Tưởng Nhớ Ân Sư
*** Cứ Phân tách và kêu gào như thế nầy mãi thì cũng chẳng đi đến đâu. Vì thực tế gần 1 năm qua , biết bao nhiêu lời lẽ thuộc loại có bằng cấp như vầy đã chìm vào trống không !!! Quý anh chị phải nhìn vào thực tế để tham gia Cứu Nguy hay KHÔNG ? Chỉ còn một đôi ngày để lựa chọn nữa thôi !.../- Ban VĐ&YT Cứu Nguy QGHC.
Trúng tuyển vào Hoc Viện QGHC là một may mắn cho nhiều thế hệ thanh niên ưu tú từng ấp ủ trong lòng mối hoài bão đem tài năng và kiến thức để mong góp sức xây dựng cho đất nước. Bởi vì ở đó có nhiều vị Giáo Sư đã thành đạt tại hải ngoại với những kinh nghiệm từng trải trong các lĩnh vực chuyên môn để đào tạo những viên chức quản trị cao cấp trong guồng máy chính quyền của một quốc gia tự do dân chủ. Chúng ta không thể quên những vị thầy với tài năng và đức độ như Vũ Quốc Thông, Nghiêm Đằng, Nguyễn Văn Bông, Trần văn Binh, Vương Văn Bắc, Nguyễn Quang Quýnh, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Khắc Nhân, Trương Ngọc Giàu.v.v… Tuy thời gian cũng đã hơn 35 năm, nhưng trong tâm trí của đa số các đồng môn, không ít thì nhiều đều có những kỷ niệm đáng ghi nhớ về các vị thầy khả kính ở một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình đào luyện về kiến thức lẫn đạo đức căn bản cho mỗi sinh viên QGHC.
Chắc hẳn chúng ta cũng không thể quên được những lời nhắn nhủ của các bậc Thầy Cô, vào những ngày tháng cuối cùng trước khi tốt nghiệp, về những cạm bẩy và thử thách trong trường đời, cũng như cầu chúc cho những đứa con tinh thần của mình luôn giữ được lý tưởng cao quý là phục vụ cho một quốc gia tự do và dân chủ. Thế nhưng hơn 35 năm qua, nhiều đứa con ấy đã theo vận nước nổi trôi, trốn chạy lũ Quỷ Đỏ vượt trùng dương để tìm kiếm một đời sống và bầu khí tự do dân chủ xứng đáng với nhân phẩm con người. Nhiều người trong đám môn sinh ấy, vào lứa tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”, ngày nay đã quên mất những lời dạy dỗ của các bậc thầy kính mến ngày xưa, hành xử trái ngược với những gì họ đã từng tranh đấu với chính mạng sống của mình, gây nên cảnh phân hóa trầm trọng trong chính hàng ngũ của các đồng môn dưới mái trường Học Viện QGHC.
Nhắc đến lý tưởng Tự Do Dân Chủ, trong số những vị ân sư của chúng ta, không một ai có thể bác bỏ được di sản quý báu của cố Giáo Sư Nguyễn văn Bông. Qua thời gian ngắn ngủi 9 năm trời trong một môi trường sinh hoạt chính trị hổn loạn của Miền Nam Việt Nam trước cuộc đấu tranh với Cộng Sản, Giáo Sư đã để lại cho hậu thế niềm tin tưởng mãnh liệt vào một sinh hoạt tự do dân chủ ở Việt Nam. Thiết tưởng không một ai có thể chứng minh hùng hồn tinh thần đó bằng bài giới thiệu của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, trong cuốn “Di Cảo của Cố Giáo Sư Nguyễn văn Bông” như sau “ thật sự thì suốt trong 9 năm trường tranh đấu , Giáo Sư Nguyễn văn Bông không bao giờ xa rời lý tưởng dân chủ tự do. Những bài báo anh viết, những giảng văn của anh, những lời tuyên bố của anh, cũng như thái độ của anh đối với chính quyền khi anh giữ nhiệm vụ Chủ Tịch của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến đều hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc anh đã nêu ra trong bài diễn giảng khai mạc tại trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn vào năm 1963. Như vậy Giáo Sư Nguyễn văn Bông từ trước đến sau vẫn đều trung thành với lý tưởng tự do dân chủ. Anh thật xứng đáng là một chiến sĩ tiền phong của lý tưởng này ở Việt Nam”
Do đó nhân cơ hội này, xin nhắc nhở lại cho các đồng môn của Học Viện QGHC, đặc biệt Chủ Tịch và toàn thể Hội Đồng Quản Trị của Tổng Hội Cựu Sinh Viên QGHC hiện nay, nên nhìn lại và duyệt xét Bản Nội Quy của Tổng Hội hiện hành hầu sửa đổi và tu chính các điều khoản vi phạm trắng trợn đến các nguyên tắc căn bản của tự do dân chủ, như tôi đã nêu ra trong bài “Cách Mệnh và Hành Động” trước đây:
Các câu hỏi quan trọng cần đặt ra là :
1. Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự bất công trong việc áp đặt điều khoản của Bản Nội Quy chỉ ban phát 1 lá phiếu cho mỗi Chi Hội, dù Chi Hội đó có số hội viên dưới 10 người (không đủ túc số để thành lập một Chi Hội), hoặc có trên 200 hội viên đi nữa.
2. Liệu chúng ta có đồng ý với Bản Nội Quy cho rằng việc các Chủ Tịch Chi Hội sẽ tham khảo ý kiến các hội viên mà không quy định rằng các Chủ Tịch Chi Hội phải bỏ phiếu theo ý chí chung của Địa phương là dân chủ hay không? Bởi vì anh Trần Xuân Thời trong bản điện thư của anh cho rằng việc Chủ Tịch Địa phương tham khảo ý kiến của các hội viên có nghĩa là các hội viên đã được tham gia sinh hoạt bầu cử !?
3. Liệu chúng ta có chấp nhận việc trao toàn quyền cho Chủ Tịch HĐQT triệu tập phiên họp của HĐQT hay không? “Section 4: Meeting of the board shall be held at such times as may be designated by the chairperson..” Nếu viên Chủ Tịch HĐQT không triệu tập phiên họp thì chẳng bao giờ Hội chúng ta sẽ có cơ hội để thảo luận bất cứ điều gì, và anh Trần Xuân Thời sẽ là Chủ Tịch muôn năm. Vì đa số các thành viên HĐQT đã không có một thái độ nghiêm túc về một sinh hoạt tự do dân chủ, im hơi lặng tiếng về một Bản Nội Quy vi phạm trắng trợn đến nguyên tắc căn bản về dân chủ tự do.
Hôm nay, nhân mùa tưởng nhớ các ân sư đã từng đem kiến thức, kinh nghiệm và những lời nhắn nhủ ân cần cho đám môn sinh QGHC, chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi những đồng môn của mình, thức tỉnh vượt lên trên những tranh chấp của bè phái nhỏ nhoi, để thực tâm giải quyết các mối xung đột trên căn bản tự do dân chủ và tinh thần ái hữu trong sáng của một tập thể trí thức các cựu sinh viên QGHC.
Nhan Tử Hà
T/M Ban Đại Diện Hội CSV QGHC Liên Bang Úc Châu
No comments:
Post a Comment