Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Thursday, May 27, 2010

MỘT COMMENT NÓNG
MÀ ...NGUỘI !

1 comments:

ton that tue said...
Lúc ấy ông Kiểu em ông Thiệu đại sứ VNCH tại Đài Loan về ở lại Saigon khá lâu. Và có tin ông Kiều làm áp lực với ông Thiệu nên có một thủ tướng dân sự thay cho đại tướng Khiêm. Mà ông Kiểu cũng như ông Thiệu thuộc đảng Đại Việt. Nếu đảng nầy có ý kiến thì họ sẽ đưa tên gs Bông.


Nhiều người tin ông Khiêm đứng sau vụ ám hại nầy nhưng những giới am hiều tình báo nói với nhau là VC làm vụ nấy.Chuyện rất tình cờ, tôi gặp Nguyễn Hữu Thái ngồi dưới một tấm tăng kiểu như chỗ vá xe trên đường Hồng Thập Tự. Anh ngồi chơi như thất nghiệp trong lúc tôi biết anh ta là sĩ quan CTCTri. Anh nói anh bị nghi oan trong việc sát hại ông Bông. Sau 75, anh Thái được ghi công và thành kẻ ghê gớm oai vang.Qua sự trình bày của TC Lãnh nói trên, nếu trình bày đúng ý, tôi thấy anh Đức không nên viết như vậy nếu không có một ân oán giang hồ hay một phóng chiếu tương lai."Bông" là tiếng Việt thay cho chữ hoa (fleur, flower) rất thông thường trong nam. Bông sen thay vì hoa sen, bông hồng thay vì hoa hồng.

Người Nam rất bình dị có những tên mà người bắc chê như ai lại gọi Hở cho con gái mà thật ra là hớn hở vui tươi.Chữ "bon" tiếng Pháp không nhất thiết là tốt mà là một chữ đệm đầu câu như chữ "well" trong tiếng anh. Hơn nữa chữ đó là một tĩnh từ tổng quát chỉ cho một ý nghĩ cá nhân. Có thể tốt cho người nầy mà không tốt cho người kia. Ông quan Pháp thâu được tiền thì thú vị cho là bông nhưng thằng dân đen bán vợ bán con nạp tiền cho nó thì không có gì bông. Lối viết của anh Đức làm tôi nghĩ anh Đức muốn nói cha mẹ gs Bông là hạn người đi thu thuế cho Pháp nên thích chữ "bon" nầy mà đặt tên con.

Nếu đúng như ý ấy, đây quả tình mang tính chất đấu tranh giai cấp, chống địa chủ và nhuốm mùi duy vật biện chứng, cho dù cha mẹ ông Bông là dân thu thuế (tax collector) đi nữa.Nói chung (all things considred) đây không phải là việc nên làm và đây lại là lối làm không được nhuyễn.
May 27, 2010 7:08 PM
NGUYÊN VĂN EMAIL CỦA ANH TTT-QGHC-USA


***BY/QGHC:
Cái LINK trong bài mà anh TTT ghi bên dưới là chuyện cũ từ năm 2009. Chúng tôi có xem lại và không nhớ chuyện gì để anh ttt đóng góp ý kiến trong bài nầy. Và chưa hiểu là tại sao mà anh ttt đã NGÂM TÔM mãi cho đến bây giờ mới có đôi lời nho nhã, thâm sâu nầy !!!?./- by/qghc

show details 2:52 AM (4 hours ago)

Đông / Tây

1-Co nhieu khi nguoi noi hay nguoi viet khong biet min h noi, hay viet gi nua thi lam sao nguoi nghe, hay nguoi doc hieu. nhu trong bai nay nguoi viet/noi cu viec dung cai ca-nhan cua minh de dua ra tien de nhu: "Nhưng theo tôi thì ý niệm về Đông Tây trong sách của ông Giang nó tóm gọn lại, rằng Đông là Trung hoa cộng sản và Tây là nước Mỹ tư bản." Va nguoi nghe hay doc dung chang hoi dau ma phan bac lai lam gi. http://cnguyqghc.blogspot.com/search/label/NguyenManhPhuc17


Qua đoạn trên, tác giả Nguyễn Mạnh Phúc trích lời của nhà báo Đỗ Tiến Đức với nhận xét người nói không biết mình nói cái gì. Tôi không bình luận nhận xét của tác giả nầy đối với ĐTĐ khi ông đốc sự khóa 7 phân tích tác phẩm của Nguyễn Thanh Giang vì tôi không đọc hết phần thuyết luận của ông Phúc, và các bài của các ông Đức và Giang. Tôi chỉ giới hạn trong hai chữ Đông Tây. Trước tiên, nhận xét đúng sai của NMP chỉ dành cho NTGiang vì ĐTĐ chỉ nói lại ý của NTG rằng đông là Trung Hoa CS và Tây là nước Mỹ tư bản. Ở đây tôi chỉ cố gắng tìm hiểu tại sao nói Đông là CS Tàu. Ngôn ngữ tại bản chất là một qui ước. Tính chất qui ước nầy được nhấn mạnh khi các danh từ đã trở nên những thuật ngữ (terminologie) cho những bộ môn riêng biệt. Ví dụ chữ "chip" trong computer hoàn toàn khác biệt với bánh tráng vụn hay khoai tây chiên.

Tuy không quá nhảy vọt như chữ "chip", hai chữ đông tây, nhất là chữ "đông" có một ý nghĩa đặc thù trong sách báo chính trị của thời cao độ chiến tranh lạnh giữa hai khối Nga Mỹ. Vào những thập niên 50 và 60, thời trưởng thành của ĐTĐ và có thể của NTG, chữ "the East" là CS. Nhưng trong sách báo VN, rất ít ai dùng chữ "Đông Phương" dù dịch từ các bản có chữ "the East" mà họ dịch đa phần là CSQT. Họ không muốn người đọc hiểu nhầm CSQT với cái Đông Phương triết lý, của hiền nhân, trong nền văn minh Hoa Ấn trong đó có VN và Nhật Bản. Virgil Gheorghiu, mà ai cũng biết qua cuốn "Giờ Thứ 25", có viết, tôi không nhớ trong cuốn nào, rằng: Khi nền triết học và tư tưởng Tây Phương sụp đổ thì Đông Phương sẽ cung cấp một ánh sáng mới đề cứu vớt.

Ông liền nói ngay rằng Đông, không phải là CS cúa Nga, mà là cái Đông Phương trầm lặng trong câu "Đông là Đông, Tây là Tây, Đông Tây không thể gặp nhau". Qua lời nói của Gheorghiu, trong thuật ngữ chính trị, Đông là CS Nga Tàu. Không rõ nghĩa nầy của chữ East xuất phát từ đâu. Có thể rất đơn giản để chỉ sự đối nghịch với Tây Phương. Occident và West được dùng lẫn lộn. Trong địa lý thời cổ, lục địa kéo dài tư Tây Ban Nha qua VN được chia thành Tây (Âu Châu), rồi Trung Đông, Đông (gồm luôn Viễn Đông. Âu châu lại chia ra Tây Âu, Đông Âu và Ilberia (Ban Nha và Bồ Đào Nha). Nhưng ý niệm tây phương không nằm trong khuôn viên địa dư mà hiểu theo nghĩa văn hóa. Tất cả những nền văn hóa xuất phát từ La Hy đều xem là Tây Phương . Úc và Tân Tây Lan trong các giải thể thao được xếp là Á Châu nhưng văn hóa và xã hôi là Tây Phương, Mỹ kể cả Mỹ La Tinh cũng vậy. Trong nghĩa nầy, chủ thuyết CS cũng xuất phát từ Âu Châu. Chính trị của Nga gắn liền với Âu Châu và tôn giáo Christian (nhiều nhất với Orthodox) làm cho nước Nga là một phân bộ của Occident. Nhưng những nhà báo thời chiến tranh lạnh chỉ muốn nói Nga là Đông để chỉ sự đối nghịch và lưỡng phân thế giới (bipolarisation du monde); họ vẫn cho CS là một thứ anti-Occident như có kẻ phản chúa (antichrist)

Vì vậy theo tôi, khi ông Đức hay ông Giang nói Đông Phương là CS Tàu, thì các ông ấy hiểu theo thuật ngữ chính trị. Thật ra những người đọc tầm thương như tôi cũng bị lúng túng. Bởi lẽ nước Tàu không CS hay đúng hơn là văn minh Trung Hoa là một trong hai cột trụ của nền văn minh Đông Phương, có người gọi là Hoa Ấn. Bi đát nữa, chủ nghĩa CS xuất phát từ bên trời tây, đi ngược với nền văn minh truyền thống mà Mao Trạch Đông muốn hủy diệt (ví dụ cách mạng văn hóa, và ra lệnh cho các đàn em phải hủy bỏ hết giết cho thật nhiểu). Nếu hiểu Đông Phương theo kiểu máu lửa nầy, các nhà làm từ điển sẽ khó lòng viết lách. Ông Phúc bực mình cũng phải, nhưng ông Giang và ông Đức có quyền viết như một học giả, người đọc cũng phải cố gắng vận dụng trí não phụ vào với người ta.

ttt (*Chắc là Đàn Anh Tôn Thất Tuệ ? Nếu không phải xin vui lòng tha thứ và đính chính giùm !!!BY/QGHC)

tb: (*tái bút)
có người nói với tôi khi liên lạc với các anh thì phải "mũ ni che đầu".tôi không biết mũ ni là gì; mũ của các ni cô? Ni cô thì trọc lóc. Tôi không biết các anh là ai. Những người bị / được nhắc tên trên web cũng vậy; tôi chỉ biết Bích Diễm và Nguyễn Thế Vĩnh và dăm mươi người các anh liệt kệ bên lề trái các trang. NT Vĩnh có đăng mấy bài của tôi trên Tiếng Thông Reo. Còn ĐT Đức tôi có gặp nhiều lần ở Los Angeles và hay gặp chị Đức đi bỏ báo, thu quảng cáo ở Orange hai chục năm trước.

***BY/QGHC:
Xin phép nói leo cho vui nhé ! Đúng ra thì cái câu trên phải y nguyên văn là "MŨ NI CHE TAI". Mũ ni là loại mũ đan bằng len, thường đan 2 bên dài xuống để che cả 2 tai cho ấm. Quý thầy chùa, quý Ni cô thường hay đội mũ ni (màu nâu) nhiều hơn ai hết.

Khi người đời lập lại cái câu ngàn năm "MŨ NI CHE TAI" thì nó đã lái qua chuyện khác, chứ không còn có ý đội MŨ NI cho ấm đầu và tai. Cái ý nhắc khéo ấy là:

" Đừng nghe những gì thiên hạ nói, bình luận , chê bai... và chửi rủa nữa !!!! Hãy coi như không biết, không thấy, không nghe ...hoàn toàn không để ý là xong ngay, tránh được phiền phức, bực mình v.v..."
Cho nên có ai đó khuyên : Khi giao thiệp với chúng tôi thì nên "Mũ ni che tai" là như vậy đó anh ttt !!! Đâu phải mọi lời khuyên đều là chân lý phải không anh ? Cái gì cũng có trên, có dưới; có mặt , có trái ... Tuỳ mỗi người thích xem cái gì, chỗ nào, phán đoán ra sao nên mới có vấn đề chọn lựa riêng của mỗi người phải không anh ?
Bởi vậy khuyên, cứ khuyên mà thực tế chuyện đời nhiêu khê lắm, vẫn tùy ở cá nhân mình nhiều hơn có đúng không anh ttt ?! Thân kính;./- BY/QGHC
Tại sao gần cuối đời ĐỖ TIẾN ĐỨC
Lại “XÁCH MÉ” Cố Giáo Sư NGUYỄN VĂN BÔNG ???·
Trần Cao Lãnh
QGHC –USA.

***BY/QGHC:
Thưa quý đồng môn- Chúng tôi có so lại những đoạn trích dẫn trên đây của Anh TCLãnh với bài đăng nguyên văn trên Báo Việt Luận, phát hành ngày 21-5-2010 tại Sydney.
Vì hiện chưa có bài của anh ĐTĐức trên Internet (*Có nhận 1 lần qua email mà tưởng chuyện cũ nên đã hốp tốp bôi bỏ) nên chúng tôi chưa đăng nguyên văn để ĐỐI CHIẾU được. Vậy rất mong sớm có bài viết của Anh Đức và chúng tôi sẽ đăng ngay và lưu giữ để làm bằng về sau. Thân kính./-BY/QGHC

Thưa Quý Anh Trang Mt68
Và Quý Bạn QGHC khắp nơi;

Cách nay chừng 10 hôm, tôi đã nhận được bài viết về Cố Giáo Sư Viện Trưởng HV/QGHC Nguyễn Văn Bông đã do chính tác giả Đỗ Tiến Đức trực tiếp gởi đến hầu hết báo chí, Diễn Đàn Internet và các địa chỉ Email khác. Trong số những người nhận có tôi và tôi đã “sửng sốt” đọc đi, đọc lại đôi lần mà vẫn chưa tin là bài viết ấy lại do chính tác giả Đỗ Tiến Đức viết ? Tôi hoài nghi là vì: Cá nhân tôi đã thuộc nằm lòng về tác giả Cuốn Má Hồng và Cựu Giám Đốc Nha Điện Ảnh của VNCH là anh Đỗ Tiến Đức chứ không ai khác hơn.

Mãi cho đến nay, trong suốt mấy mươi năm dâu bể; tôi chưa hề nghe thấy anh Đỗ Tiến Đức đã từng HỖN LÁO với bất cứ ai bằng lời lẽ, huống chi là trong văn phong viết lách là nghề kiếm cơm của anh ở Hoa Kỳ nầy !!!

Cả hơn tuần qua, tôi vẫn chưa chịu tin bài viết với đầy giọng XÁCH MÉ đó là chính của anh Đỗ Tiến Đức ??? – Nhưng, nay thì sau khi vài báo IN đã đăng tải và các Diễn Đàn Internet đã phổ biến sâu rộng mà không thấy có một đính chính nào về bài viết. Như vậy là bài viết mà tôi đề cập ở đây đúng là của chính anh Đỗ Tiến Đức, một đồng môn QGHC của tôi mà tôi vốn đã khá nể trọng từ khuya, nay lại quẹo ngang một cách vô cùng đột ngột. Vì lý do bất khả kháng gì để khiến cho anh ĐTĐức đành muối mặt, ướp nước đá để trở thành một kẻ mang tiếng BẤT NHÂN, bất nghĩa trong thời gian chỉ được đếm từng ngày ngắn ngủi còn sót lại của anh ?! (* Cách đây mấy tháng có tin anh ĐTĐức đã bết lắm rồi ?!)

Đối với tôi, bài viết của anh Đỗ Tiến Đức đã hiển nhiên cho người đọc, dù bất cứ ai cũng sẽ thấy tính cách BẤT KÍNH, GIỄU CỢT với đặc tính “XÁCH MÉ” đã nổi bật trong suốt từ tựa đề cho đến nội dung cố tình biểu lộ ở từng câu , từng đọan mà tôi xin trích dẫn tượng trưng như sau:

- Xách mé 1.
Với tựa đề bài viết là: “VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI TÊN LÀ NGUYỄN VĂN BÔNG”.

Đối với cái tựa rõ ràng trên đây, tôi tin chắc ai đọc qua cũng thấy được tính cách “Nói trèo, Trịch thượng, Khinh mạn” mà anh ĐTĐức muốn bộc lộ, tạo chú ý cho độc giả ở ngay cái tựa đầy xách mé nầy.

Tôi xin ngắn gọn hỏi anh ĐTĐức rằng: Nếu anh có muốn viết gì về các vị Giáo Sư khả kính khác như Giáo Sư Nguyễn Cao Hách, Giáo Sư Vũ Quốc Thông, Giáo Sư Nghiêm Đằng, Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy … Anh ĐTĐức co dám áp dụng y nguyên cái tựa bên trên chỉ thay thế tên Cố Giao Sư Nguyễn Văn Bông bằng tên của quý giáo sư mà tôi vừa liệt kê hay không ???- Riêng tôi tin chắc là anh sẽ KHÔNG BAO GIỜ DÁM !!! Sở dĩ tôi mạnh tin như vậy là vì tôi chưa hề thấy anh ĐTĐức dùng hình thức xách mé đó để viết thành cái tựa cho bất cứ ai và tôi cũng xin thưa rằng, suốt hơn 60 năm qua, tôi chưa hề thấy ai cầm bút đã cho ra một cái tựa ngổ ngáo, cao ngạo như thế. Cùng lắm như những cái tựa hơi xấc, hơi thách thức một chút là “Nguyễn Văn X, ông là ai ?” thì cũng chưa nặng bằng cái tựa mà anh ĐTĐức đã dành cho Cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông !?-

Xách mé 2.
“Khi Giáo Sư Nguyễn Văn Bông về làm Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thì tôi đã tốt nghiệp, đi làm rồi.”

Ngay ở câu nhập đề, anh ĐTĐức đã vội vã xác nhận anh không phải là môn sinh, không phải là học trò của Cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông có đúng không ? Anh đưa ra câu xác nhận trơ trẽn nầy để làm gì ? Có phải ý anh muốn nói là anh không cùng hạng đồng môn QGHC như các đàn em, học trò của Cố GS Nguyễn Văn Bông. Để chứng tỏ anh có quyền không tôn kính Cố Giáo Sư như nhiều đồng môn đã ca tụng Cố Giáo Sư đã viết bài trong cuốn Di Cảo mà anh đã ỡm ờ chê bai ở đoạn sau của bài viết ?

Cái câu nầy nó ngầm cho thấy anh ĐTĐức có phần tự cao, tự đại quá mức bình thường chăng ? Không phải anh tốt nghiệp trước mà tự nhiên anh giỏi, anh có tư cách, nhân cách hơn những anh chị em tốt nghiệp dưới thời Cố Giáo Sư Nguyễn Văn Bông ? Nhứt là yếu tố hễ là mình không học trực tiếp với vị Giáo Sư nào thì mình có quyền lên giọng xách mé với vị Giáo Sư đó hay sao ? Tôi không cố đưa ra lý lẽ dài dòng để bắt bẻ anh ĐTĐức, mà tôi chỉ muốn cho anh thấy là câu nói của anh đã phơi bày cho những ai, chỉ cần suy nghĩ 1 chút là mọi người có thể thấu tim đen của anh ngay. Ít nhứt cũng như tôi đây đã không ngần ngại nêu ra cho anh thấy. Xin anh đừng cứ vẫn tưởng rằng anh lờ mờ như thế mà sẽ không ai nhận ra được gì gai góc ở trong suy nghĩ ẩn dụ tự thổi phồng của anh ?!

- Xách mé 3.
“Tôi cũng không phải là đảng viên của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến nên không có dịp gặp gỡ ông. Thành ra không có ai giải thích cho tôi nghe tại sao tên ông lại là Nguyễn Văn Bông.”

Như ở trên anh ĐTĐức đã tự mau mắn tách mình ra khỏi sự liên quan thầy trò giữa anh và Cố GS Nguyễn Văn Bông. Thế mà anh ĐTĐức còn chưa yên tâm, sợ có ai chưa hiểu ý của anh chăng ? Nên anh mới bồi thêm câu nầy, cho biết anh cũng không phải là đảng viên của PT/QGCT. Nghĩa là anh ĐTĐức hoàn toàn không có mối liên quan thân cận gì với Cố GS Nguyễn Văn Bông ! Từ chỗ nầy anh ĐTĐức mới buông lời mỉa mai cho rằng vì anh không phải là đảng viên Cấp Tiến, nên không được ai giải thích cho anh biết tại sao có cái tên Nguyễn Văn Bông ?

Câu nói của anh ĐTĐức hoàn toàn gượng ép và dư thừa ở vị trí nầy. Nó chỉ biểu lộ sự kiện là anh ĐTĐức muốn đùa bỡn về quý danh Nguyễn Văn Bông của Cố GS.

Tôi xin hỏi: anh ĐTTĐức đã luôn có thói quen hay tìm hiểu nguồn gốc về bất cứ tên tuổi của một nhân vật nào hay sao??? Tôi chưa thấy như thế một trường hợp về ai?!!! -Nếu anh ĐTĐức có thói quen và đã từng hỏi ý nghĩa về tên riêng của bất cứ ai mà anh đã từng viết ra như anh đã viết về Cố GS Nguyễn Văn Bông thì xin anh chứng minh giùm !!!?

Còn như anh chưa khi nào bình luận xách mé về tên đặc biệt của bất cứ ai thì tại sao anh lại trắng trợn cợt nhả với Cố GS Nguyễn Văn Bông ??? Không phải hễ là đảng viên Cấp Tiến thì được giải thích tại sao lại đặt tên là Nguyễn Văn Bông ! Anh đã viết câu nầy với một tinh thần rất là ấu trĩ. Anh có từng thắc mắc về tên THẦY MẸ của chính anh chưa ? Và thắc mắc như vậy có biết là đã phạm thượng với Tổ Tiên Ông Bà hay không ? Người Á Châu nói chung đều rất am hiểu và tôn trọng điều nầy, không ai được phép mổ xẻ tên tuổi của những người lớn tuổi hơn mình, nhất là Thầy Cô, Cha Mẹ, Chú Bác của mình.

Ở tiểu đoạn nầy tôi xin thưa cùng anh ĐTĐức là TÊN RIÊNG là cái tên của mỗi người. Dù tốt hay xấu, có ý nghĩa hay ho hay không cũng đều là cái tên cần phải tôn trọng nếu mình biết tự trọng. Ví dụ ngay như cái tên ĐỖ TIẾN ĐỨC của anh mà có người mỉa mai, châm chọc thành ra: “Tiếng Đức =Tiếng Đan Mạch= Viết tắt thành ĐM” , hay “Tức Điên”, hoặc “Đức Cống”… thì anh nghĩ sao ???

- Xách mé 4.
“Phải chăng cha mẹ ông thích con gái, mà lại đẻ con trai nên đặt tên cho có hơi hướm con gái ? Hay khi đẻ ra ông trắng như bông?...”

Câu nầy thì anh ĐTĐức đã quá sỗ sàng, trắng trợn, không e dè gì cả. Anh đưa ra mấy ví dụ như “hơi hướm con gái, hay trắng như Bông” là anh tôn trọng Cố GS Nguyễn văn Bông hay sao ??? GS Nguyễn Văn Bông đã hóa ra người Thiên Cổ mà nay trong bài viết chính anh đã mô tả là nhằm để ca tụng GS Nguyễn Văn Bông. Anh ca tụng bằng cách đào sâu TẠI SAO lại có tên NGUYỄN VĂN BÔNG như giả dụ muốn có hơi hướm con gái hay khi sanh ra thì trắng như Bông nên mới có tên NGUYỄN VĂN BÔNG ? Anh suy đoán như vậy là đứng đắn và ca tụng GS Nguyễn Văn Bông hay chính anh ĐTĐức đã cố tình bôi bác Vị Cố GS mà hầu hết các sinh viên QGHC và các sinh viên ở các Đại Học khác đều tuyệt đối kính trọng hơn hẳn nhiều vị giáo sư khả kính khác. Tới nay, lần đầu tôi mới thấy một mình anh ĐTĐức đã công khai tỏ ra bất xứng bằng cái tựa bài viết láu cá hi hữu nầy.

-Xách mé 5.
“Cuốn sách (*Di cảo) dày 330 trang trong khi phần di cảo chưa tới 100 trang. Phần còn lại là phụ lục, gồm những bài ca ngợi Thầy Bông đủ mọi khía cạnh đến nỗi giờ đây, tôi không còn chữ nào để khen mà không bị quí ông bà la lên ‘Biết rồi, khổ lắm, nói mãi’.”

Lại thêm một chứng minh nữa là anh ĐTĐức đã có quyết tâm tận dụng mọi lời lẽ, mọi hình thức, mọi từ ngữ đùa giỡn để đính kèm vảo tên tuổi của Cố GS Nguyễn Văn Bông. Các chữ “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” là cách hành văn cố hữu có truyền thống của NGƯỜI HÀ NỘI. Mỗi khi muốn chọc cười, chọc giận ai, hay muốn lỡm ai thì họ nhứt định không ngần ngại dùng lại điệp khúc:”Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.

Quý vị cứ công tâm phán đoán là tôi đã cố gieo họa cho anh ĐTĐức hay không ? – Quý vị có thấy ai đã dùng điệp khúc “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !” để bày tỏ một cảm tưởng chân thật và tôn trọng người khác hay không ? Tôi thì tôi chỉ có kinh nghiệm về điệp khúc Hà Nội nầy với ý nghĩa xem thường và khiêu khích, miệt thị đối tượng mà thôi !!!

Anh ĐTĐức tưởng rằng anh đã dùng hình thức đùa giỡn với điệp khúc Hà Nội để anh khỏi khen ngợi Cố GS Nguyễn Văn Bông như nhiều người đã viết trong Di Cảo. Anh tưởng rằng anh sẽ mượn tên tuổi Cố GS Nguyễn Văn Bông để đánh bóng cá nhân mình mà thiên hạ đều mờ mắt ? Xin mời quý vị đọc tiếp phần kế đây.

-Xách mé 6.
“Cho nên tôi phải tìm cách khác để khen ngợi Giáo Sư Bông. Cách đó là tôi kể chuyện đời tôi.”

Đây là một câu tự thú, giấu đầu lòi đít của anh ĐTĐức. Anh đã bị lộ diện kể từ các đoạn dài lê thê nói về mình bắt đầu sau câu trích dẫn nầy.Theo ý của cái TỰA ĐỀ thì toàn thể bài viết sẽ chỉ nói về một mình Cố GS Nguyễn Văn Bông. Nhưng quý vị đọc kỹ sẽ thấy, bài viết kể lể về CÁ NHÂN ĐTĐỨC đã chiếm hết HƠN NỬA BÀI. Những chi tiết mà ĐTTĐức gượng ép đem vào nó không có một LIÊN QUAN CẦN THIẾT nào cả.

Đúng 100% , anh ĐTĐức đã lợi dụng một số sự kiện có liên quan đến dư luận chung quanh về việc VIỆT CỘNG ĐÃ RA TAY ÁM SÁT CỐ GS NGUYỄN VĂN BÔNG. Để rồi ĐTĐức nhân đó lợi dụng tối đa để ĐÍNH KÈM tên tuổi ĐTĐỨC vào trong bài, hầu nhắc nhở và đánh bóng cho cá nhân ĐTĐức bằng cái tựa đề phỉnh lừa dư luận như quý vị đã thấy đó !!!Tại sao muốn ca ngợi Cố GS mà phải dùng tên tuổi ĐTĐức thì mới ca ngợi Cố GS Nguyễn Văn Bông được ? Tôi không muốn dùng các từ ngữ miệt thị anh ĐTĐức, nhưng mà tôi không thể nào không nêu câu hỏi: Anh Đỗ Tiến Đức là một nhân vật cao qúy gì của VNCH cho cam ? Anh chỉ là một Cựu Công Chức Ngạch A như bao nhiêu ngàn môn sinh của Cố GS Nguyễn Văn Bông thôi mà ! Anh tự nhiên to gan đến độ dám bảo rằng phải dùng đến chuyện cá nhân mình để khen ngợi Cố GS.

Nói thật anh ĐTĐức chẳng là cái gì cả !!! Cái giải thưởng Phủ Tổng Thống tặng cho Cuốn Má Hồng hay chuyện anh là Giám Đốc Nha Điện Ảnh sự thật do tài năng của anh mà có ? hay do một CÁI GÌ điếu đóm KHÁC Hơn hả anh ĐTĐức ???

-Xách mé 7.
“Trong thời buổi chiến tranh, chết năm 42 tuổi có khi cũng đã là thọ rồi vì bạn bè tôi, có người chưa tới 30 đã sớm về nơi vĩnh phúc.”

Câu nầy đưa vào đoạn nầy, đọc thấy nó thật là tàn nhẫn và dị hợm. Có phải ý của anh ĐTĐức cho rằng Cố GS Nguyễn Văn Bông chết ở tuổi 42 , năm 1971 là thọ lắm rồi !???Anh so sánh với bạn anh để làm gì ? để an ủi gia đình hay để chọc giận dư luận, hàng triệu người Miền Nam đã vô cùng thương tiếc tên tuổi Cố GS Nguyễn Văn Bông ??? Nếu anh so sánh với chính anh thì sao ??? Lấy sự sống của cá nhân anh ĐTĐức để ngợi khen Cố GS được sao ? hay ngược lại ???

-Xách mé 8.
“Tôi nhắc lại, theo ‘Kịch bản’ của tôi thì mộng của ông Bông là làm Tổng Thống, thay thế chế độ quân nhân Nguyễn Văn Thiệu. Nói ông Bông làm Thủ Tướng là có hơi hạ giá ông ấy đấy.”

Anh ĐTĐức ơi, anh đã quá lộng ngôn rồi. Bởi vì anh đoán mò vô căn cứ là làm sao anh biết được: GS Nguyễn Văn Bông có mộng LÀM TỔNG THỐNG – KHÔNG CÓ MỘNG LÀM THỦ TƯỚNG ??? Điều tôi hỏi là anh có bằng chứng gì ? ở đâu ? – Tôi tin chắc rằng anh ĐTĐức đã cao hứng, ba hoa chích chòe , tự phịa ra chuyện nầy có đúng không ? Anh tưởng khi anh nói mộng của Cố GS là muốn làm TỔNG THỐNG, không thèm làm THỦ TƯỚNG là anh đã KHEN NGỢI được Cố GS rồi hay sao ??? Anh nói như vậy ra ở đây, trong một bài viết BỊA ĐẶT nầy chắc chắn anh sẽ làm cho dư luận nếu càng sai lạc thì càng đúng với ý của anh mong muốn phải không ? Chuyện Việt Cộng tổ chức ám sát GS Nguyễn Văn Bông cũng cùng có một lý do mà chúng đã ám sát GS Khoa Trường Y Khoa Nguyễn Minh Trí (?); Dân Biểu Trần Văn Văn; Ám sát hụt Trần Quốc Bửu; Sinh Viên Lê Khắc Sinh Nhựt, Ký Giả Từ Chung v.v…

Chắc quý vị không cần tôi phải dẫn chứng gì thêm. Những ai làm bất lợi cho Việt Cộng là chúng thanh toán, đơn giản chỉ có thế thôi. Chuyện của Cố GS Nguyễn Văn Bông lúc đó là ông sắp sang Hoa Kỳ theo lời mời để thuyết trình về kế hoạch DÂN SỰ HÓA CHÍNH PHỦ VNCH để đối phó với VC sau khi có ngưng bắn. Điều mà Hoa Kỳ đang tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp ngưng bắn để Hoa Kỳ rút ra khỏi VN trong danh dự. Chính tôi không thấy, nhưng tin tức lúc đó có tiết lộ khi VC ám sát GS Nguyễn Văn Bông (*Ngày 10-11-1971) thì trong cặp của GS còn cái vé máy bay đi Hoa Kỳ đã có sẵn ngày giờ sắp lên đường.(*?)

-Xách mé 9.
“Vì thế nghị sĩ Hào (*Hoàng Xuân Hào) bào chữa rằng chuyện ông Bông là cựu cán bộ Việt Minh ‘đều là những lời đồn đại và phỏng đoán, thiếu kiểm chứng, không có tính xác thực’ ”.

Nếu GS Hoàng Xuân Hào nói như vầy thì tôi thấy không có gì sai sót cả. Sao anh ĐTTĐức lại cho câu nói xác định của GS HXHào thành ra CÂU BÀO CHỮA ??? Anh ĐTĐức đã muốn xuyên tạc và có ý hé lộ cho thấy là chuyện có người đồn đại là Cố GS Nguyễn Văn Bông có thời gian theo Việt Minh trước khi đi qua Pháp du học. Về yếu tố nầy nếu tính kỹ thì sẽ thấy: Lúc năm 1971, Cố GS Nguyễn Văn Bông bị ám sát thì ông mới 42 tuổi. Như vậy ông sinh năm 1929. Tôi có coi lại trong Di Cảo thì thấy năm sinh đúng là năm 1929.

Do đó khi GS Nguyễn Văn Bông rời VN đi Pháp vào năm 1949 thì khi đó ông mới có 20 tuổi. Anh ĐTĐức cho biết năm 1949 GS Nguyễn Văn Bông chưa có Tú Tài, nhưng có nói là GS đã được Học Bổng Tiều Học và Trung Học. Chẳng lẽ GS lại vừa học , vừa theo Việt Minh trong bưng sao ??? Thời đó nên nhớ là thời Pháp và Việt Minh đánh nhau là chiến tranh THUỘC ĐỊA. Nên thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia hoạt động chống Pháp chưa phải là hoàn toàn gia nhập Việt Minh hay đi theo Cộng Sản, Việt Cộng sau nầy, sau Hiệp Định Genève 1954 !!! Cho nên tôi đồng ý với phát biểu của GS Hoàng Xuân Hào. Những ai tham gia Chống Pháp mà sau 1954 vẫn còn hoạt động cho Việt Cộng mới là cần phân biệt lằn ranh giữa Quốc Gia và Việt Cộng.

Riêng Cố GS Nguyễn Văn Bông đã chỉ đứng hẳn về phía VNCH cho đến khi bị Việt Cộng ám sát thì có gì mà cần phải dò xét lại. Suy đoán lấp lửng như ĐTĐức đã cố tình khơi lại với chủ đích gì khác??? Chắc chắn không phải khui ra chuyện đó để chi nâng cao thêm uy tín cho Cố GS Nguyễn Văn Bông !!!

-Xách mé 10.
“Quan Tây và các tay sai của Tây khi tá điền nạp đủ thế thì gật gù nói “Bông ! Bông!.” ”

Câu nầy thì cái ý BÔI BÁC mà anh ĐTTĐức đã xử dụng tự nó đã lộ diện giữa ban ngày. Không cần phải chua thêm gì khác hơn !!!

-Xách mé 11.
“… , năm 1949, dù chưa có bằng tú tài, tiền bạc không có, Nguyễn Văn Bông cũng quyết tâm xuống tàu, sang Pháp. Phải chăng cậu Bông noi gương họ Hồ và cũng nuôi mộng trở thành một lãnh tụ ngang tầm hoặc hơn họ Hồ? (*Hồ chí Minh ?)”

Tuy đoạn nầy anh ĐTĐức có nói là anh hư cấu , coi như anh ta là ĐẠO DIỄN một phim. Nhưng mà hết chuyện để anh làm phim rồi hay sao mà phải đem chuyện của Cố GS Nguyễn Văn Bông ra làm điển hình để gọi bằng “CẬU BÔNG” ???

Anh ĐTTĐức đem ví Cố GS Nguyễn Văn Bông để so sánh với Hồ Chí Phèo thì quả là anh ĐTTĐức đã quá khinh thường dân chúng Miền Nam nói chung. Anh lấy mục tiêu Hồ Chí Phèo để so sánh Cố GS Nguyễn Văn Bông thì chính anh đã làm đau lòng rất đông đảo Người Nam không ít ! Tôi hoàn toàn không tin Anh ĐTĐức viết bài ấy để CA TỤNG Cố GS Nguyễn Văn Bông mà thực tế tôi đọc thấy ý nghĩa của nó hoàn toàn ngược lại những gì anh đã vớt vát trong phần kết luận của anh.

-Xách mé 12.
“Và người có công giúp chàng thanh niên Nguyễn Văn Bông nhận được bộ mặt thật của Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Ngọc Huy. Hai người gặp nhau trên đất Pháp.”

Mấy mươi năm nay, tôi chưa hề nghe ai có ý ám chỉ : GS Nguyễn Ngọc Huy hiểu biết về Hồ Chí Phèo hay Việt Cộng hơn Cố GS Nguyễn Văn Bông ? Tôi đọc sách hay nghe nói đều có cùng một nguồn tin là GS Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy là ĐỒNG NGHIỆP. Cùng thời du học ở Pháp, chứ tôi chưa từng nghe ai nói GS Nguyễn Ngọc Huy giỏi hơn GS Nguyễn Văn Bông ở một khía cạnh nào đó? Nếu GS NNHuy thật sự rành HCPhèo hơn GS Nguyễn Văn Bông thì sao GS NNHuy không làm CHỦ TỊCH PT/QGCT ??? Câu hỏi nầy không hẳn đã giải quyết được câu trả lời về chuyện giỏi hay dở mà không giữ chức vụ CHỦ TỊCH. Nhưng hiển nhiên sau cùng GS Nguyễn Văn Bông phải có một ưu thế thuận tiện nào đó nên mới được phân ngôi thứ giữa GS NNHuy và GS Nguyễn Văn Bông ?! Dĩ nhiên cho rằng ai nhờ ai, ai thầy ai giữa hai vị GS nầy thì hoàn toàn có tính cách phóng bút bừa bãi như anh ĐTĐức đã làm chăng ?!

-Xách mé 13.
“Cộng sản đã tìm cách móc nối, chiêu dụ Giáo sư Bông hoạt động cho chúng. Nhưng ông khẳng khái từ chối.” (*Thời kỳ sau khi về nước)

Câu nầy cũng chỉ cần đơn giản xin anh ĐTĐức làm ơn đưa ra bằng chứng ? Tài liệu nào? Nhân vật nào ? đã chứng kiến chuyện nầy ??? Mặc dầu đây là CÂU XÁC ĐỊNH có lợi về lập trường QUỐC GIA cho Cố GS Nguyễn Văn Bông. Tuy nhiên đối với tôi , không phải vì có lợi mà tôi tảng lờ, còn câu nào bất lợi thì tôi tận tình lôi ra. Tôi không làm việc theo lối ấy và cũng không chấp nhận mắt nhắm, mắt mở như vậy ! Tất cả phải là SỰ THẬT, suy đoán thì không nên, càng không nên gán ép những điều không có để vinh danh hay hạ nhục một người phe mình hay đối phương thù nghịch.

Chuyện VC móc nối Cố GS, cũng như nói rằng Cố GS khẳng khái từ chối là chuyện anh ĐTĐức có thể nói ngang xương không cần chứng minh gì cả là người ta tin hay sao hả anh ĐTĐức ???

-Xách mé 14.
“Năm 1968, CS đặt chất nổ tại HV/QGHC. Đây chỉ là đòn đe dọa vì nếu muốn giết ông, cộng sản sẽ hoặc là để một lượng chất nổ lớn hơn,…”

Đến đây thì nó chứng tỏ anh ĐTĐức đang không còn đủ tỉnh táo để biết mình đang nói cái gì ??? Anh không phải là VC là đương nhiên. Nhưng sao anh lại nói như chính anh là VIỆT CỘNG ? Như chính anh là người hoạch định kế hoạch ám sát GS Nguyễn Văn Bông vậy ??? Cái gì cụ thể chứng minh là VC đặt chất nổ TNT chỉ để đe dọa ???Chúng đặt bên ngoài vách tường, ngay phía sau lưng bàn làm việc của GS Nguyễn Văn Bông. Bức tường sập, gạch đổ xuống, bao phủ ngập cả chỗ ngồi thành một đống trên bàn làm việc của Ông. Anh ĐTĐức ơi; lúc đó GS đang ngồi tại bàn tiếp chuyện anh VŨ CÔNG. GS thoát nạn lần đó là nhờ Ông ngồi trên cái ghế, phía dưới 4 chân ghế có gắn bánh xe. Khi nổ thì do sức đẫy đã đưa cả người ông và cái ghế chui dưới gầm bàn bằng sắt (Loại Mỹ viện trợ cho các văn phòng). NHỜ VẬY MÀ GS THOÁT NẠN, chứ không phải lúc đó ông đã đi sang phòng bên cạnh như anh viết đâu !!!

Anh Vũ Công bị sức nổ làm anh văng ra xa, chỉ bị thương nhẹ và tự anh đã thoát ra ngoài hành lang kêu cứu. Khi anh em chạy lên lầu , trong mấy anh có anh NGUYỄN TRỌNG THIỆT- Cao Học, bươi gạch mới thấy giáo sư nằm dưới gầm bàn, bị thương máu me nhưng còn tỉnh.Anh em phải đỡ GS nằm trên một cánh cửa đã bị sức nổ làm rơi lìa ra, rồi cùng nhau khiêng xuống thang lầu, ra tận cổng để đưa lên xe đi cấp cứu ở BV Đô Thành. Đến tối lại thì GS được chuyển vào BV Grall theo yêu cầu của Tòa Đại Sứ Pháp.

Tôi xin lập lại, chuyện GS Nguyễn Văn Bông thoát chết năm 1968 là DO MAY MẮN ! Chứ không phải do Việt Cộng chỉ có ý ĐE DỌA như anh ĐTTĐức đã phịa viết ra một cách hoàn toàn láo lếu ! Càng không phải ÍT CHẤT NỔ nên GS Nguyễn Văn Bông đã thoát chết đâu !!!

Sau cùng, sở dĩ tôi có đôi điều đối chiếu với anh ĐTĐức ở đây là vì:

1/- Anh Đỗ Tiến Đức đã ngang nhiên xử dụng những NGÔN TỪ có ý nghĩa XÁCH MÉ RẤT LỘ LIỄU. Rất nặng nề, KHÔNG THỂ NẠI LÀ VÔ TÌNH ĐƯỢC, bởi lẽ ai cũng rõ là GS đã nằm xuống rồi và đối với một người đã nằm xuống thì anh nói gì, viết gì phải biết cẩn trọng hơn chứ ? Sao anh KHÔNG HỀ có một chữ nào đối với GS TẠ Văn Tài, người đã bội bạc , trở cờ, gây sóng gió, ra mặt bợ đỡ Việt Cộng ? Nhưng tại sao anh lại hăng hái viết bài đánh lận con đen đối với GS Nguyễn Văn Bông là một Giáo Sư ; không nói về mặt kiến thức, chỉ riêng về mặt TƯ CÁCH, NHÂN CÁCH, nhứt là LẬP TRƯỜNG TỰ DO VỮNG CHẮC ; hơn hẳn nhiều người tai mắt khác của Miền Nam. Mà sao anh ĐTĐức lại nỡ đành tấn công xách mé, bất kính như anh đã làm ???

2/- Trước đây có nhiều đồng môn đã viết bài thán phục , ca tụng , tôn vinh Cố GS Nguyễn Văn Bông không tiếc lời. Nay Cố GS lại bị anh ĐTĐức đem ra công khai XÁCH MÉ , XÚC PHẠM mà các anh chị đành làm ngơ ??? Im lặng, tất cả cùng nín thinh là tại làm sao ???

Bởi 2 sự kiện trên đây mà tôi phải viết rất ư là chừng mực để cho thấy không ai có thể lầm tưởng : MUỐN ỠM Ờ BÔI ĐEN BẤT CỨ AI LÀ CÓ THỂ DỄ DÀNG QUA CẦU ĐƯỢC ĐÂU !!!

Trường hợp anh Đỗ Tiến Đức ở đây là tự mình chôn vùi tên tuổi của mình một cách rất ư là thiển cận, ấu trĩ. Đó không phải là một lỗi lầm của người lớn bình thường, có học, biết cầm viết lâu năm như anh ĐỖ TIẾN ĐỨC . Cho nên chuyện nầy càng khó hiểu hơn !

Nếu quả thật anh đang chờ con tàu vũ trụ đưa anh đi vào du hành trong không gian thì sao không dành chút ân tình, chút tiếng thơm để cho thân nhân và bạn bè còn mãi hãnh diện vì anh ? Anh đã làm một việc mà người đời khó tha thứ cho anh đó là CHUYỆN PHẢN THẦY ?

GS Nguyễn Văn Bông tuy không dạy anh, nhưng đối với HV/QGHC thì Ông là BẬC THẦY. Còn anh đối với ngôi trường ở số 10 Trần Quốc Toản, dù cho anh có trở thành đạo diễn hay cái gì đi nữa thì cũng mãi là một Cựu Sinh Viên như bao nhiêu anh chị em chúng tôi vậy thôi anh ĐTĐức à !!!!

Hay tại có hơi hám gì của Vẹm chúng nó chăng ???!!!./-

Trần Cao Lãnh
QGHC-USA
Cuối Tháng 5/2010

Tuesday, May 25, 2010

NGUYÊN VĂN CÂU TRẢ LỜI "XÁC NHẬN" CỦA NGUYỄN MẠNH PHÚC-ĐS.17 -NAM CALI.

FW:InboxXReply phuc lao to batung, bocudad724, backydicu, bachlant, artpms, auduong37, anticomto, anthonyxd, anhquyhung, xuyenlai70, vy3842, vinhngo2000, viethai712, tvluu11, trieutam8, trangocuong100, tranminh45, tranbachthu, tracngo, tom42tran, timothydinh, thoiluan, thimai82san, thanhxhuynh2003, thanhducpham, tcta show details 10:23 AM (20 hours ago)
Thursday, May 20, 2010

Mt68: KHÔNG HIỂU TẠI SAO HỘI QGHC NAM CALI CỨ LÀM NGƠ ĐỂ CHO NGUYỄN MẠNH PHÚC -ĐS.17 MẤT DẠY NHƯ VẦY HOÀI ???..........................................................

Vì thằng này ăn cứt chứ không ăn cơm.
Vì là con ngoại hôn nên không ai dậy dỗ...

.NMPhúc-ĐS.17

Sunday, May 23, 2010

NHẮN TIN:

Cách nay mấy hôm, chúng tôi có đọc thấy cái tựa "Một người có tên Nguyễn Văn Bông" , hay tương tự như thế của tác giả Đỗ Tiến Đức. Nhưng chúng tôi không đọc và bôi bỏ, vì nghĩ rằng chỉ là những chuyện cũ.

NHƯNG , hôm qua và sáng nay ; chúng tôi lại nhận được nhiều email của đồng môn QGHC yêu cầu chúng tôi đăng bài ấy để mọi người cùng công khai biết qua. Có người đã sơ khởi rất phẩn lộ về những gì mà anh Đỗ Tiến Đức đã tỏ ra bất kính đối với Cố Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Văn Bông.

Vậy kính xin quý anh chị, nếu ai hiện có bài viết trên của anh Đỗ Tiến Đức, làm ơn vui lòng chuyển đến để chúng tôi đăng ngay thể theo yêu cầu của các bạn đã gởi email. Riêng chúng tôi, tuy đã nghe sơ lược nhưng vì chưa đăng nên xin chưa có ý kiến gì khác hơn !
Thân kính cùng quý anh, chị./- Giữ BY/QGHC

Thursday, May 20, 2010

Mt68: KHÔNG HIỂU TẠI SAO HỘI QGHC NAM CALI CỨ LÀM NGƠ ĐỂ CHO NGUYỄN MẠNH PHÚC -ĐS.17 MẤT DẠY NHƯ VẦY HOÀI ???







- Always display images from luudanset72@yahoo.com



Do Tien Duc, Nguyen Ngoc Lien, Luu Trang, Tran Ngoc Thieu la 4 ten hinh chinh mat day thi hanh lenh Vatican thuc thi NQ36 cua VC, pha roi QGHC. Chu Tat Tien nhan phong bi tu Phong Trao Giao Dan Ca To de chia cho cac dan em nhu Cao Xuan Thuc, Nguyen Tan Lac, Nguyen Van Sau, Dinh Ba Tam, Cao Minh Tam...Do la bon con chien Ca To mac tiem na dam nguc hoc mau mom loi trong Maria Mae Culpa Amen

Monday, May 17, 2010

MỘT TRẢ LỜI TỪ ĐỒNG MÔN QGHC


TẠI SAO HAI CỰU SINH VIÊN QGHC BỊ THẤT CỬ ?

Chuyện bầu cử CĐVN/Nam Cali ngày 18.4.2010 là chuyện dài “Nhận Dân Tự Vệ” phải nói từ đầu thì những ai không theo dõi mới hiểu được, nhưng nếu nói như thế thì một bài viết lại quá dài đối với phạm vi của một bài trên Net.

Ở đây tôi chỉ xin trả lời câu hỏi trên một cách vắn tắt.

Nếu Anh Chị nào nếu muốn tìm hiểu thêm về cuộc bầu cử CĐVN/NCali thì tôi sẽ sẵn sàng trả lời theo sự hiểu biết của tôi.


Đáng lẽ thì cuộc bầu cử ngày 18.4.2010 phải có 3 CSV/QGHC tham gia chứ không phải hai. Có thêm anh Cao Xuân Thức (ĐS/13) nữa.

Anh Thức đã nộp đơn, nhưng vào giờ chót anh có hỏi ý kiến tôi và anh Nguyễn Chí Vy (ĐS/9 – CH/2) tại nhà anh Vy.

Tôi nói với anh Thức rằng anh tham gia bầu cử làm gì, vì theo tôi đây là một cuộc bầu cử của Việt Tân tổ chức để thi hành NQ 36 của Hà Nội mà xâm nhập vào Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn chúng ta.

Anh không thể nào trúng cử đâu. Bằng chứng những gì họ đang thực hiện đều soạn lại bổn cũ hồi xâm lăng VNCH, hồi đó họ lập MTGPMN trước khi họ chiếm VNCH, thì bây giờ họ lập “Uỷ Ban Đoàn Kết và Xây Dựng Sức Mạnh Cộng Đồng” trước khi họ tiến chiếm Cộng Đồng qua một cuộc bầu cử ngang xương như vầy.

Tiếp đến anh Vy đưa cho anh Thức xem “Điều Lệ Tổ Chức Bầu Cử” mà họ có phổ biến trên Net ở (Mục II – (1) – (b)). Chúng tôi nói rằng đây là một điều chơi chữ rất lưu manh, nên nếu anh có trúng cử hạng nhất họ cũng vẫn sẽ bầu lại 1 trong 3 người có số phiếu cao nhất để chọn Chủ tịch. Như vậy thì làm sao anh trúng cử chức Chủ Tịch.

Nhưng nếu người của họ có số phiếu cao nhất thì đương nhiên họ giữ chức chủ tịch mà không có gì bàn cải. Vì Ban Tổ Chức Bầu Cử đều là người của họ. Anh Thức nghe phải và đã rút lui.


Còn Phạm Trần Anh tuy là đã “vang danh” trong giới QGHC chúng ta. Nhưng thực chất lại khác đối với cái nhìn của đồng hương ở Nam California với những điểm sau đây:

Qua Hoa Kỳ đã 3 năm mà đến nay PTA chưa biết lái xe thì làm sao đi hoạt động xã hội, Cộng Đồng ?

Mặt Trận HCM thường chơi cái trò là những ai có chút tiếng tăm khi đến Hoa Kỳ là được MTHCM o bế ngay. Như trường hợp Nguyễn Chí Thiện lúc mới qua cũng được tiếp đãi trao
tặng cái nầy cái nọ, nhưng NCT có con mắt tinh đời nên sau đó rút ra khỏi MTHCM ngay, nhưng vẫn bị xính vính và bầm dập chỉ vì dính líu với MT lúc ban đầu.


Nay PTA lại bị lún lầy quá sâu với MT/VT qua sự tham gia những tổ chức mà VT đang lũng đoạn như Hội Đền Hùng chẳng hạng …

PTA lúc mới qua với cái “Nhãn Hiệu” là Phó Chủ Tịch của Hội Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hải Ngoại và nay đã lên chức vụ Chủ Tịch, nhưng thực chất thì hội viện chỉ có một mình PTA mà thôi. Người ta cũng đang có những dấu hỏi về cá nhân PTAnh.


Riêng Nguyễn Tấn Lạc thì ở Little Sài Gòn ai mà không biết những thành tích :

Phản phúc, theo Bùi Bỉnh Bân rồi phản Bùi Bỉnh Bân
Chửi MT/HCM thậm tệ nhưng khi bị mua chuộc rồi thì cúc cung chẳng ai bằng.

Xưng có nhiều bằng cấp mà không có óc nhận định và khả năng làm việc, bằng chứng là khi Việt Tân đưa nhóm tay chân gọi là “Tổng Hội Sinh Viên” ra nắm Cộng Đồng mục đích là nắm việc “Tổ Chức Hội Chợ Tết Hằng Năm” , khi nắm được rồi thì buông cái Ban Đại Diện cho Nguyễn tấn Lạc gánh mà NTL không hề biết.

Nhưng khi nắm chức Chủ tịch Cộng Đồng thì chẳng làm được việc gì vì không có sáng kiến và óc tổ chức, đến nỗi triệu tập ba bốn lần Đại Hội Cộng Đồng mà không có ai tham dự, vì cái BĐDCĐ nầy là của Việt Tân.

Tất cả những yếu tố dễ nhận ra nầy đã góp phần làm cho 2 tên tuổi Nguyễn Tấn Lạc và Phạm Trần Anh từ nay không thể nào xuất hiện trước Cộng Đồng Nam Cali , để mà múa may quay cuồng như trước đây. Tội nghiệp cho 2 anh QGHC nầy mỗi đêm KHÔNG CHỊU NGỦ, chỉ trằn trọc cố mơ ngày làm ĐẦU SỎ... /-

Một tín đồ trung trực QGHC/Nam Cali.

Sunday, May 16, 2010

MỘT ĐỀ NGHỊ HỮU ÍCH
NHƯNG CHẮC KHÔNG HỘI NÀO LÀM ĐÂU !

(Kính nhờ quý anh GBY/QGHC đăng thử giùm! - Cám ơn nhiều !>)


Kính thưa quý đồng môn khắp nơi,
Thưa quý anh GBY/QGHC;

Sở dĩ có đầu đề rất nhút nhát và tiêu cực của em như ở bên trên ! Là vì thú thật, em không tin bất cứ một Hội QGHC ở một địa phương hay ở một nước nào mà chịu thử thực thi đề nghị của em sau đây.

Bởi vì từ trước đến giờ, hầu hết chúng ta đều cho rằng QGHC chúng ta là số 1 , NUMBER ONE ! Không có ai hiểu biết hơn QGHC chúng ta ! Và riêng về lãnh vực hoạt động Cộng Đồng thì chúng ta lại có nhiều ưu thế, nhiều kinh nghiệm hơn bất cứ một tổ chức nào khác. Là vì chúng ta đã có môi trường thực tập cụ thể , tiếp xúc trực tiếp với quần chúng, coi như một nghề nghiệp chuyên môn riêng của chúng ta.

Từ những nhận định chủ quan, tuy không phải không có dữ kiện cụ thể, hầu hết chúng ta đều quá TỰ TIN về khả năng lãnh đạo, chỉ huy của mình. Cho nên ở bất cứ đâu, anh em QGHC nếu có tham gia công tác, sinh hoạt cộng đồng thì nhứt định phải GIỮ MỘT VAI TRÒ CHỈ HUY THEN CHỐT nào đó hay khiêm nhường nhứt cũng có CHỨC CỐ VẤN có đúng không ?

Phần lớn CÁC CHỨC VỤ mà anh em QGHC nắm giữ thường là các chức vụ CHẤP HÀNH , nghĩa là nằm trong một cơ cấu chịu trách nhiệm thi hành công tác, do tập thể nhỏ quen biết và nể mặt về khả năng điều hành của chúng ta đề cử . Ngoài ra rất ít có người DO TẬP THỂ rộng lớn, quần chúng TRỰC TIẾP BẦU bằng phổ thông đầu phiếu !!!? Có thể cũng có người được bầu bằng khối cử tri rộng lớn ? Nhưng chắc đa số vẫn do yêu cầu, hay chỉ định của những người quen biết nể trọng QGHC như thời còn trong nước ?!

Thưa quý vị;
Có lẽ em hơi đi lòng vòng mà chưa vô đề chính phải không ? Vậy thì em xin đi ngay vào đề nghị của em. Sở dĩ em mạo muội nêu ra là vì bởi CUỘC BẦU CỬ CỘNG ĐỒNG Ở NAM CALI VỪA QUA, Tháng 4/2010.

Như quý vị đã biết trong cuộc bầu cử đó có 2 ĐỒNG MÔN XUẤT SẮC, GẠO CỘI của tập thể QGHC chúng ta. Một điểm đáng chú ý khác là Cộng Đồng ở Nam Cali là một cộng đồng người Việt TỴ NẠN lớn nhứt THẾ GIỚI với số người Việt bên ngoài VN đông đảo nhứt. Quận 13 của Paris có lẽ cũng không bằng ?! Và là nơi mà QGHC chúng ta tập họp , cư ngụ đông đảo nhứt so với QGHC ở bất cứ nơi nào khác .

Khỏi phải dài dòng, trước khi bầu cử diễn ra thì nhứt định ÍT CÓ AI dám tiên đoán là 2 QGHC chúng ta sẽ thất cử ! Coi như đa số đều tin chắc 2 anh NGUYỄN TẤN LẠC và PHẠM TRẦN ANH sẽ thắng cử dễ dàng thôi !

NHƯNG MÀ, nay kết quả đã được công bố thì cả 2 đều THẤT CỬ mới đau chứ !!!

Chuyện thất cử nầy đối với chúng ta nó RẤT QUAN TRỌNG, nếu không muốn nói là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Bởi lẽ , thực tế đã chứng minh cho thấy ngược lại những gì mà chúng ta TỰ HÀO, TỰ TIN TRƯỚC ĐÂY, ĐỀU SAI BÉT cả rồi !!!

Chẳng lẽ tất cả những suy nghĩ tự tin của tập thể chúng ta đều đã dựa vào ẢO GIÁC mà viết lách và phát biểu chăng ??? Nhứt là hơn 2 năm qua, các anh chị ở Nam Cali đó, mỗi khi cần nói gì với quần chúng với tập thể thì không bao giờ quên trưng bày cái HÀO QUANG SÁNG CHÓI CỦA TẬP THỂ QGHC CHÚNG TA !!!

Các anh chị có cần xem lại, nghiên cứu lại LÒNG TỰ TIN của chúng ta có còn thích hợp nữa không ? Có bị quá DATE không ? Theo em thì chúng ta cần phải coi lại việc nầy để chúng ta CẬP NHỰT VỚI THỜI GIAN. Tuy tuổi của chúng ta đa số cũng sắp đến ngày lên phi thuyền đi vào không gian cả rồi ! Nhưng không phải vì thế mà chúng ta cứ mãi mãi sống trong ảo giác và hành động với một lòng tin không còn phù hợp với thực tế nữa !!!

Cho nên em kính đề nghị :
QUÝ HỘI ĐỊA PHƯƠNG nhân một buổi sinh hoạt tập thể nào đó gần đây, sẽ đưa ra đề tài bàn về CUỘC BẦU CỬ Ở NAM CALI Tháng 4/2010, để anh chị em có cơ hội xem xét, tìm hiểu một cách cặn kẽ hơn. Hầu giúp cho chúng ta sớm nhận diện được CHÚNG TA một cách chính xác hơn và NGOÀI KIA QUẦN CHÚNG CHƯA CHẮC đã tín nhiệm QGHC chúng ta như chúng ta vẫn thường tự dối mình trong nhiều thập niên đã qua. Tuy vật đổi, sao dời mà chúng ta vẫn còn giữ y nguyên. Không thèm để ý gì đến những biến đổi theo thời gian mà định luật của tạo hóa đã an bài !!!?

Nếu chúng ta chịu khó nhân cơ hội FAIL CÁI TEST BẦU CỬ NAM CALI mà nhìn lại nội bộ chúng ta thì may ra chúng ta sẽ có được NHỮNG NHẬN ĐỊNH và HÀNH ĐỘNG HỢP TÌNH HỢP LÝ HƠN và QGHC sẽ được BÌNH YÊN HƠN. Không như một số nhỏ anh em vẫn còn CHƯA THẤY , CHƯA BIẾT ĐÍCH THỰC MÌNH LÀ AI ? đối với tập thể và đối với Cộng Đồng Tỵ Nạn ?!!!

Kính mong được quý đàn anh , đàn chị niệm tình xí xóa cho !!!

Kính đa tạ mọi đồng môn.

Một đàn em ở xa trụ sở Little SaiGon./-

Saturday, May 15, 2010

NHẮN TIN ANH EM QGHC NAM CALI


Chúng tôi vừa nhận được 3 thắc mắc muốn biết:

TẠI SAO 2 ĐÀN ANH UY TÍN CÙNG MÌNH - 2 NHÀ HOẠT ĐỘNG CHO CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN LITTLE SAIGON VANG DANH NĂM CHÂU, BỐN BIỂN LÀ đương kiêm Chủ Tịch NGUYỄN TẤN LẠC và Người tù bất khuất PHẠM TRẦN ANH đã BỊ THẤT CỬ TRONG CUỘC BẦU CỬ VỪA QUA ???

Kính mong anh chị nào ở NAM CALI hiểu rõ chi tiết xin LÊN TIẾNG GIÙM !!! Vì QGHC khắp nơi không thể nào dễ dàng CHẤP NHẬN KẾT QUẢ LÀM MẤT THỂ DIỆN CHUNG như vậy được !!! Phải không anh Đinh Viết Cư (Nhóm Bảo vệ thể diện QGHC)??? Chắc là có gian lận dữ lắm mới ra nông nổi như thế !!!!??? Chứ không thì đời nào QGHC ở Nam Cali thất cử được !!!???

Mong lắm thay !!!./-
*BY/QGHC.

Sunday, May 9, 2010

Việt Nam, 35 năm sau chiến tranh:
Những bài không chịu học
Bài viết của Jackie Bông


1-Những huyền thoại về cuộc chiến

Đại Sứ John Negroponte, Cựu Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đặt ra một lô những chữ “Nếu” cho 150 người trong cử toạ, nhân phát biểu tại cuộc Hội Nghị được tổ chức ở Câu Lạc Bộ Army Navy Club tại Washington, nhằm lượng giá về Quân lực Việt nam Cộng hoà 35 năm sau khi chiến tranh kết thức.
“Nếu mà Tổng Thống Roosevelt còn sống thì nước Mỹ không ủng hộ cho người Pháp trở lại Việt nam? Nếu mà chúng ta biết rõ hơn về chuyện xích mích giữa Liên Xô và Trung quốc? Nếu mà Tổng thống Ngô Đình Diệm không bị ám sát? Nếu mà Tổng thống Nixon không bị dính líu vào vụ Watergate?” Nhưng vì do những cái trớ trêu bất thường cuả lịch sử đại loại như vậy mà sự việc đã xẩy ra khác hẳn đi.


Năm diễn giả chính yếu khác và 10 tham luận viên, cả người Việt và người Mỹ, đã phân tích những trận chiến mà họ coi là khúc quanh của cuộc chiến tranh Việt nam.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, những trận đánh lớn ở Huế, An Lộc, Quảng Trị; Quân lực Việt nam Cộng hoà, Hiệp định Hoà bình Paris, và nhửng bài học đã thu lượm đã được mổ xẻ trong các buổi thảo luận trong từng nhóm. Chủ ý cuả các tham luận viên rõ ràng là nhằm phục hồi lại danh dự cho Quân lực miền Nam Việt nam.
Tết Mậu thân 1968:
Tiến sĩ Erik Villard, sử gia, là diễn giả đầu tiên đã trình bày về cuộc tấn công nầy. Ông nói: “Đây đích thực là một cuộc nội chiến tại Nam Việt nam giữa người quốc gia Việt nam với quân Cộng sản xâm lăng từ miền Bắc. Ông mô tả trận chiến lừng danh này với quy mô và sự phức tạp trong kế hoạch cuả Việt cộng và sự phản công lúc đầu coi như tuyệt vọng, mà lại rất thành công của phía miền Nam và Đồng minh. Nhưng ông nói: “Bi đát thay cái sự thắng lợi nầy lại bị thế giới coi như là một thất bại.”


Đại tá Trần Minh Công bổ túc thêm. Ông nói đến 50 phần trăm quân đội VNCH được nghỉ phép ăn Tết giữa lúc quân Cộng Sản tấn công. Ông ra lệnh cho tiểu đoàn cảnh sát tiến chiếm lại Dinh Tổng Thống ở Saigon, trong khi các đơn vị khác thì hợp nhau lại để tái chiếm những đồn bót vừa mới bị Cộng quân chiếm giữ.
Tờ tuần báo Time tường thuật: “Quân lực Việt nam Cộng hoà phải gánh chiụ áp lực nặng nề lúc khởi đầu với sự dũng cảm và mau lẹ mà hầu như ít có ai lại có thể ngờ được.” Cố Đại sứ Ellsworth Bunker nói: “Chính phủ đã không xụp đổ. Trái lại, họ đã phản ứng mạnh bạo, mau mắn và quyết chí. Chính quyền đã tổ chức sự phục hồi với nỗ lực lớn lao.”
Đại tá Công phàn nàn: “Ấy thế mà giới truyền thông người Mỹ lại coi vụ Tết Mậu thân là ‘khởi sự cuộc chấm dứt chiến tranh’ Việt nam (The beginning of the end of the Vietnam War).”
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, học giả và cựu giãng viên tại Đại học George Mason kể lại: “Trong dịp tấn công Tết Mậu thân, cố đô Huế là nơi duy nhất quân Cộng sản đã thiết lập được một chính quyền dân sự. Họ phát động cuộc tàn sát, giết hại hàng ngàn người mà họ gọi là ‘kẻ thù của Cách mạng’ trong suốt 25 ngày chiếm đóng thành phố vào tháng Hai năm 1968.”
“Họ tàn sát đến 6,000 thường dân vô tội, bất kể đó là giáo sư đại học, giới kinh doanh, phụ nữ, người già và cả đến trẻ em, tạo ra viễn cảnh kinh hãi cuả chế độ Cộng sản. Hàng ngàn người bị coi là “tay sai Mỹ ngụy” đã bị tra tấn, giết hại và cả bị chôn sống do lệnh của Toà án Nhân dân Việt cộng mà gồm những cán bộ và dân làng được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.”
Vẫn theo lời giáo sư Bích, “Vụ thảm sát ở Huế tương tự như ‘cánh đồng giết người’ (killing fields) dưới chế độ Pol Pot ở Cambodia, hay Lò Thiêu Người hồi thế chiến thứ hai cuả Đức quốc xã.”


Hội nghị cũng phản ánh quan điểm cuả các chuyên gia khác. Ông Lewis Sorley, sử gia chuyên về chiến tranh Việt nam và là giáo sư tại West Point và tại Học Viện Chiến tranh cuả Lục quân Mỹ, nói là hồi năm ngoái tại Đại học Texas Tech rằng những cái nhìn lệch lạc phát xuất từ chiến dịch bôi nhọ toàn thể chế độ miền Nam Việt nam và cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn cuả họ, cho đến lời tố cáo vô liêm sỉ cuả Jane Fonda cho rằng: “Các tù nhân Mỹ khi hồi hương mà đã tố cáo bị người Cộng sản tra tấn hạ nhục đều là những ‘kẻ nói dối’ và ‘giả hình’.”

Cuộc tấn công dịp Lễ Phục sinh 1972:

Trong ba tháng mà tỉnh An Lộc bị vây hãm vào tháng Tư 1972 cũng bị giới truyền thông Mỹ bóp méo sự thật. Tiến sĩ James Willbanks cho cử toạ thấy là: “Kết quả là cả hai bên đối chiến đều bị tổn thất kinh hoàng, nhưng cuối cùng thì quân đội kiên cường của miền Nam đã kiểm soát được thành phố, sau khi kết thúc trận chiến đẫm máu”.
Đại tá Phan Văn Huấn, Chỉ huy Lữ đoàn 81 Biệt cách Dù và Trung tá Nguyễn Lân phụ tá chỉ huy, kể lại họ đã đảy lui được quân đội Bắc Việt và ngăn chặn hướng tiến công cuả Cộng sản vào thủ đô Saigon, lập ra được vòng đai phòng thủ vững mạnh chống lại quân số lớn hơn hẳn cuả địch quân. Họ đã cầm cự được cuộc tấn công liên tục của Bắc quân, đẩy lui được ba vụ xung phong tấn công tới tấp từ phía địch quân.

Trận chiến ở Quảng Trị :

Ba nhân vật sau đây thảo luận về trận chiến nầy. Đó là Đại tá Phạm Văn Chung, Đại uý Nguyễn Việt và ông Dale Andrade, một sử gia và tác giả cuả ba cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt nam. Các vị này tường trình rằng Sư đoàn 308 và hai trung đoàn độc lập cuả Quân đội miền Bắc vượt qua khu vực phi quân sự để tiến vào miền Nam, trong khi Sư đoàn 304 thì từ phiá Lào ở phiá Tây cũng xâm nhập vào. Đại quân đó quét sạch cả hệ thống căn cứ nhỏ của quân đội miền Nam có nhiệm vụ canh giữ quốc lộ 9, và tiến chiếm vùng thung lũng Quảng trị.


Mục tiêu cuả giới lãnh đạo Hà Nội là “tạo được một chiến thắng quyết định trong năm 1972 và bắt buộc cho đế quốc Mỹ phải thương thuyết việc chấm dứt chiến tranh từ vị thế cuả kẻ thất bại.” Quân đội miền Nam bị phân tán và rút lui, nhường đất cho Cộng quân. Nhưng Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một tướng lãnh xuất sắc cuả miền Nam đã được nắm quyền chỉ huy và lần hồi đã tái chiếm được miền Nam Quảng trị và cả thủ đô.
Quân đội Bắc Việt bị thương vong đến 100,000 quân là phân nửa tổng số lực lượng của họ, kể cả 40,000 quân bị tử trận, và còn bị mất phân nữa số chiến xa và trọng pháo. Kết quả là chính Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã đánh thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ, đã bị loại ra khỏi vị trí chỉ huy quân đội Bắc Việt. Kết quả này đã không được giới truyền thông Mỹ tường thuật chính xác.

Có một bài học nào được rút ra chăng?

Nhiều người tin rằng người Mỹ hiểu biết rất ít về cuộc chiến tranh Việt nam, mặc dầu nó đã chấm dứt trên ba thập niên rồi. Trong một bài báo nhan đề “Lịch sử chứng minh kẻ thắng trận ở Việt nam đã sai lầm” được đăng tải trên Báo Wall Street vào tháng Tư năm 2000, Nghị sĩ James Webb đã liệt kê giới truyền thông báo chí, giới hàn lâm đại học và Hollywood là những nhóm “đã có trách nhiệm rất lớn cho thấy cuộc chiến được tưỡng nhớ là vừa không cần thiết và vừa không thể chiến thắng được.”
Hàng ngàn bài báo, cuốn sách, bản phúc trình quân sự, bài nghiên cứu trận đánh và các hồi ký về cuộc chiến tranh 10 năm vẫn tiếp tục không bị đem ra thách đố hay được chấp nhận như là những sự kiện mà không hề có sự phân tích chiều sâu trong giới sử gia. Người quá cố Douglas Pike là nhà phân tích chính trị đã viết rất nhiều về Việt nam, đã bình luận rằng: “đó là những người bị lừa bịp bởi giới ký giả ngu dốt của loại truyền hình thương mại và giới hàn lâm theo phe tả thiên lệch về một sứ mệnh ý thức hệ.”


Ông George Veith là một tác giả chuyên viết về Việt nam, mà hiện đang hoàn thành cuốn sách - Tháng Tư Đen: Cuộc Thất Trân cuả Nam Việt nam1975 - nói về những huyền thoại về sự sụp đổ của miền Nam Viêt nam.
Ông nói Hà Nội trông đợi chánh quyền Nam Việt nam sụp đổ một khi người Mỹ rút khỏi năm 1972. Nhưng sự việc đó đã không xẩy ra, và quân đội Việt nam lại mỗi ngày một mạnh hơn lên, như được chứng tỏ trong trận An Lộc và Quảng Trị vừa nêu trên. Thế rồi, từ năm 1973 cho đến tháng Ba năm 1975, quân đội miền Nam đã gây những thất bại nặng nề cho quân đội Bắc Việt, khiến cho Tướng Võ Nguyên Giáp bị mất chức. Ông Veith xác tín rằng quân lực Việt nam Cộng hoà không hề yếu kém và hèn nhát như giới truyền thông báo chí Mỹ thường tô vẽ ra.
Vì coi việc Tổng thống Nixon từ chức như là một dấu hiệu rằng người Mỹ sẽ bỏ rơi miền Nam, nên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Hà Nội mới quyết định ‘giải phóng’ miền Nam trong thời hạn 2 năm 1975-76 bằng cách tung ra những cuộc tấn công đại quy mô.
Họ đã vi phạm Hiệp định Đình chiến Paris mà họ đã ký kết với Hoa kỳ và miền Nam Việt nam. Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt nam năm 1972 và Quốc hội cắt hết viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt nam vào tháng Ba năm 1974, ông Veith nói: “Với những bất lợi về điạ lý, quân đội miền Nam không thể nào ngăn chặn được một cuộc tấn công đồng loạt trên khắp cả nước mà không có sự trợ giúp của không lực Mỹ.”


Tham nhũng có phải là nguyên nhân gây ra sự xụp đổ cuả Nam Việt nam không? Ông Sorley thuật lại lời cuả Tom Polgar, giám đốc CIA ở Saigon lúc bấy giờ biện luận rằng: “nước nầy có thể tồn tại được dù với một chánh quyền thối nát, y như trường hợp của Phi luật tân, Nam Hàn, Thái Lan hay bất kỳ nước nào.” Trong một nước mà ngừơi công chức không được trả lương phải chăng, thì đều có nạn tham nhũng là chuyện thường xẩy ra trên đời.” Đại tá William Legro, Tuỳ viên Quân sự ở Việt nam cũng đồng ý như thế, ông nói: “tham nhũng không phải là nguyên nhân làm xụp đổ mà chính là sự giảm bớt đến độ zero mọi viện trợ cuả Mỹ mới là nguyên nhân. Chúng ta đã làm cái điều tai hại khủng khiếp đối với người miền Nam Việt nam.”


Cựu Đại sứ tại Mỹ Bùi Diễm là một trong những người đứng ra tổ chức cuộc hội nghị này cũng than phiền về việc Quóc hội Mỹ cắt hết viện trợ. “Tôi không thể không giận dữ trước sự việc bất công vì dự luật viện trợ quân sự bị bác bỏ tại Quốc Hội. Vấn đề chính yếu trong tâm trí tôi là số phận cuả hàng triệu người dân miền Nam Việt nam phải chiụ đựng như thế nào một khi Quốc Hội đã quyết định.”
Ông Sorley đưa ra những con số như sau: “Tại Việt nam, có thể có đến 65,000 người bị hạ sát bởi tay của những người tự nhận là quân giải phóng và có đến 250,000 người nữa bị chết trong các “trại cải tạo” tàn bạo. Hai triệu người bị bứng ra khỏi quê hương và tạo thành lớp người Việt nam tại hải ngoại.” Một phần tư triệu thuyền nhân đã bỏ mình ngoài biển khơi.
Ông Hoàng Đức Nhã, nguyên Tổng trưởng Thông Tin và Chiêu Hồi là người phụ trách việc đúc kết cuả Đại hội nói: “Cuộc chiến Việt nam được nhìn qua lăng kính cuả người Mỹ khiến làm biến dạng méo mó sự thể tìm hiểu tại sao người Cộng sản chiến thắng và người quốc gia thua trận. Ông lưu ý cử tọa rằng, trong khi còn nguy khốn, miền Nam đã cố gắng xây dựng một chế độ dân chủ với một nền kinh tế lành mạnh, dựa trên nền tảng luật pháp. Đó là một cố gắng ít được nghe thấy trong một nước đang có chiến tranh.”


Ông nói tiếp: “Hơn thế nữa, ngay cả trước tình thế phải chiến đấu liên tục, chánh quyền cũng cho thi hành một chiến lược phát triển ba mặt về phát triển nông nghiệp, kỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1974, dầu khí đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển miền Nam. Ấy thế mà những thành tựu như thế lại ít được ai công nhận.”
Tiến sĩ Rufus Philipps, tác giả của cuốn sách mới đây mà được ca tụng rất nhiều - Why Vietnam Matters - đưa ra nhận định trong một tài liệu được chuẩn bị riêng cho Hội nghị. Ông trích dẫn câu trả lời cuả Tướng Maxwell Taylor cho câu hỏi tại sao chúng ta thất bại tại Viêt nam? Vị cưụ Đại sứ tại Việt nam nói vào hồi cuối cuộc đời của mình: “Chúng ta đã không hiểu kẻ địch, không hiểu người bạn đồng minh Nam Viêt nam, và cũng không hiểu chính chúng ta nữa. Chúng ta đã không hiểu làm sao mà đối phó với cái loại chiến tranh đó cho đến khi quá muộn. Từ lâu, giới hoạch định chính sách cấp cao ở Washington và giới lãnh đạo chóp bu của chúng ta ở tại chỗ, với lòng tự ái được thổi phồng bởi nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong những nỗ lực cuả họ, thì họ lại ít có sự bao dung đối với những quan điểm khác biệt được dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn không đồng ý với họ.”
Cuối cùng, Tiến sĩ Phillips có lời khuyên: “Người Mỹ chúng ta có một nhu cầu thiết tha là phải tìm hiểu các người bạn mà chúng ta muốn giúp. Chúng ta không thể áp đặt những giải pháp đã được làm sẵn tại Mỹ (made-in-America) , nhưng phải cùng làm việc chung như người đồng sự kể như là anh em với nhau, để chúng ta giúp các bạn đó tìm ra các giải pháp riêng của họ. Đó là những bài học chúng ta không được luôn luôn chú ý tiếp thu và không chịu học.”


Vietnam, 35 Years After: Lessons Not Always Learned
By Jackie Bong-Wright
Myths of the Vietnam War

At the Army Navy Club in Washington, speaking to a group convened to reassess the Armed Forces of the Republic of Vietnam (ARVN) 35 years after the Vietnam War, former Deputy Secretary of State John Negroponte had some rhetorical “What if” questions for the 150 participants.
“What if President Roosevelt had lived, and we had not supported the French return to Vietnam? What if we had known more about the rift between the Soviet Union and China? What if President Diem had not been assassinated? What if President Nixon had not been involved in the Watergate scandal?” But for the vagaries of history, matters might have turned out very differently.
Five other key speakers and 10 panelists, both Vietnamese and American, analyzed the battles they saw as turning points of the Vietnam War.
The Tet offensive; the battles of Hue, An Loc and Quang Tri; the Army of South Vietnam; the Paris Peace Accords, and lessons learned were dissected in the panel discussions. The panelists’ clear intent was to restore the reputation of the South Vietnamese armed forces.
The 1968 Tet Offensive: The first speaker, Dr. Erik Villard, a historian, said that a true civil war took place in South Vietnam between the Vietnamese nationalists in the South and the invading Communists from the North. He described the famous 1968 Tet Offensive, conveying the scope and complexity of the Viet Cong’s plan and the desperate, but ultimately successful, South Vietnamese and allied counterthrust. Tragically for South Vietnam, he said, the victory at Tet was seen by the world as a defeat.
Former Police Chief Col. Tran Minh Cong added that 50 percent of the ARVN troops were on holiday leave when the Communists struck. He ordered his police battalion to retake the Presidential Palace in Saigon, while other units joined forces to regain most of the outposts, which had been occupied by Viet Cong troops.
Time Magazine reported, “ARVN bore the brunt of the early fighting with bravery and elan, performing better than almost anyone would have expected.” To which the late Ambassador Ellsworth Bunker added, “The government did not fall apart. On the contrary, it reacted strongly, quickly and decisively. It set about the task of recovery with great energy.”
And yet, the American media decried the Tet Offensive as the “beginning of the end of the Vietnam War,” Col. Cong Tran complained.
Prof. Nguyen Ngoc Bich, a scholar and professor at George Mason University, recounted how, during the Tet offensive, the imperial city of Hue was the only place the Communists managed to set up a civilian authority. They went on a rampage, killing thousands of southern “enemies of the Revolution” during a 25-day occupation in February 1968.
“They killed indiscriminately around 6,000 men in academia and business, women, older people and even infants, giving a chilling preview of Communist rule. Thousands of Vietnamese, considered “American lackeys,” were tortured, killed and even buried alive by the Vietcong People’s Court, composed of young Communist cadres and villagers, selected at random.
The “Hue Massacre,” said Prof. Bich, was the equivalent of the “killing fields” under Cambodia’s Pol Pot or the Holocaust of WWII.
The conference echoed the views of other experts. Lewis Sorley, Vietnam war historian and a faculty member at West Point and the Army War College, said last year at Texas Tech University that such distorted views extended from wholesale defamation of the South Vietnamese and their conduct throughout a long and difficult struggle to Jane Fonda’s infamous claim that repatriated American prisoners of war who reported systematic abuse and torture by their captors were “liars” and “hypocrites.”
The 1972 Easter Offensive: The three-month siege of An Loc province in April of 1972 was also misinterpreted by the American media. “It resulted in a horrendous loss by both sides,” Dr. James Willbanks told the audience, “but at the end of the bloody fighting, the valiant South Vietnamese retained control of the city.”
Col. Phan Van Huan, Commander of the 81st Airborne Rangers, and his Deputy, LTC Nguyen Lan, recounted how they pushed back the Northern troops and blocked a direct North Vietnamese thrust toward Saigon, putting up a strong defense in the face of vastly superior enemy numbers. They held out against a sustained North Vietnamese attack, turning back three separate assaults.
The battle of Quang Tri was discussed by Col. Pham Van Chung, Captain Nguyen Viet, and Dale Andrade, a historian and author of three books on the Vietnam War. They reported that the North Vietnamese Army (NVA) 308th Division, and two independent regiments moved south across the Demilitarized Zone (DMZ) while their 304th Division rolled out of Laos from the west. They overran a network of small South Vietnamese bases guarding Highway 9 and then moved into the Quang Tri Valley.
The Hanoi leadership’s goal was “to gain decisive victory in 1972, and to force the U.S. imperialists to negotiate an end to the war from a position of defeat.” The South Vietnamese units splintered and retreated, ceding ground. But Lt. Gen. Ngo Quang Truong, one of South Vietnam’s best officers, was placed in command and slowly recaptured southern Quang Tri and its capital.
The NVA suffered more than 100,000 casualties - half of their forces, including 40,000 troops killed, and lost half its tanks and heavy artillery. As a result, Gen. Vo Nguyen Giap, who had defeated the French at Dien Bien Phu, was eased out as NVA commander. The result was not reported accurately by the American media.

Lessons Learned or Not?

Many believe that Americans know very little about the war in Vietnam, although it ended three decades ago. In his article “History Proves Vietnam Victors Wrong” in the Wall Street Journal, in April of 2000, Sen. James Webb identified the media, academia, and Hollywood as groups that “have a large stake in having the war remembered as both unnecessary and unwinnable.”
Thousands of articles, books, military reports, battle studies, and memoirs about the 10-year war continue to remain unchallenged or accepted as facts with no in-depth analysis among most historians. The late Douglas Pike, a political scientist who wrote extensively on Vietnam, commented on “those who were casually trashed by the ignorant commercial television reporters and the academic left-wingers bent on some ideological mission.”
George Veith, a writer on Vietnam who is now completing Black April: The Defeat of South Vietnam-1975, spoke of the myths about the fall of South Vietnam.
Veith said that Hanoi expected the government of Vietnam (GVN) to collapse once the U.S. withdrew in 1972. But it didn’t, and the ARVN actually grew stronger, as proved by the battles of An Loc and Quang Tri. Then, from 1973 until March 1975, the AVRN inflicted defeats on the NVA, provoking the dismissal of Vo Nguyen Giap. Veith was convinced that the ARVN was not the weak and cowardly army portrayed in the U.S. media.
Viewing the Nixon resignation as an indication that the U.S. was abandoning the South, the politburo in Hanoi decided to “liberate” the South within the two-year period 1975-1976, launching large-scale attacks.
They violated the Paris Peace Accords’ ceasefire agreement they had signed with the U.S. and South Vietnam. When the U.S. army withdrew in 1972 and the Congress cut off military and economic aid to the South in March 1974, Veith said, “ Given the country’s geographic disadvantages, the ARVN couldn’t stop a simultaneous, country-wide offensive without U.S. air power.“
Was corruption also the cause of the fall of Vietnam? Sorley cited CIA’s Tom Polgar, who argued that “the country could have survived with a corrupt government, just as the Philippines, or South Korea, or Thailand, or anywhere. In any county where you do not pay your civil service adequately, you can expect corruption. It’s a way of life.” Col. William LeGro, U.S. Defense Attache in Vietnam, agreed, “Corruption was not the cause of the collapse. The reduction to almost zero of U.S. support was the cause. We did a terrible thing to the south Vietnamese.”
Former Ambassador to Washington Bui Diem (1973 to 1975), one of the organizers of the conference, deplored the cut-off of aid by the U.S. Congress. “I could not help but rage at the unfairness of the bill for military aid which was defeated in Congress. The real issue in my mind was the kind of lives that millions of South Vietnamese would have to endure once this Congress had made its choice.”
Sorley again. “In Vietnam, perhaps 65,000 people were executed by their self-proclaimed liberators. As many as 250,000 more died in the brutal “re-education” camps. Two million were driven from their homeland and formed a new Vietnamese diaspora.” A quarter of a million boat people perished at sea.
Hoang Duc Nha, former Minister of Information and Open Arms in South Vietnam, was he wind-up speaker. He said that the Vietnam war tended to be seen here through an American prism that distorted why the Communists won and the nationalists lost. He reminded the audience that, while South Vietnam was in harm’s way, the government was also racing to build the nation a democracy with a sound economic system, based on the rule of law, an unheard-of effort by a country at war.
Furthermore, even in the face of continued warfare, the government also implemented a three-pronged growth strategy driven by agricultural development, labor intensive industry, and exploitation of natural resources. In 1974, he noted, oil was found off the coast of South Vietnam. Yet, Vietnam got scant recognition for these achievements.
Dr. Rufus Phillips, author of the recent and highly acclaimed book, Why Vietnam Matters, offered his own insights in a paper prepared for the conference. He quoted Gen. Maxwell Taylor’s reply to the question of why we failed in Vietnam? This former U.S. Ambassador to Vietnam said toward the end of his life, “We didn’t understand the enemy, our South Vietnamese allies or even ourselves. We didn’t understand how to fight that kind of war until it was too late. For too long, top policy makers in Washington and our top leaders on the ground, with egos inflated by meritorious careers in their endeavors, had a low tolerance for different views based on first-hand experience.”
In the end, Dr. Phillips had this advice: “There was a vital need for us, as Americans, to understand you, the people we were trying to help, and not to impose made-in-America solutions, but to work as cohorts, even as brothers, to help you develop your own solutions. These were lessons not always learned.”

Monday, May 3, 2010

1 comments:
TỪ XỨ LẠNH ... LÙNG.

xxxx said...

Trong đoạn 5 ở bài này, ngoài các cụm từ : tôn sư trọng đạo, đăng ký, hội NSW còn nhiều lần dùng chữ CHIÊU ĐÃI để diễn tả những cuộc liên hoan nhậu nhẹt linh đình trong các tiệc giổ thầy và - bầu chủ tịch Phan Trần qua ly rượu - (tên bài viết trước đây) và cách bầu cử bán khai, phi dân chủ, theo kiểu VC mà mọi người đều thấy trên hình...

Vậy ai đã và đang thi hành NQ 36 cua VC hởi ông chủ tịch liên bang Úc châu Phan Trần?

Ý kiến của một CSV QGHC từ xứ lạnh
CÁM ƠN Anh TÔN THẤT TUỆ (ĐS.1O)
ĐÃ LÊN TIẾNG CHO RÕ RÀNG HƠN !

***Mt68: Chúng tôi đàn em vẫn chưa quên giai thoại về Anh TTTuệ, khi ra trường, anh phải thuê xe CHỞ SÁCH để dọn ra khỏi Ký Túc Xá !!! *Cám ơn anh đã cho biết thêm về vài dữ kiện mà Anh TCLãnh chưa biết khi viết bài dựa theo tài liệu mà Web BY/QGHC đã chuyển. Xin bổ túc vài chi tiết như anh TTT đã vui lòng cho biết thêm. Kính anh./- BY/QGHC.

về Tôn Thất Tuệ
Tue Ton to me show details 2:40 PM (15 hours ago)


Thưa Quy Vị, Lần đầu tiên tôi mở trang web nầy từ một link trên một email về Bích Diễm.Chạy quanh xem nhà thì thấy một số bài của Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ tiếp theo là bốn chữ QGHC trong ngoặc đơn. Nếu bốn chữ nầy là Quốc Gia Hành Chánh, tôi nghĩ quý vị đã nhầm.

Tuệ Quang TTTue sinh 1935 hoặc 1936, tốt nghiệp sư phạm sử địa, đã dạy Võ Tánh Nha Trang, Hàm Nghi Huế và là em của thiếu tướng Tôn Thất Xứng.Có đến bốn hay năm TTTue trong đó có tôi là TTTue khóa 10 QGHC (khóa 9 bị ở lại).

Tôi hay được vinh dự hờ của anh Tuệ Quang TTT và nhận nhiều thư khen tặng mất công đính chính cũng vui.Người ta lầm tôi vì tôi cũng tròm trèm viết lách bậy bạ không giống ai.

Tôi vì lý do riêng đã không đọc viết trong 16 năm; một giấc ngủ trong khoảng thời gian đó có việc Phạm Duy, Đỗ Mậu về VN, có sự bộc phát của internet. Trong lúc ấy tôi sống rất quê mùa làm cu li ở Georgia. Về hưu tôi đi về miền quê cách Atlanta gần 200 miles hoang vắng chỉ có sương chiều và thú rừng như nai, ngỗng trời v.v... suốt ngày trồng rau.

Vì muốn cho đứa con về nhà ngày cuối tuần nhiều hơn, tôi phải câu internet cho nó soạn bài và nhờ đó tôi mới biết internet chưa được hai năm nay. Nhờ vậy tôi mới đọc web của quý vị hôm nay.Nhân tiện xin thưa quý vị ý kiến nhỏ về bài viết của Trần Cao Lãnh mà người ta chuyển cho tôi trước khi tôi thấy nó trên web nầy.

TCL nói không biết người em trai của Bích Diễm làm gì trước 75 và hiện sống ở đâu.

Theo tôi cậu ta hiện sống ở Khe Đá Mài, Huế làm nghề thầy thuốc cho Diêm Vương từ 1968 với cấp bậc thiếu úy quân y chưa ra trường được "nhân dân" (sic) chỉ định cư trú tập thể.

Cẩn thận, tôi không nghe từ miệng BD mà nghe từ các bạn gái cùng khóa và cùng làm việc tại bộ xã hội; tôi cũng làm việc ở chỗ nầy luôn.Về tình trạng khu vực nhà BD ở (* Tết MT 68?), tôi biết chắc là nguy kịch vô cùng.

Sau khi Huế được tái chiếm, tôi được chỉ định đi Huế tìm một nhân viên có gia đình ở gần nhà thầy Khánh, cha của BD. Do đó tôi biết khu vực nầy bị lục soát ghê gớm, không sót ai.

Mặt khác, tác giả nói gia đình chỉ có bốn con, ông đã bỏ sót hai người con khá lớn, một trai (anh Tuấn) và một chị khác. (*???)

Rất có thể hai người nầy thuộc đời vợ trước nên không được tính vào.

Kính chúc Quý Vị thành công trên mọi phương diện.

ttt1939, quốc học 1959/C