Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Friday, September 13, 2019

PHÂN ƯU

***
Image result for lotus flowers
Vô cùng thương tiếc khi hay tin
Bạn NGUYỄN NGỌC ĐIỆP
Đốc Sự Khóa 14
Pháp Danh Thiện Hữu
Sinh Ngày 4/4/1946
Tạ Thế  13/9/2019
Tại Sài Gòn- Việt Nam
Hưởng thọ 74 tuổi (âm lịch) 

Chúng tôi đồng Khóa 14 tại Úc Châu
Xin thành kính chia buồn cùng Chị Điệp, các Cháu và Tang Quyến.
Cùng nguyện cầu cho Hương Hồn Bạn NGUYỄN NGỌC ĐIỆP
sớm đến nơi Bình An- Miên Viễn.


Đồng kính bái biệt; 
LNCương, NNDiệp, PXPhong, LHXưa

Friday, August 30, 2019

Image result for prof nguyen huu chi of Carleton ottawa canadaQGHC KHẮP NƠI VÀ NHÓM Mt68 THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN VÀ NGUYỆN CẦU HƯƠNG HỒN CỐ GS NGUYỄN HỮU CHI SỚM TIÊU DIÊU MIỀN TIÊN CẢNH./-TCL

MỘT CHÚT SƠ LƯỢC VỀ CỐ GIÁO SƯ QGHC NGUYỄN HỮU CHI VỪA TẠ THẾ NGÀY 22-8-2019 TẠI OTTAWA- CANADA.

Gs Nguyễn Hữu Chi sinh tại Nam Định, Bắc Việt. Ông Cố Nội của Gs Chi là Nhà Thơ Nguyễn Khuyến. Gs Chi di cư vào Nam sau Hiệp Định Genève 1954. Năm 1961 Gs Chi tốt nghiệp PhD Political Science tại Đại Học Michigan. Gs Chi về dạy tại Học Viện QGHC năm 1965 và được Thủ Tướng Phan Huy Quát mời làm phụ tá đặc biệt về CẢI TỔ HÀNH CHÁNH. Năm 1966 Gs Chi được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Nam như là một thí điểm đầu tiên về Tỉnh Trưởng Dân Sự, nhưng đã không thành công. Vì tình trạng Đảng Phái QG phức tạp, VC hùng cứ tại đọan đường mòn huyết mạch Hồ Chí Minh thuộc Tỉnh Quảng Nam.

Năm 1967 Gs Chi tranh cử trong một liên danh thượng nghị sĩ độc lập của Tỉnh Bình Dương. Liên Danh được dân chúng cổ động mạnh mẽ, được tín nhiệm rộng lớn tưởng sẽ đắc cử dễ dàng nhưng kết quả lại bị lọai vô cùng bí mật. 
Năm 1968 Gs Chi rời VNCH, được Do Thái mời dạy  tại Phân Khoa Học Xã Hội,Tel Aviv University. Sau đó Gs Chi chuyển đến dạy tại đại học Alberta và bắt đầu từ năm 1971 Gs giảng dạy thường trực tại Carleton Uni, Ottawa cho đến khi về hưu. Gs Chi cũng đã ấn hành nhiều đề  tài nghiên cứu qua nhiều vai trò và vị trí khác nhau trong lãnh vực sưu khảo đại học.

"Nguyen Huu Chi counted amongst his proudest achievements the open futures he was able to offer his children with Thuan Vu: Lily, Associate Professor of Architecture at Cornell University; Vivi, Director of Transportation Planning for the City of Ottawa; Charles, entrepreneur and venture capitalist who served as Chancellor of Carleton University (2012-17); and Kim, Chief Medical Officer of BC Cancer and Professor of Medicine at the University of British Columbia. Dr. Chi's memory will be cherished by Nga Ninh, his wife of 25 years; his sister Thi Thinh; his children, and entire extended family."


Gs Nguyễn Hữu Chi đã mãn phần gần đây vào ngày 22-8-2019 tại Ottawa, thọ 83 tuổi. Để lại nhiều thương tiếc trong gia đình và ĐỒNG MÔN QGHC Khắp nơi trên thế giới./-TCL

#EBF4EA
===============




Nguyen Huu Chi was a political scientist, author, activist, and philomath whose life personified some of the defining turbulence of twentieth-century world affairs. Born in Nam Dinh, he grew up in a Vietnam still under French colonial rule. His great grandfather was the renowned poet Nguyen Khuyen, an anticolonialist who took part in the early resistance movements before retiring to pen literary and critical works that would become required highschool reading. Chi's father gave up a post as village chief to work in the mines, and then as a teacher. Sent to the capital to live with his uncle, director of Hanoi's central post office, Chi received an elite French education. Emigrating to Saigon following Vietnam's partitioning by the 1954 Geneva Conference, Chi obtained his Licence en Droit, mention très bien, while majoring in Anglo-American literature and civilization at the Faculty of Pedagogy. In 1961, he left Vietnam on a US scholarship to pursue a Ph.D. in political science at Michigan State University. 

Returning to Saigon in 1965, Chi began teaching at the National Institute of Public Administration, but was soon pressed into public service. He was invited by Prime Minister Phan Huy Quat to work as special assistant on administrative reforms throughout the new Republic of Vietnam, and, in 1966, was appointed Governor of Quang Nam Province. The posting was a US-backed pilot project that sought civilian personnel to replace military leadership and to counter communist radicalization of local populations. Quang Nam Province was particularly sensitive: less than 200 km south of Hue, it was the exit point of the famous Ho Chi Minh trail used by the North to infiltrate South Vietnam. Charismatic, striking in stature, and fluent in three languages, Chi's progress in the region drew several assassination attempts by southern communists threatened by a popular governor, and by South Vietnamese officers who resented his anti-corruption policies. Captured and sentenced to death by activist Buddhists in a coup attempt led by General Nguyen Chanh Thi, Chi negotiated his own release. Upon the coup's failure, he was awarded the highest medal reserved for civilians, and appointed director of political affairs by Prime Minister Nguyen Cao Ky. 

As it became apparent that his anti-militaristic views were problematic for the military leadership, Chi sought a mandate for an independent political voice. In 1967 he ran for a seat in the newly created Senate, forming one of ten members of a lien danh that would represent the province of Binh Duong. Despite enthusiastic support for their vision of reciprocity between government and citizenry, and aspirations for Vietnamese self-determination, apparent victory at the polls was mysteriously nullified - an experience that proved a litmus test for Chi. 

Chi left Vietnam in 1968, heading to Israel where he had been invited to teach in the Faculty of Social Sciences at Tel Aviv University. Seeking a more permanent home for his young family, he moved to Canada, taking up a post-doctorate in political science at the University of Alberta, then a teaching position in the Department of Political Studies at Queen's University. In 1971, Chi joined the faculty of Carleton University's Department of Political Science, where he served as Department Chair, and taught until his retirement. 

Chi's research interests spanned international relations, comparative politics, political violence, mathematical modeling, and computer simulation. Ever the curious and restless mind, he was an omnivorous autodidact who experimented with lacquer inlay and clothes design, converted an empty parking lot into a verdant Eden, and built a retirement home from scratch in rural Costa Rica with hand tools and a pregnant horse. He also composed poetry, music, and wrote a Vietnamese novel of some acclaim under the pseudonym Khong Co Chi--a multi-meaning word play that hints at the black humor of Xuan Ha (The Survivors). 

Public service and politics remained Chi's passion. He was a member of the Board of Directors of the Canadian Political Science Association from 1973-75, and Secretary Treasurer from 1979-81. Throughout the 1980s, he contributed actively to Ottawa's refugee resettlement programs with service on the Board of Directors of the Ottawa-Carleton Immigrants Service; the Van-Lang Public Housing Project; the Multi-Ethnic Council of Dalhousie; and the Ottawa Public Housing Corporation. A deep sense of justice, and more than a little idealism spurred him in 1979 to act as political advisor for the Council of National Liberation of Haiti, one of many groups seeking the popular overthrow of "Baby Doc" Duvalier at this time. Of this challenging effort, Chi wrote in his autobiography: "Friends have asked me why Haiti? ...Given the intolerable socio-economic conditions of Haiti under the most corrupt and despotic ruler in this hemisphere, any person of conscience would have to think or do something." 

Nguyen Huu Chi counted amongst his proudest achievements the open futures he was able to offer his children with Thuan Vu: Lily, Associate Professor of Architecture at Cornell University; Vivi, Director of Transportation Planning for the City of Ottawa; Charles, entrepreneur and venture capitalist who served as Chancellor of Carleton University (2012-17); and Kim, Chief Medical Officer of BC Cancer and Professor of Medicine at the University of British Columbia. Dr. Chi's memory will be cherished by Nga Ninh, his wife of 25 years; his sister Thi Thinh; his children, and entire extended family.

Published on August 28, 2019

Monday, July 15, 2019

Bên lề tù cải tạo
TƯỢNG NÔNG DÂN XÃ NGHĨA
LHXung, Melbourne


Lại một chuyện có thật;


Như trước đây tôi có kể sơ qua về công việc chính của "Trại Trong" với 82 cải tạo viên chúng tôi là chuyên đốn cây tràm làm nhà, đợt đầu tiên là chúng tôi cung cấp để chuẩn bị xây cất  "Trại Ngoài". Trại ngoài được xây cất lớn hơn trại trong nhiều, vì nhu cầu giam giữ trại viên ngày một gia tăng sau  30 tháng tư. Chính cải tạo viên cũ xây trại tù để chứa các cải tạo viên mới, VC luôn chơi đòn " mình xây tù giam ta"; chúng không tốn kém gì cả, kể cả lúa thóc cũng do cải tạo làm ra, nhưng khẩu phần thì chúng ra tay hạn chế!

Câu chuyện xảy ra tại trại ngoài, ngay những ngày rất sớm, khi các cải tạo được từng đợt đem vào từ những nơi tạm giam khác trong tỉnh. Khi cất xong một căn trại nào thì chúng đưa người đến để tiếp tục cất thêm các căn kế tiếp ... cứ thế mà trại ngoài bành trướng dần, người cứ đông thêm.

Chúng cho cất một hội trường thật lớn, dùng để tập họp, chứa đủ chỗ cho tất cả cải tạo khi cần. Trong trại lần hồi xuất hiện các toán chuyên môn, nhằm khai thác khả năng cá biệt của cải tạo; nào là toán văn công, toán trang trí, toán cải hoạt, toán thợ mộc, toán thợ rèn, toán đập sậy đan liếp, toán thuốc dân tộc .v.v...

Ðặc biệt trong nhóm trang trí do anh LKVân làm toán trưởng, anh Vân là nhân viên của Cơ Sở dân vận & Chiêu Hồi Kiên Giang cũ. Trong số toán viên có một anh, hiện tôi cố nhớ tên mà hoàn toàn quên mất, nhưng tôi nhớ rõ vài chi tiết về anh ta, tôi kể ra đây chắc sẽ có người nhớ ra tên tuổi anh ấy. Anh ta là người gốc Sài Gòn/ Gia Ðịnh gì đó?! Anh tốt nghiệp (?) trường cao đẳng mỹ thuật Gia Ðịnh, anh gia nhập cán bộ xây dựng nông thôn, sau khi mãn khóa ở Vũng Tàu anh được thuyên chuyển về tỉnh Kiên Giang. Sau nầy anh cưới con gái một tiệm hàng xén trên đường Phó Ðiều, cách nhà thuốc tây Kiên Giang không xa về phía cầu tàu Mỹ.

Vì tài năng chuyên môn về mỹ thuật nên anh được giữ làm việc tại tỉnh đoàn. Thú thật tôi chưa hề quen biết anh ta trước năm 75, mặc dù tôi vẫn thường xuyên ra vào trung tâm bình định và xây dựng nông thôn của tỉnh qua các công tác liên nhiệm giữa Quận và Tỉnh



Anh cải tạo viên gốc cán bộ XDNT nầy, tính tình rất trầm lặng, không nghe anh nói gì với ai, tối ngày cứ quanh quẩn trong công việc: vẽ bảng, kẻ khẩu hiệu, trang trí hội trường ... không thuộc các toán lao động nặng. Thấy anh ở đâu cũng với cây thước vẽ trong tay và vài cây cọ nhỏ ló ra khỏi cái túi dưới áo bà ba đen, loại áo XDNT. Trong trại không ít người gốc cán bộ XDNT, nhưng hầu như anh không có một bạn nào gần gũi với anh, buổi chiều sau giờ lao động, anh hay lang thang một mình với bộ ba ba đen luôn mới toanh (chắc anh còn nhiều bộ XDNT chưa mặc hết trước 75!)

Nhờ anh ta mà căn Hội Trường từ từ trở thành một nơi tập họp rất " Ðảng và Nhà nước!"; cờ xí, biểu ngữ ... chỗ nầy, góc kia mà theo ý kiến của bộ đội là: "rất có văn hóa xã hội chủ nghĩa."

Nghe đâu anh đã âm thầm trình lên Ban Quản Trại một " Ðồ án"; đề nghị phía trước sân Hội Trường, anh ta sẽ đắp một  "Tượng Nông Dân Xã Nghĩa" , gồm có một ông nông dân vác cuốc và một chị phụ nữ ôm bó lúa, hí hửng , âu yếm đi bên nhau với nét mặt vui tươi biểu lộ giai cấp nông dân ấm no dưới chế độ XHCN.

Vì phương tiện eo hẹp, anh chỉ trình bày bằng lời lẽ và chữ viết, chứ không làm mô hình trước. Cho nên với ý nghĩa hay ho về cùng phe cách mạng ấy, ban quản trại đã chấp thuận đồ án ngay. Có lẽ cộng thêm đề nghị chỉ tốn kém tối thiểu bằng các phương tiện như đất sét, rơm và xi măng chỉ dùng để đắp láng một lớp bên ngoài, chống mưa khỏi mục rã mà thôi; vì thế mà đồ án đã dễ dàng được ban chỉ thị  "hạ quyết tâm thực hiện".

Anh bắt tay vào việc, bằng cách lấy các miếng lõi rắn chắc của các cây tràm to, cắm sâu xuống đất làm sườn chống đỡ tượng. Dùng rơm nhồi với đất sét và chút ít xi măng từ từ đắp các chân tượng lên cao dần. Tượng người nông dân xã nghĩa đã từng bước hình thành, nhưng nó được anh dựng lều bao phủ nên ít ai thấy rõ diễn tiến nó ra làm sao!

Anh cứ lặng lẽ làm việc và chừng 3 tháng sau thì bức tượng đã được hoàn tất. Anh tháo gỡ lều che cho mọi người chiêm ngưỡng. Một chủ nhựt nọ khi trại viên ra vào thăm nuôi mới thấy  tượng đã hiên ngang, sừng sững đứng trước hội trường.

Ban quản trại đã không hề công khai tán tụng kỳ công của người tạc tượng, nhưng chúng tôi đã từng len lén bắt gặp nhiều lần các quản giáo dừng chân, gật gù thưởng lãm!

Tượng "Nông dân xã nghĩa" với những đường nét rất độc đáo, giữa chốn hoang sơ ruộng đồng, rừng tràm âm u, lau sậy mịt mù mà có một bức tượng nghệ thuật cùng mình như thế quả là hết sức tưởng tương! Có thể nói từ thời khẩn hoang lập nghiệp mấy thế kỷ trôi qua ... thì mãi tới 75 khi có cải tạo vào khu U-Minh đắp được bức tượng "đầu tiên". Chính bức tượng đã đem ánh sáng văn minh vào tận vùng muỗi mồng, bùn sình lầy lội ... theo tôi với ý nghĩa tiên phong ấy, công lao của tác giả có thể đem so sánh bằng một ý nghĩa nào đó không thua gì thành tích của Mạc Cữu vào thuần hóa đất Hà Tiên!

Nhìn vào bức tượng, ngoài những nét mặt sống động, mềm mại; rất có thần, rất tự nhiên, thiếu nữ trẻ trung, mặn mà ôm bó lúa, diễn tả được niềm vui của những người nông dân gặt hái được mùa.  Và đặc biệt dù bất cứ ai chưa một lần đốt đèn ngắm của quí, cũng cảm thấy hình dáng tượng người phụ nữ rất hấp dẫn với những đường cong, cầu vòng tuyệt mỹ, khiến cho cải tạo lâu ngày xa cách "hơi quen" không khỏi rùng mình chao đảo !!! Hai ngọn đồi non, không to không nhỏ ... làm vừa ý mọi người, hậu vận thì căng tròn, lêu nghêu hết sẩy !

Còn hình tượng người nông dân thì gương mặt xương xương, râu dài như râu ông cụ thời 9 năm kháng Pháp, nét già thấy rõ nhưng toàn thân quắc thước, nhựa sống hãy còn dư; tay trái khỏe khoắn trong tư thế vịn cán cuốc vác trên vai, tay phải thì cụ lòn qua ôm eo ếch cô thiếu nữ, trông rất hăng hái và tha thiết lửa tình.

Mỗi người một cảm xúc riêng, một nhận xét khen tặng khác biệt ... nhưng hầu như tất cả đều cùng chung một đồng ý là: "Tượng người nông dân có nét mặt y hệt ông cụ" gầy gầy như thời ở hang Pắc Pó.

Rồi không bao lâu sau, từ vài người lan ra tới cả trại ai cũng nói lén, gọi tượng nông dân xã nghĩa thành tượng: " Cụ Hồ ôm gái" !

     Ðến đây quý bạn đọc chắc đã đoán được chuyện gì đã xảy ra cho anh chàng tác giả bức tượng, được bạn đồng cảnh gắn cho cái tên quái ác như trên?! - Anh ta bị đem cùm trên trại 7 Hảo khá lâu, bức tượng bị bộ đội phá hủy trong đêm. Sáng ra có người ở trại 4 gần hội trường, ra đồng tiết lộ cho biết : "tượng đã bị thủ tiêu rồi !" . Từ đó thiên hạ có thêm một câu chuyện vui, với hàng ngàn câu tự hỏi, tự trả lời ... Có người cho rằng anh XDNT chơi xỏ cách mạng, người nói anh ta " Ác ngầm", người thì so sánh "bàn tay anh lúc nầy bằng thành tích 3 sư đoàn dù năm xưa"... Có người thì đoán anh chỉ vô tình, nghĩ rằng nắn cho giống Cụ thì càng hay, có đâu ngờ bức tượng đã đưa tài năng của anh lên ngang hàng một "Ngô Viết Thụ" . 

So sánh với Ngô Viết Thụ là một kiến trúc sư kỳ tài, đoạt giải khôi nguyên La Mã, mà có người còn chưa chịu và cãi rằng: "Nếu Ngô Viết Thụ mà cải tạo ở U - Minh thì chắc khó mà tạo ra dược bức tượng cụ Hồ ôm gái như anh cán bộ XDNT đã gây chấn động ở trại Kinh Làng Thứ 7". 

Nghe đâu từ trại Tù Số (Tù hình sự) của 7 Hảo, anh đã bị đưa chuyển đến một trại tù nào đó, không biết số phận đã ra sao?!. Nhưng anh Cán Bộ XDNT ấy đã để lại trong tôi một nỗi nhớ bi hùng của một thời cải tạo, đôi lúc hay sống lại chập chờn, nặng nề trong tâm trí của tôi. 
Dù nay đã được sống một đoạn đời tự do khác hẳn, cách xa chốn cũ 6, 7 ngàn cây số chim bay mà tôi vẫn không thể nào nhạt nhòa hình ảnh những người bạn tù không may và  dáng dấp người cán bộ XDNT lặng lẽ đó vẫn còn gợi nhớ ngậm ngùi, sống động về những năm tháng gian lao, khắc nghiệt ở Trại Tù Rừng Tràm U-Minh Thượng ./-



     lhxung, Tháng 01/2005

Tuesday, July 9, 2019

NGUYỄN ĐỨC NGHIÊM – PHÓ QUẬN KIÊN LƯƠNG- KIÊN GIANG VỚI 30-4-1975.
Lâm Hữu Xưa

Bây giờ thể theo lời “cầu yêu” của Web Trưởng hồi trong năm, tôi xin kể tiếp một vài chi tiết khác để nhắc nhớ về Nguyễn Đức Nghiêm 14- Phó Quận Kiên Lương:Thật ra, chiều tối 30.4. Nghiêm đã rời Quận Kiên Lương, nơi có nhà máy Xi Măng Hà Tiên, nằm giữa đường Rạch Giá-Hà Tiên. Nghiêm đã ra khơi trên một chiếc PCF (Tàu tuần sông ngòi và cận duyên, chạy rất nhanh do Hoa Kỳ giao lại). Chiếc PCF nầy thuộc một đơn vị Hải Quân yểm trợ an ninh cho nhà máy Xi Măng Hà Tiên, Quận Lỵ Kiên Lương. Nghiêm đã rút theo đơn vị Hải Quân ấy cùng với các Sĩ Quan của Chi Khu Kiên Lương. Ra gần Phú Quốc gặp tàu lớn của Mỹ đang chờ đón thì tất cả những người đi với Nghiêm đều leo lên tàu di tản, chỉ có Nghiêm và một Anh Trung Úy Hải Quân sĩ quan trưởng chiếc PCF đó quay trở vô Rạch Giá.

Chừng 11 giờ sáng ngày 1-5, Nghiêm đột ngột đến nhà tôi, đó là căn cư xá ở số 12 Lý Thường Kiệt, thuộc Khu Mộ Bia, gần Sân Vận Động Rạch Gía. Nghiêm gõ cửa bước vào, tôi nửa mừng vì bất chợt còn có Nghiêm, và nửa kia thì ngập tràn sửng sốt vì tại sao Nghiêm còn ở lại?! Nghiêm hỏi có còn chai nào không? Lục tủ may mắn còn 1 chai duy nhứt ; Bà Xã tôi vộI nhanh tay sửa sọan một món nhậu dã chiến “Xoài tượng bằm, trộn cá mòi hộp với ớt thật cay”. Hai đứa “cưa hai” chai Rémy Martin sau cùng VNCH! Nghiêm từ từ kể chuyện đã ra khơi an tòan rồi mà quay vào bờ là vì: “Nghiêm cảm thấy vô cùng phân vân, vẫn tin là Mẹ còn ở Sài Gòn ... Nghiêm nói ngày mai Nghiêm sẽ đi Cần Thơ để biết tin tức Cô Bồ ra sao, vì chuyện xảy ra quá nhanh chưa dặn dò gì với nhau được cả; rồi sẽ về SG để biết tin gia đình.” Trước đây trong bài nói về Khóa 1/72 Thủ Đức, tôi có kể sơ qua về Cô Bồ của Nghiêm thường hay từ Cần Thơ lên Thủ Đức thăm cuối tuần. Hình như Nghiêm có kể cho tôi nghe nhà của Cô Ấy ở Cái Răng thì phải (?) và Anh của Cô Ấy là một Trung Tá Không Quân. Nghiêm ngồi nhậu với tôi mà rất nôn nóng muốn biết tin tức về gia đình và Cô Bồ bên Cần Thơ đã đi theo người anh cũa Cô ấy hay còn ở lại?!
Tôi đã kể rồi, hai đứa cưa gần xong chai RM thì VC tông cửa vào nhà tôi, quơ súng vào chúng tôi, chúng 2 đứa chạy thẳng từ trước ra sau. Thấy chỉ có vợ tôi và hai đứa nhỏ đang lui cui sửa soạn cơm trưa, một canh giữ cửa sau, một tên trở ra cửa trước hỏi rõ danh tánh tôi để xác nhận có phải tôi là PQT Kiên Thành hay không?! Hắn ta quay sang Nghiêm hỏi anh nầy là ai? - Tôi vội giới thiệu Nghiêm là  hàng xóm, tôi chỉ đại hướng đối diện xéo với nhà tôi.  Sau đó họ mời tôi ra xe chở đi, đi một đoạn họ mới bịt mắt tôi... Qua một đêm lấy khai ráo riết, hôm sau họ thả tôi về và dặn chờ gọi lại để đi học tập vào ngày 4/5. Về nhà vợ tôi cho biết Anh Nghiêm thấy anh bị bắt đi, anh ấy sợ quá vọt nhanh không nhắn gởi gì cả!
À quên nữa, trước khi nhậu, tôi và Nghiêm đã đến Ty Thông Tin trình diện xong, mới có trái xoài tượng và về nhà bớt âu lo vì đã được căn dặn chờ đi học tập chỉ đôi ngày thôi!
Tới sáng ngày 3-5 thì tôi được người quen cho biết, Nghiêm muốn đến gặp tôi tại nhà có được không?! - Tôi vội lấy xe Honda đi chở Nghiêm về nhà, Nghiêm cho biết không dám đi Cần Thơ, đã gặp được người nhà từ Sài Gòn xuống Rạch Giá. Nghiêm đã lo được tàu để cùng đi với Chú Thím (hay Cậu Mợ?).
Chiều ngày 3/5 độ chừng gần 5 giờ, Nghiêm nhờ tôi đến nhà Ông Tư Khâm, mua bán cá biển, nhà ở một Hẻm nhỏ đường Nguyễn Trung Trực, gần Cổng Tam Quan đưa từng người xuống tàu để ra khơi. Xuống tàu ngay bến cá đối diện bên kia sông là Đình Thần Nguyễn Trung Trực, tàu đánh cá đậu chật nít nên Nghiêm và 4 người đồng hành đã xuống tàu không có gì trở ngại cả! Tôi dùng xe Honda chở 2 người 1 lần và chuyến thứ 3 tôi chở một mình Nghiêm sau cùng.
Tàu của Nghiêm ra đi vừa khuất dạng, tôi còn tần ngần đứng dòm ra khơi ... thì thình lình nghe nhiều loạt đạn AK chát chúa thật gần, thiên hạ tán loạn ... Cách chỗ tôi đứng chừng 20 thước trên đường Hoàng Diệu, VC đã bắn hạ một người cỡ tuổi trung niên, tôi vội vã lên xe bỏ chạy, quay nhìn vẫn thấy người bị thương nằm lăn lộn. Chung quanh chẳng có ai dám lại gần chỉ có 2 tên VC đang lăm lăm ghìm súng vào người đang giẫy giụa ấy!
Tối đến tôi mới được nghe kể, người bị bắn đó là một Trung Tá Hải Quân định tìm tàu ra khơi, nhưng bị VC chận xét mà bỏ chạy nên bị bắn. Lúc bị thương chưa chết; nhưng bị một tên hồi chánh tên Y Tá hồi chánh tên Hổ, nhà ở đầu cầu Ong Đình Ký, lập công với VC, rút súng cá nhân bắn vào đầu vị trung tá đó! Ở Rạch Giá nhắc đến Y Tá Hổ hồi chánh thì ai mà không biết. Đêm 30 hắn đi gom súng đem về nhà chất đống để sáng hôm sau giao cho VC để tạo công đầu.
Kể từ giờ phút có vụ VC bắn chết một trung tá tại Bến Cảng thì khu vực đó hoàn toàn bị cấm lui tới. May mà Nghiêm đã vừa thoát được, lúc đó tôi cứ cho rằng Nghiêm đã may mắn trong gang tấc, chứ đâu ngờ ...
Trong lúc sửa soạn đưa Nghiêm xuống tàu, Nghiêm có nói: Mầy ở lại tìm cách đi sau nhé, (Nghiêm biết tôi không đi được vì vợ tôi vừa sanh cháu nhỏ, hãy còn quá yếu.) Nghiêm nói nếu tao thoát được lần nầy, tao sẽ đi tu trở lại, tao sẽ tu Dòng kín.
Đầu năm 79, khi tới Úc là tôi vội gởi thư đăng báo tìm Nghiêm. Mấy tháng sau, gần tới Noel thì tôi nhận được Tấm thiệp Chúc Mừng Noel của Nguyễn Đức Trang, em của Nghiêm mà tôi đã vài lần gặp gỡ khi đi cùng với Nghiêm. Trang là Sĩ Quan có sang Hoa Kỳ du học về Hành Chánh Tài Chánh thì phải? và về nước làm việc tại căn cứ Tân Cảng, New Port. Trong tấm thiệp mừng Noel, Trang có viết vắn tắt thêm vài chữ: Em vừa từ Colorado về, em sẽ viết thư cho anh biết về Anh Nghiêm sau.
Tôi chờ thư của Trang hoài, tới mãi bây giờ ... mấy chục năm trôi qua rồi mà tôi vẫn cứ trông chờ thư của Trang ... để hy vọng Nghiêm vẫn còn sống trong một Nhà Dòng Tu Kín nào đó theo ước nguyện mà Nghiêm đã nói với tôi trước khi bước xuống tàu ... con tàu định mệnh phải không Nghiêm?!!!
Kể chuyện Mầy, nước mắt tao lại nhạt nhòa thương nhớ xa xăm !!! Chúng mình rồi sẽ gặp lại nhau nhá...!
Mới đây , Tháng 5/ 2019, tình cờ tôi có được chút tin về công việc thực hiện BIA ĐÁ THUYỀN NHÂN TỬ NẠN TRÊN ĐƯỜNG VƯỢT BIÊN TÌM TỰ DO đặt tại khu vực gần Little Saigon, Cali. Nghe nói Ban Tổ Chức đang thu nhận thêm danh sách vượt biên tử nạn để sẽ thực hiện khắc tên bổ túc trước Ngày 30 Tháng 4 Năm 2020. Tôi vộI thong báo tin nầy đến các Bạn đồng khóa ĐS14 ngụ tại Cali để sớm liên lạc vớI BTC để đề nghị khắc tên Nguyễn Đức Nghiêm vào bia đá Thuyền Nhân đợt bổ túc nầy. Rất may anh em 14 chúng tôi vừa được tin Anh Đại Diện khóa 14 hiện thời là Anh Nguyễn Đức Tín đã báo tin cho hay là BTC đã nhận được đề nghị và chấp thuận sẽ khắc tên Anh Nguyễn Đức Nghiêm vào bia đá. Nếu không còn gì trở ngại thì bia đá bổ túc sẽ được khánh thành vào dịp tưởng niệm 30-4-2020.
Cũng xin nói thêm là việc đề nghị khắc tên Anh Nghiêm đã được Anh Tín liên lạc với Anh ruột của Anh Nghiêm là cựu Thiếu Tá Nguyễn Đức Văn và người em của Nghiêm là cựu Trung Úy HCTC Nguyễn Đức Trang hiện sống ở khu Bắc Cali, gần Pittburg thì phải. Chính Anh Văn đã viết thư đề nghị nên BTC bia Thuyền Nhân mới chánh thức chấp nhận.
Lâm Hữu Xưa, Úc Châu



(Những chi tiết nầy đã được ghi lại từ năm 2006. Nay nhân cơ hội muốn đóng góp chút tin tức nội bộ cho Đặc San Hội Ngộ QGCH Kỳ 5 tại Washington D.C. Nên tôi mạo muội bổ túc thêm vài chi tiết và xin Qúy Anh trong Ban Biên Sọan Đặc San, tòan quyền chỉnh sửa cần thiết- Thân kính-lhxưa-14- Úc Châu. Tháng 7/ 2019)