Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Monday, July 30, 2018

PHÂN ƯU
***
 Image result for lotus
Vừa nhận được tin buồn từ thân nhân,
Anh ĐỖ THANH QUANG - ĐS11
Cựu Phó Tỉnh Kiên Giang (30-4-1975)
Đã mãn phần vào Ngày 30 Tháng 7 Năm 2018 (Nhằm ngày 18 tháng 6 năm Mậu Tuất)
Tại Austin -Texas- USA.
Hưởng thọ 77 tuổi.

Chúng tôi một số Cựu QGHC từng phục vụ nhiệm sở Kiên Giang.
Xin chân thành phân ưu cùng Chị Cái Thị Hằng và các Cháu. 
Đồng nguyện cầu cho Hương Hồn Bạn Đỗ Thanh Quang sớm Siêu Thăng Tịnh Độ.

Đồng Kính Bái Tiễn Biệt;

Gđ Lê Văn Thêm
Gđ Phạm Văn Thanh
Gđ Trịnh Thiều
Gđ Lâm Ngọc Châu
Gđ Trần Hữu Thành
Gđ Lâm Hữu Xưa
-Úc Châu-

Saturday, July 28, 2018

DƯƠNG QUÂN (DƯƠNG VĂN VÀNG-ĐS14-FLORIDA)

Gánh trầu Mỹ Hội


                  

            

            Gánh Trầu Mỹ Hội

Dương Quân



Thương nh gi v quê M-Hi
Dòng
đời thm thoát by nhiêu năm
Bao m
ùa mưa nng bao thay đổi
Mà bóng ng
ười xưa vn bt tăm.
***

Thu xưa M-Hi êm đềm quá
Cây trái sum suê
đủ bn mùa
Ph
ước Lý v ngang Thành Tuy H
Nhà em
dưới rng cau thưa.

Nhà em có M già gy yếu
Ba m
t t khi em biết đi
M
bán thúng tru lưng bui ch
Nuôi em khôn l
n tui xuân thì.

Ngày y anh v thăm M-Hi
Qua phà Cát Lái ghé Long Tân
Tìm em tr
ưa nng tan phiên ch
Th
ăm M thăm em đã my ln.

Con gái mit vườn, không trang đim
Nh
ưng em rt đẹp, tánh ngoan hin
Má h
ng, mt biếc, làn môi đỏ
Giúp M
gánh tru bui ch phiên.

Anh trai tnh l ra trường ln
Ăn hc, làm quen nếp th thành
Hai
đứa cùng nhau chung ước hn
Ch
anh đi kiếm chút công danh.

Mi bn tr v thăm xóm cũ
Ra v
ườn gom hái lá tru vàng
Tr
u cau chung gánh - chung duyên n
Đủ nghĩa cho tình ta cha chan.

Gp nhau ri li xa nhau na
C
ăn dn đừng quên sm tr v
Em
đứng bên b sông Cát Lái
Nhìn theo nh
ư níu bóng người đi.

Chiếc phà tách bến, dòng sông rng
N
ước xoáy lao chao đám lc bình
Run r
y nhng chi hoa tím tím
Th
ương em bn rn bước không đành.

Công danh đeo đui chi mà kh
Đã l bon chen chn ly phin
Ch
ưa kp đến ngày tin M mt
Gánh tr
u gi trĩu nng vai em.
Anh v
ln y, hay ln cui
Ng
i kế bên em xếp lin tru
Ch
t thy bàn tay gy guc quá
L
n đầu xao xuyến n hôn nhau.

Anh đốt trm hương xin khn M
Sau này
được kết nghĩa trăm năm
Em l
àm ni tr, nuôi con nh
Thôi gánh tr
u, thôi nhng nhc nhn.

Ri bui quê hương tàn cuc chiến
Anh xa thành ph
, sng trên rng
M
ười năm dày dn cùng sương gió
Ai h
n ngày v gia gió sương?

M-Hi cũng thay tng cnh sng
Ch
phiên cn go, chng mua tru
Cau khô, tr
u héo, bun trong thúng
V
ườn cũ thưa dn nhng bóng cau.

Em có khi nào qua Cát Lái
B
ến phà đứng đợi mt bên b
N
ước sông cun cun xuôi dòng nh
Nh
ng mng lc bình theo sóng đưa?

Như mng lc bình trong nước xoáy
Không v
tr li bến sông xưa
D
òng đời xô dt anh xa mãi
Mà bóng ng
ười thương chng nht m.

***

Biết có ai v quê M-Hi
Nh
n dùm người cũ my li thăm
Gi
thân vin x còn trôi ni
Xin hi
u lòng nhau - t li lm.


Wednesday, July 25, 2018

 PHÂU ƯU
***
 Image result for lotus flower
Huynh Trưởng  
 NGUYỄN KHOA HUÂN, 
Đốc Sự Khóa 2
Đương Kim Hội Trưởng Hội CSV/QGHC/Tiểu Bang New South Wales, Liên Bang Úc Châu.

Sinh ngày 29-8-1927 tại Thừa Thiên-Huế.
Vừa tạ thế lúc 8.45 tối 

Ngày Thứ Sáu 20/07/2018 
tại tư gia vùng Canley Vale, NSW, 
Hưởng Đại Thọ 91 tuổi.

Chúng tôi một số QGHC thuộc Hoa Kỳ và Úc Châu cộng tác trong Ban Biên Tập "Giữ Bình Yên  QGHC" - Xin chân thành phân ưu cùng Tang Quyến và xin nguyện cầu cho Hương Hồn Huynh Trưởng NGUYỄN KHOA HUÂN sớm được Siêu Thăng Tịnh Độ.

Đồng Kính Phân Ưu
BBT/GBY/QGHC

Monday, July 16, 2018

HUYNH TRƯỞNG CHÂU KIM NHÂN VÀ QGHC MELBOURNE./-BB

TƯỞNG NIỆM CỐ HUYNH TRƯỞNG CHÂU KIM NHÂN

ĐẶT VÒNG HOA TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ NHẤT 2007

Nhân dịp kỷ niệm Tháng Tư Đen năm 2007, huynh trưởng Châu Kim Nhân và phu nhân đã đến Úc Châu phối hợp cùng một số những anh chị em đồng môn của Hoc Viện QGHC Victoria đặt vòng hoa tưởng niệm trên mộ của Tướng Serong tại nghĩa trang Warrandyte. Trong số những anh chị tháp tùng huynh trưởng Châu Kim Nhân lần đó là quý anh Nguyễn Duy Nhạc, Trần Kim Thái và Nguyễn Ngọc Diệp.
Serongplate
Mộ bia của Cố Chuẩn Tướng Serong
Dù là những viên chức lãnh đạo hành chánh đã phục vụ lâu năm trong chính quyền VNCH, cũng như đã từng chiến đấu dũng cảm với Cộng Sản trong nhiều năm trường, hầu hết chúng tôi ít người biết đến Tướng Serong và vai trò của ông trong cuộc chiến Việt Nam.
Huynh trưởng Châu Kim Nhân, Đốc Sự khóa 2, là người đã tiết lộ mối quan hệ của Tướng Serong trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Ông có nhiều dịp tiếp xúc và quan hệ với Tướng Serong trong thời gian đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong Nội Các của Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. Từ vai trò Phụ Tá  Tổng Trưởng Quốc Phòng cho đến Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh và sau cùng là Phụ Tá Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng huynh trưởng thường được mọi người biết đến là một nhân vật liêm khiết và ngay thẳng.
CKNhancouple.png
Ông Châu Kim Nhân và Phu Nhân cùng các con của Tướng Serong
Báo chí đã có lần thuật lại vụ bắt phi cơ buôn lậu hơn 100 kí vàng của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng như điều tra việc đánh thuế tài phiệt Lý Long Thân, một trùm tư bản của Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Sau này ra hải ngoại, chính ông đã chất vấn khi gặp Cựu Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo về việc ông này đã đem giao nạp 16 tấn vàng cho Cộng Sản Bắc Việt, thay vì thực hiện dự tính của VNCH nhằm mang số vàng ra hải ngoại để mưu đồ việc hưng quốc.
Theo lời tường thuật của huynh trưởng, Tướng Serong thường chơi đánh bóng bàn với huynh trưởng vào những ngày cuối tuần nên huynh trưởng đã có một quan hệ khá gần gủi với gia đình cùng những người con của vị Tướng này.
Vào những tháng cuối cùng của năm 1974, trong một buổi trao đổi về tình hình chiến sự, Tướng Serong báo trước với huynh trưởng Nhân trong vòng 6 tháng nữa, Cộng Sản Bắc Việt sẽ mở một cuôc tấn công đại quy mô vào miền Nam khi họ biết chắc rằng chính phủ Hoa Kỳ đã hoàn toàn bỏ rơi VNCH. Tướng Serong đề nghị huynh trưởng thông báo với Thủ Tướng để chuẩn bị kế sách đương đầu với Cộng Sản. Sau đó Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm đã chính thức yêu cầu Tướng Serong đệ trình kế hoạch đối phó để chuyển lên Tổng Thống Thiệu quyết định. Rất tiếc rằng kế hoạch di tản chiến thuật Vùng I và II của Tướng Serong đã không được Tổng Thống Thiệu chấp thuận và thi hành. Để rồi 5 tháng sau, khi Cộng Sản Bắc Việt huy động toàn lực bộ đội tấn công miền Trung và tình hình chiến sự trở nên bi quan vì sự bất tương xứng về lực lượng cũng như số lượng vũ khí đạn dược.
Giới lãnh đạo đã thức tỉnh và bắt buộc phải áp dụng chiến thuật di tản quân đội thì đã quá trể. Việc triệt thoái quân đội được thực hiện một cách gấp rút vì thiếu trật tự và kế hoạch đã trở nên hỗn loạn, đưa đến sự suy sụp tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam VN. Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc một cách cay đắng khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân Cộng Sản Bắc Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Khi ra đến hải ngoại và sau nhiều năm dò hỏi, Hội CSV QGHC Úc Châu đã giúp huynh trưởng tìm được địa chỉ liên lạc với gia đình Tướng Serong tại Melbourne. Trong lần hội ngộ với gia đình Tướng Serong tại Melbourne khoảng 3 năm trước đây, Rose-Mary, người con gái thứ ba của Tướng Serong đã xúc động rơi nước mắt khi bà nhận ra huynh trưởng Châu Kim Nhân, người vẫn thường đến chơi bóng bàn với người cha của bà vào lúc bấy giờ.
CKNSerongchildren.png
Huynh Trưởng Châu Kim Nhân và các người con của Tướng Serong trong buổi tiệc tại tư gia của Anh Mai Khắc Toàn (CH2)
Trong lần gặp gỡ này, gia đình các người con của Tướng Serong bày tỏ lòng cảm động vì đã hơn 30 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nhưng vẫn có những người Việt lưu vong ở hải ngọại nhắc nhở và nhớ đến người cha quá cố của bà. Sau lần viếng thăm lần đó, huynh trưởng Châu Kim Nhân đã hứa sẽ trở lại và hy vọng được gặp gỡ tất cả những người con của Tướng Serong.

ĐẶT VÒNG HOA TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ HAI 2010

Để chuẩn bị viếng thăm Úc Châu lần thứ hai và có lẽ là lần cuối cùng, khoảng năm tháng trước, Huynh trưởng Nhân đã liên lạc với Ban Đại Diện CSV QGHC tại Melbourne để chuẩn bị việc tổ chức buổi tiệc trao tấm plaque Tri Ân cho gia đình Tướng Serong về những nỗ lực đóng góp bảo vệ chính nghĩa Tự Do Dân Chủ của VNCH. Nhưng chuyến viếng thăm đã không thể thực hiện được vào phút chót vì huynh trưỏng ngọa bệnh bất thình lình. Bác sĩ của bệnh viện đã không cho phép huynh trưởng đi xa do tình trạng sức khỏe yếu kém vào lúc bấy giờ. Tuy thế, qua các cuộc điện đàm, huynh trưởng đề nghị Hội CSV QGHC Victoria vẫn tiến hành chương trình như đã xếp đặt từ 5 tháng trước, kể cả việc đặt vòng hoa tưởng niệm tại nghĩa trang Warrandyte.
CKNfriends.png
Từ bên trái: Anh Toàn, vợ chồng Anh Diệp, Hà, Richard, Thiếu Tá Tường, Anh Sơn và Thái
Một buổi chiều đầu tháng Năm có nắng ấm làm bớt cái se lạnh của những ngày cuối Thu, quý anh chị đồng môn gồm bẩy người: vợ chồng anh Diệp, anh Thái, hai anh Toàn, Sơn và anh Hà cùng với người con gái của anh ngồi dồn với nhau vào một chiếc xe 8 chỗ để đi đến nghĩa trang Warrandyte. Quý anh chị hẹn gặp Thiếu Tá Lâm Cẩm Tường, người hùng của An Lộc, và cũng là anh em kết nghĩa với huynh trưởng Châu Kim Nhân, tại nghĩa trang để cùng với Richard, người con trai thứ tư của Tướng Serong, đến thăm mộ và đặt vòng hoa tưởng niệm tại nơi an nghỉ của “Ted”.
CKNEulogy.jpg
Anh Nhan Tử Hà, Đại Diện CSV/QGHC Victoria đọc bài Vinh Danh trước ngôi mộ của Cố Chuẩn Tướng Serong
Sau khi quý anh chị đồng môn gặp gỡ và chào hỏi Ông Richard Serong, Thiếu Tá Lâm Cẩm Tường đã thay mặt huynh trưởng cáo lỗi và bày tỏ sự đáng tiếc vì lý do sức khỏe nên huynh trưởng đã không thể đến đặt vòng hoa cũng như dự buổi tiệc trao tặng tấm bảng tri ân Tướng Serong vào tối hôm nay. Việc đặt vòng hoa đã  diễn ra giản dị và nhanh chóng nhưng không kém phần trang nghiêm và cảm động. Quý anh chị và  Thiếu Tá  Lâm Cẩm Tường đã chia tay ông Richard Serong để chuẩn bị cho buổi tiệc vào tối hôm đó.
DẠ TIỆC TRUY TẶNG BẢNG VINH DANH TƯỚNG SERONG
Hội Cựu Sinh Viên QGHC Victoria đã tổ chức buổi dạ tiệc vào lúc 7 giờ tối ngày 8 tháng 5 năm 2010, để truy tặng Bảng Tri Ân và Vinh Danh cho gia đình của Tướng Serong tại Nhà Hàng Gold Leaf ở Harbour Town, Docklands. Tham dự buổi dạ tiệc, ngoài 18 anh chị cựu Sinh Viên, còn có vợ chồng Thiếu Tá Lâm Cẩm Tường và 5 người con của Tướng Serong.
CKNgroup.jpg
Quý anh chị đồng môn đã thu xếp với nhà hàng để trưng bày di ảnh của cố Chuẩn Tướng Serong cùng với lư hương trên chiếc bàn nhỏ, làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng. Mở đầu buổi tiệc anh Nhan Tử Hà, Đại Diện Hội CSV QGHC Victoria, gởi lời chào mừng nồng nhiệt đến những người con của gia đình Tướng Serong và trình bày lý do của buổi truy tặng Bảng Tri Ân Công Trạng cho Cố Chuẩn Tướng.
CKNPlaque.png
Điều đáng tiếc là sau nhiều tháng chuẩn bị, huynh trưởng Châu Kim Nhân đã khổng thể đến tham dự buổi tiệc hôm nay vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên thay vào đó, huynh trưởng đã có gởi bài vinh danh Tướng Serong do chính huynh trưởng viết bằng Anh Ngữ và anh Nhan Tử Hà, Đại Diện Hội đã thay mặt đọc trước buổi tiệc. Bài vinh danh đã được gia đình Tướng Serong và các anh chị đồng môn tán thưởng nhiệt liệt.
CKNparty2.jpg
Sau khi nhận Bảng Tri Ân, lần lượt các Ông Michael và Richard Serong, người con thứ hai và thứ tư của Cố Chuẩn Tướng đã thay mặt gia đình bày tỏ sự xúc động và cảm ơn trước những dòng chữ ghi lại công lao và sự đóng góp của Tướng Serong vào chính nghĩa bảo vệ tự do dân chủ cho Miền Nam Việt Nam. Sau đó khách danh dự và quý anh chị đã cùng nhau hàn huyên và thưởng thức các món ăn ngon miệng của nhà hàng GoldLeaf. Buổi tiệc kết thúc mỹ mãn và quý anh chị chia tay với quý khách vào lúc 10 giờ tối cùng ngày.
EULOGY to GENERAL
FRANCIS PHILLIP SERONG
      Our land is your land. You wanted to defend it, to save it. You stayed there for 13 years until the end, until the last day of our hostilities with our heroic soldiers. You fought so nobly for our  “Free-Country”, for our Free World.
     Your talent , Your tenacity, Your Ardor for winning were well – known in our country.
      Alas ! Congress, the Press, were infiltrated and the Sponsor-Country stopped Aid to our Government, to our well-trained Armed forces.
      General SERONG,  we respect you , we admire you, we love you. You are an  UNSUNG HERO  and a Symbol of Freedom and Democracy.
     Our ceremony to-night, commemorates the 35th anniversary of our painful lost, but memorable cause.
     You were the best and you are still the best. Thanks-a-million.
Chau Kim Nhan
CKNletter.jpg

Thursday, July 5, 2018

NHỊ HÀ TÊN THẬT LÊ QUANG MẠI QGHC?./-BB

TRỞ VỀ THÔN CŨ - Nhị Hà

PDF Print E-mail

  
Trở Về Thôn Cũ - Nhạc & lời: Nhị Hà

ĐK: Làng tôi nghiêng mình soi bóng Hương Giang
Những đêm trăng sáng long lanh giòng sông
Dáng ai giặt yếm bên bờ dịu dàng
Thả tiếng "khoan hò" theo nhịp chèo vọng xa

Làng tôi những chiều khi gió lên khơi
Nắng hanh phơn phớt pha hồng gò má
Những cô thôn nữ trên đường về chợ
Và tiếng sáo diều dìu dặt buông lời thơ

1. Nhưng sao hôm nay ta trở lại quê hương
Tuy con sông xưa vẫn êm đềm uốn quanh
Còn đâu đồng xanh?
Còn đâu gia đình?
Còn đâu bóng hình mẹ già mến yêu?
Nơi đây điêu linh
Nơi đây quạnh quẽ
Nơi đây chẳng còn bóng người ngày trước
Nơi đây tang thương buông bức màn thê lương
Quê hương còn đó nhưng người về đâu?

Vì đâu thôn làng thành chốn nương hoang?
Cớ sao bao cánh chim xa tổ ấm?
Biết bao giờ gió tha hương trở về
Cùng tiếng sáo diều dìu dặt lời nhạc xưa?

2. Sau bao thu qua oán than ngập quê hương
Thu nay dâng lên gió thanh bình ngát hương
Dập tắt sầu thương
Dẹp hết u buồn
Đồng quê tưng bừng dân cày ấm no

Xua tan điêu linh
Xua tan quạnh quẽ
Nơi đây chẳng còn oán hờn ngày trước

Quê hương vươn lên
Xua bức màn thê lương
Non sông chào đón bóng người ngày xưa

Cùng nhau trở về nơi chốn yêu thương
Lắng nghe câu hát yên vui ngàn hướng
Lắng nghe lời gió êm đềm rì rào
Cùng tiếng sáo diều hòa lại bản đàn xưa
 
 
                             >> Bản nhạc (pdf)

                                                   
" Tác giả nhạc phẩm "Mẹ Tôi" (Hương Lan hát), một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 tháng 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan.

Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại, sinh ngày 24 tháng 08 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.

Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.

Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bang Washington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài Mẹ Tôi (pdf) một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, vv...Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện. "

(Nguồn: "Trường Kỳ - Tân Nhạc VN sau 30 năm. Ai còn ai mất ?"
)
                            Mời quý vị thưởng thức Trở Về Thôn Cũ - nhạc & lời: Nhị Hà
                                           Tiếng hát Tâm Hảo:  MP3  Youtube                 
                                                     Hòa tấu: Thanh Trang