợ thầy Phương đánh, lên lớp

Mắm Và Rau - Mắm Châu Đốc.jpg

Nhí trúng phóc lớp Thầy cũng lên dạy lớp Nhỉ, cũng như sợ lên lớp Nhứt gặp thầy Nhựt và tôi cũng đưa đầu vào lớp Nhứt thầy Nhựt. Nhưng, may, tôi  không bị đòn nhừ tử như vài bạn khác. Thật hú vía!
Năm 1957, tôi không còn dạy tiểu học ở Châu Đốc nữa cũng lên Sài Gòn học lại để thi lấy văn bằng Tú Tài Việt cũng khá vất vả vì học chương trình Pháp nay đột ngột đổi chương trình học. Sự xui khiến cũng là cơ may nữa là tôi ở trọ nhà người bạn ở khu lao động Nancy (gần chợ Nancy), cách nhà Dorohiêm 2 hay 3 căn. Chúng tôi có cơ hội hăm nóng tình bạn thời còn con nít nên tình bạn thâm giao kéo dài lâu cho tới bây giờ. Khi tôi dạy Trung học lại mướn nhà sau Bộ Lao Động cũng gần khu Nancy nữa lại có dịp chúng tôi thêm gần gũi, thâm tình.
Khi học lớp Ba D, tôi được lọt vào cặp xanh Thầy Châu Văn Tính  tín nhiệm cho giữ sổ ghi danh ghi điểm. Hồi đó, không có chỉ định hay bầu chọn Trưởng Lớp như thời tôi dạy Trung học sau năm 1960. Học sinh nào được thầy cho giữ sổ hay sai vặt hoặc được thầy gọi đến nhà có việc gì đó, kể như là Trưởng Lớp vậy (ở tỉnh).
Tôi xin kể chuyện đời xưa - Đầu tiên, niên học 1947 - 1948, tại Trường Nam Tỉnh Lỵ Châu Đốc, tôi được vào học lớp Ba A  với thầy Trịnh Văn Phương (nổi tiếng đánh phạt trò ở lớp Ba - lớp Nhứt còn nổi tiếng khó khăn, phạt đánh học trò còn dữ dội nổi tiếng cả trường là thầy Phan Văn Nhựt). Học lớp Ba A được vài tuần, tôi được biết có lệnh của ông Hiệu Trưởng sẽ lập thêm một lớp Ba nữa gọi lớp Ba D, ba lớp Ba ABC đã quá tải phải rút bớt ra mỗi lớp khoảng 15 đến 20 học sinh cho vào lớp Ba D do thầy Châu Văn Tính dạy.
(H: Bồ Đề Đạo Tràng, ở giữa Thị Xã Châu Đốc - gần bar Nam Hiệp nổi tiếng hơn nửa thế kỷ - Bồ Đề Đạo Tràng là biểu tượng của Châu Đốc về mặt tâm linh và về văn hóa ẩm thực có mắm. Sau 30.4.75 cho đến bây giờ, nuôi cá bè cũng là một biểu tượng khác về nền ngư nghiệp phát triển của Châu Đốc. Còn vùng Thất Sơn kể từ Núi Sam cho tới núi Tượng là vùng địa linh với nhiều di tích lịch sử, kỳ quan trong ngành du lịch cấp quốc gia, Châu Đốc còn có 2 tôn giáo dân tộc là Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Rất tiếc chế độ cộng sản đã giết chết tên tỉnh Châu Đốc gần nửa thế kỷ - Bao giờ Châu Đốc trở lại tỉnh?)
Lúc bấy giờ, tôi đã 12 tuổi, ở nhà quê mới ra tỉnh, nhưng, cũng khá dạn dĩ. Thật tình mà nói, ba lớp ABC, quý thầy thường lấy những học sinh nào mà thầy cảm thấy học kém hay có cá tính, hiếu động... cho ra đi khỏi lớp. Còn những học sinh được đánh giá tốt thì thầy không đưa đi lớp Ba D. Trong danh sách học sinh chuyển sang lớp mới không có tên tôi mà một người bạn giữ danh sách đó, may ngồi gần tôi, tôi hỏi mới biết. Danh sách chưa gởi lên văn phòng Hiệu Trưởng. Trong giờ ra chơi, Thầy Phương chưa ra khỏi lớp, tôi "bạo phổi" xin Thầy Phương cho tôi sang lớp mới. Thầy hỏi tại sao con muốn đi qua lớp D, tôi làm gan nói đại, con sợ Thầy quá, con sẽ học không được. Thầy gật đầu, bảo anh giữ danh sách, đưa Thầy ghi thêm tên tôi (nếu tôi nhớ không lầm, anh La Văn  Được như Trưởng Lớp - anh ruột của Trần Hữu Danh, có vợ là chị Nguyễn Thị Bạch Mai, qua đời năm vừa qua ở Paris - anh em ruột lại khác họ - cùng học 1 lớp Ba A - Anh La Văn Được cũng từng giữ chức vụ Không Đoàn Trưởng hay Không Đoàn Phó của Sư Đoàn 3 Không Quân đóng ở Biên Hòa, cũng bị đi tù sau năm 1975 và qua Mỹ diện HO, mất ở Atlanta, cách nay cũng trên 6 năm).Chau Doc - Bồ Đề Đạo Tràng_).jpg
Dorohiem nhỏ hơn tôi 2 tuổi và anh Minh lớn hơn tôi 1 tuổi, Hiêm sanh năm 1937 là em kế của anh Dohamide (Đỗ Hải Minh), sanh 1934, có cha là một giáo viên của tỉnh Châu Đốc, dạy học ở  xã "Cỏ Tầm Bon" (KokTaboong - nơi sanh trưởng của Dorohiêm), gần xã Châu Giang, có nhiều người Chăm (hồi trước gọi là Chàm hay Chà Châu Giang...). Cả hai anh em Dohamide và Dorohiêm đều có gen học giỏi như 2 anh em La Văn Được và Trần Hữu Danh...Người Chăm dù sanh ở Châu Giang - Châu Phong - Đa Phước - Cỏ Tầm Bon - Đồng Cô Ky... đều được người Việt gọi chung là Chà Châu Giang. Tất cả người Chăm ở Châu Đốc đều theo đạo Hồi (không rõ thuộc hê phái Shi - ai hay Sun - ni) rất hiền lành, lương thiện, một chi nhánh của Hồi Giáo Mã Lai, không quá khích - không theo khủng bố ISIS - như nhiều tín hữu Hồi Giáo ở Trung Đông. Bạn Dorohiem, học trung học cùng trường Collège de Chaudoc với tôi, một hay hai niên học, Hiêm lên Sài Gòn học tiếp để thi bằng Brevet Premier Cycle (như văn bằng Trung Hoc Đệ Nhứt Cấp) và Tú Tài . Hiêm xin vào làm việc ở quận 2, sau đó, Hiêm xin vào học Trường Quốc Gia Hành Chánh - Khóa Tham Sự (không phải dự thi tuyển như các người Việt vì được ưu tiên của người gốc thiểu số).
Khi tôi lên Sài Gòn tiếp tục học lại năm 1957, may mắn, tôi ở nhà người bạn cũng cùng lớp với chúng tôi là bạn Nguyễn Sanh Tiền (Phó Tỉnh Trưởng Vĩnh Long - đang định cư ở Hòa Lan) ở khu lao động, gần chợ Nancy, gần nhà Hiêm, lại có dịp chúng tôi gần gũi thêm. Hiêm rất thương các em, lãnh lương công chức, độc thân nên bảo bọc nuôi dưỡng các em ở chung nhà, ít nhứt là 3 em trai tôi biết, hình  như Hiêm có 1 em gái và 1 chị gái nữa lớn hoặc nhỏ hơn anh Đỗ Hải Minh? Cha mẹ mất sớm, nên Hiêm quán xuyến chăm sóc các em. Đó là cái gương huynh đệ như thủ túc mà Hiêm đã làm tròn trách nhiệm của người anh. Còn anh Minh, có vợ con, ở riêng, hình như ở vùng gần cầu Trương Minh Giảng. Các em trai của Hiêm có thành lập Ban Văn Nghệ Hoa Phượng và sau này, thập niên 60 và đầu thập niên 70, Ban Văn Nghệ này được xem là một vài  Ban Văn Nghệ chánh của Bộ Phát Triển Sắc Tộc, khi ĐôrôHiêm giữ chức vụ Giám Đốc Nha Phát Triển - Bộ này chỉ có 2 Nha: Nha Phát Triển (+ Giáo Dục) và Nha Hành Chánh - Tổ Chức?. Ngoài ra, Dorohiêm như là một Thứ Trưởng (Phụ Tá) Tổng Trưởng Bộ Sắc Tộc, đại diện sắc tộc Champa cho đến ngày cuối cùng 30.4.1975. Ban Văn Nghệ do đứa em kế Hiêm là Hoàng Phương quán xuyến, còn về chi tiền mua nhạc cụ hay các cái khác là do Hiêm lo cho các em. Hiêm rất sính văn thơ, viết báo, viết kịch ngắn cho Ban Văn Nghệ diễn - Hiêm chính là ông Bầu, linh hồn của Ban Văn Nghệ Hoa Phượng , tôi tham dự nhiều lần văn nghệ tại Bộ Phát Triển cũng như tôi mượn Ban Văn Nghệ Hoa Phượng lo về âm thanh, ca hát và có vài vũ điệu Champa khi tôi tổ chức Ngày Họp Mặt Đồng Hương Châu Đốc quy mô lần đầu tiên ở Sài Gòn tại khách sạn Mondial 12 tầng đường Phạm Ngũ Lão, năm 1971 hay 1972 của anh Hồ Thế Nhu - đại gia (gốc xã Đa Phước, Châu Đốc - em rể của ông Nguyễn Tấn Đời - Tín Nghĩa Ngân Hàng). (H: Dorohiêm không có mang kiếng - bên phải - hình này chụp trước khi Hiêm đi ra quận Triệu Phong- Quảng Trị giữ chức Quận Trưởng - lúc đó chức vụ Quận Trưởng còn dân sự - khoảng năm 1960).
Nhắc lại chuyện xưa, tôi vô cùng ngưỡng mộ mến phục người bạn hiền Dorohiêm về ngôn ngữ Anh Pháp - Chăm Việt đều thông suốt cũng viết báo, sáng tác thơ, viết kịch Hiêm đều có khiếu có tài. Nếu so sánh, anh Minh thì quảng bác về nghiên cứu hơn Hiêm. Còn về văn chương thí anh Minh khó theo kịp Hiêm. Dorohiem (1).jpg
* Bạn Hiêm đã về với cát bụi, tôi xin phép bạn tiết lộ chuyện "nhát gái" của bạn ta vào bậc cao thủ khi còn độc thân đang học Trường Quốc Gia Hành Chánh (khoảng năm 1958 - 1960), chàng mê một người đẹp tên M. (bây giờ đang cùng ở Sacramento như tôi), nhà ở gần văn phòng Cảnh Sát Công Lộ, đại lộ Trần Hưng Đạo - cô này tuổi vừa qua đôi tám, rất trẻ đẹp, biết bao thanh niên cở tuổi như chúng tôi hay lớn, nhỏ hơn vài tuổi, lạng qua lạng lại tán tỉnh người đẹp, đi lòng vòng mà ít có chàng trai nào dám vào nhà như Hiêm. Thế mạnh của Hiêm, là bạn thân với người anh ruột LSĐ (là nhà thơ hiện ở Sacramento - thân với tôi) của cô M nên Hiêm muốn ghé nhà cô M. bất cứ lúc nào cũng có lý do -  Hiêm đoán là người đẹp đã đi học về đến nhà rồi. Mục đích chính là chiêm ngưỡng sắc đẹp của cô gái Bắc Kỳ nho nhỏ xinh xinh với nước da trắng hồng hấp dẫn. Câu nói đầu tiên của chàng là đến tìm LSĐ, bạn học lớp đệ nhị, nói vậy mà không phải vậy, chàng chỉ muốn gặp M để nghe giọng oanh vàng thỏ thẻ ngọt xớt của gái Bắc Kỳ mới di cư vào Nam vài năm. Hiêm thú thật với tôi, Thay vì đạp xe dọc theo Đại lộ Trần Hưng Đạo, chàng lại đi vào hẽm mỗi ngày ngang qua nhà nàng cho đến đường Phát Diệm lại đạp ra đường Trần Hưng Đạo để đến Quận Nhì, gần rạp ciné Đại Nam. Khi Hiêm học ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, cũng xẹt qua nhà nàng, nhin được cửa nhà đóng kín cũng đã khoái rồi. mà tánh "nhát gái" nặng quá, nên vài tuần mới dám ghé nhà "giã bộ" thăm LSĐ. Thật ra, Hiêm mê giọng nói, đôi bàn tay với các ngón tay búp măng và trắng muốt của cô gái Bắc, chàng nói là muốn nắm tay nàng hôn mạnh một cái mới đã thèm,  nhưng không bao giờ dám có hạnh động táo bạo đó. Khi có tôi ở gần nhà, Hiêm thường nói tôi "hộ tống" chàng cho tim đở đập thình thịch khi đến thăm người đẹp hàng tuần ít nhứt một lần. Tôi nghiệp cho thằng bạn hiền lành, nhát gái mê người đẹp mà không tỏ tình làm sao người đẹp biết có thuận tình hay không, chàng chỉ mê một chiều. Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành, được Bộ Nội Vụ cấp Sự Vụ Lệnh đi làm Quận Trưởng quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, tôi và các em của Hiêm tiển Hiêm ra ga xe lửa để chàng đi lên đưởng nhận nhiệm vụ mới. Trước ngày đi xa, khỏi Sài Gòn, Hiêm còn nói mầy đi với tao đến từ giã người đẹp, rất tiếc, hôm đó, mẹ người đẹp cho biết, nàng đi chơi với bạn rồi, làm cho Hiêm tiu nghỉu rất tội nghiệp, buồn năm phút và lặng lẽ nắm tay tôi rủ đi ăn kem, có lẽ lòng của Hiêm lúc bấy giờ nóng phừng phừng vì không gặp được em, cần ăn kem để hạ hỏa?
* Khi Hiêm nhận nhiệm vụ một quận có hằng hà VC chém vè ở lại không tập kết ra Bắc như Hiệp Định Genève 1954 quy định. Triệu Phong là quê hương của tên Tổng Bí Thư Lê Duẫn, đây là cái nôi VC. Hiêm nói, làm việc rất căng, nơm nớp lo sợ VC nằm vùng ám sát nên lúc nào Hiêm cũng kè kè khẩu súng lục mà Hiêm ký nhận từ Bộ Nội Vụ ở Sài Gòn. Nhưng, khi Hiêm đã lọt vào cặp mắt nhung của người đẹp - thơ ký quận - làm dưới quyền Hiêm - dù ở vùng sỏi đá, cô thư ký lại có nước da trắng ưa nhìn và dáng dong dỏng cao quý phái nữa. Theo lời Hiêm kể, lúc bấy giờ chàng hết sợ VC ám sát mà chàng lại nép sát vào cô thư ký để được bảo vệ chắc ăn nhứt, lai được có người "phục vụ" từ chăn màn chiếu gối cho đến ăn uống hay đi ra khỏi văn phòng quận, nàng chọn người cận vệ cho chàng mà cũng canh chừng chàng có léng phéng với ai khác?
Người chăm sóc và lo cho Hiêm đủ mọi thứ, khi hết hạn trấn thủ lưu đồn ở Triệu Phong, được lệnh Bộ Nội Vụ đổi về Sài Gòn, chàng làm đám cưới với người yêu và dẫn nàng về dinh ở gần chợ Nancy, sanh con đẻ cái cũng kha khá. Khi Hiêm bị đi tù cải tạo, ra tù sau tôi vài năm - khoảng 13 năm - vợ ở nhà nuôi đàn con và đàn em vẫn còn ở chung. Với sự thiếu thốn, kham khổ và lao động cực nhọc kiếm cái ăn quá vất vả, vợ Hiêm vướng bịnh lao phổi cũng từ hoàn cảnh đó, tôi có đến thăm vài lần trước khi Hiêm về.
Tôi không rõ, vợ của Hiêm có cùng một lúc với chồng con đi sang Mỹ diện HO hay vì đau phổi phải bị ở lại? Hình như sau này, Hiêm bảo lãnh được vợ sang Mỹ, nhưng cũng qua đời sau vài năm?. Tội nghiệp cho người vợ của quân nhân công chức có chồng bị đi tù cộng sản, trăm bề đau khổ khó khăn cho cuộc sống bị kỳ thị ruồng ép đủ mọi thứ trong xã hội cộng sản.
Nay bạn Hiểm ra đi thanh thản về bên kia thế giới, chắc chắn sẽ sum họp với người vợ thân yêu của mình và kỷ niệm Triệu Phong có cơ hội trổi dậy của hai người bạn tình chung thủy.
Xin chúc bạn ta - Dorohiêm  THƯỢNG LỘ BÌNH AN cùng sống chung một mái nhà hạnh phúc ở khu Nancy cũ - Sài Gòn với người vợ thân yêu của bạn.@

Phân Ưu - tổng quát.jpg
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG ANH
ĐỖ HẢI MINH & TANG QUYẾN
Gia đình Trần Văn Ngà & Mai Thanh Truyết, gia đình các bạn thân

Saturday, January 12, 2019

KHOÁ 14  ĐƯỢC MÙA HỘI  NGỘ.
    Vào  chiều 12/tháng tư/2014, tiết trời Nam Cali bỗng trở nên “ấm mát”lạ thường,như hoà cùng niềm vui của anh em chúng tôi, cùng tề tựu bên nhau,nhân dịp anh chị Hà Hải Sơn(từ Newark-Bắc Cali) và anh chị Nguyễn Ngọc Cường(từ New York) đến.Thật là một buổi họp mặt “không thể nào quên”, tại nhà anh chị Huỳnh văn Quế. Chúng tôi “đếm tới đếm lui” được tất cả 21 bạn, trong đó gồm 10 ĐS 14 là các anh:Ảnh, Cuòng,Danh, Kịp, Hưng,Lợi, Ninh, Quế, Tín, Trinh và các hiền thê. Những buổi họp mặt như thế đã là”truyền thống” để mừng đón các đồng song từ ngoài Nam Cali đến; nhưng lần nầy càng đáng nhớ hơn nữa, vì ngoài chúng tôi và các phu nhân, còn có hai “người khách đặc biệt“ từ quê nhà sang.Đó là “hiền tỷ của hiền thê của anh Hà Hải Sơn” và chị Ôn Cẩm Lén,hiền thê của CSVVăn Hiếu Nghiã. Thật đáng buồn, người bạn nầy của chúng tôi, đã “ra đi” quá sớm vào năm 1986.

001.jpg
HỌP MẶT NHÀ ANH CHỊ HUỲNH VĂN QUẾ - 12/4/2014
NGỒI:các chị Quế, Hưng, Lợi, Ninh, Sơn, anh Quế, anh Cường, chị Tín, chị Nghĩa, chị Trình, anh Trình
ĐỨNG: Ninh, Ảnh, chị vợ của Sơn, Lợi, Sơn, Hưng, Tín, Danh ( chị Nghiã,hàng ngồi, thứ ba từ phải qua)

Tiếp đến, vào sáng ngày 26/4/, một số CSV tại Nam Cali cũng rất vui mừng gặp gỡ chị Nga Trần,hiền thê bạn Hà Vĩnh Yên, nguòi bạn khoá 14 chúng tôi đã bỏ mình trên đường vượt thoát tìm tự do vào ngày 27/12/1987  .Hiền thê hai bạn ấy đã thay chồng nuôi các cháu đến ngày khôn lớn,thành tài. Thật không muốn long trọng hoá vụ việc, nhưng chuyện gặp lại hiền thê một CSV(đã mất)sau nhiểu chục năm “sao dời vật đổi”là quá hạn hữu và đầy xúc động. Đặc biệt , phải ghi ra đây , sáng ngày 26/4 , một buổi sáng đầy nắng ấm, chúng tôi gồm các anh chị Tín, Quế, Ninh, Lợi ,các bạn Xuân,Kịp,Ảnh, Hưng (Phạm), Danh đã cùng đến “Tuọng Đài Thuyền Nhân”(trong khu Peek Family,thành phố Westminster_Nam Cali-Hoa Kỳ)., vì được biết có khắc tên bạn chúng tôi,Hà Vĩnh Yên, trên  phiến đá nằm rải rác xung quanh tượng thuyền nhân. Phải nói, bức tượng thuyềh nhân thật vô cùng sinh động và “có hồn”, được thiết kế giữa hồ nho nhỏ với tiếng nước chảy róc rách.. . Cũng xin nói rõ, có tất cả trên 20 phiến ,khắt chằn chịt tên nhiều ngàn đồng bào đã bỏ mình trên đại dương. Thiệt tình, anh em chúng tôi hoàn toàn không biết tên bạn HVY tôi nơi phiến đá nào,nhưng lạ lùng thay, ít ra có vài bạn (và cá nhân tôi), bước ngay đến phiến đá và nhìn ra ngay ra tên Hà Vĩnh Yên. Không dám khẳng định,nhưng dường như hương hồn anh Yên đã “chỉ “ ra..  , một thần giao cách cảm có thật. Anh em chúng tôi đã manghoa ,cùng thắp nén hương cho người quá vãng.

002.jpg
TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM- 26/4/2014
Ninh, Tín,Xuân, chị Ninh, chị VH Nghĩa, chị Tín, Mai(em chị Yên), chị Hà Vĩnh Yên, Vinh, chị Lợi, Kịp, Ảnh, Quế, Lợi(( Chị Hà Vĩnh Yên,đứng giữa, áo vàng sậm).

  • Và tiếp theo, vào ngày 25/5/2014, một lần nữa, nhóm Nam Cali đã hò hẹn đón tiếp bạn Lê K.Thành, người từ”phương Bắc”Cali đến.Tất cả trên 15 anh chị như: Ảnh,Danh,Lý Q.Hùng,Lợi,Trình, Xuân, Vinh và các “chị dâu”, đặc biệt lần nầy cũng có chị Yên và cô em, cùng chị Cao Minh Tâm, vẫn rạng rỡ như ngày nào, dù sau những ngày vì lý do sức khoẻ ,tạm vắng mặt khá lâu.Và cũng xin phép, ghi lại, mẫu thân chị Tâm vừa quá vãng ở tuổi đại thọ tháng rồi. Chúc mừng chị Tâm, đã bằng nghị lực, vượt qua những đau buồn. . Sau những giây phút “trãi dài tâm tình nới nhà hàng, anh Thành,chị Tâm ,anh Tín đã tìm đến tư gia thăm chị Khanh . Lần gặp mặt nầy, có lẽ phải cấp bằng”tưỏng lệ” cho anh chị Lý Q.Hùng, đã ”chịu nhút nhít”, vì bao năm qua, ít khi hạ sơn.( Về hình ảnh ngày họp mặt với anh L.K.Thành, xin post riêng).
  • Đấy, chỉ trong vòng khoản một tháng, khoá 14 đã mấy lần họp mặt, mỗi lần cũng “tròm trèm” hai mươi anh chị. Như vậy, không biết phải dùng chữ nào ngoài từ”đưọc mùa”.
Điều nầy đã nói lên tình cảm sâu lắng của khoá.  Và cũng vì “tình cảm lê thê, hơi dài dòng, chắc phải đôi điều sơ sót.trong trình bày.Thông cảm dùm, trên 70 , lẩm cẩm là chuyện thuòng).

Cũng như vào tháng 6/năm 2013 , nhóm 14 Nam Cali chúng tôi đã nhiệt tình  mừng đón “song kiều” từ trời Âu ‘vượt ngàn hải lý” sang hội ngộ với anh em chúng tôi , cả nam và bắc. Phải dùng nhóm từ”không thể nào quên”, vì hai chị Kiều, tuổi đời khá cao.Chi Ngân Kiều trên 80, và chị Sưong Kiều trên 75 (?).Sức khoẻ  hai chị ,dĩ nhiên “có vấn đề” .nhưng vì tình bạn đồng song thấm thiết đã thôi thúc hai chị đủ can đảm tìm đến với bạn bè. Tuổi đời hai chị “hơi cứng” chút xíu, vì cả hai gốc là công chức.., còn lại đa số chúng tôi tuổi đời cũng trên dưói “thất thập cổ lai hi” cả rồi. Và có lẽ cũng như các khoá khác, những lần hội ngộ ngày càng hiếm hoi, vì “đưòng xá xa xôi, bệnh tật”hoặc vì lý do riêng tư nào đó.. . “, bởi vậy chúng tôi thật thèm khát, mơ ưóc và rât trân trọng những lần “gặp lại cố nhân”.Khoá ĐS 14 luôn với tâm nguyện”vì tình đồng song”, những dị biệt, nếu có cũng không phải là những cách ngăn khiến chúng tôi quay mặt./- TANinh-14