Những bất Ngờ Trong Buổi Ra Mắt
Di Cảo Giáo Sư Nguyễn Văn Bông
• Giáo Già
Ngày 18 tháng 3 năm 2009
Lâu lắm mới có một buổi ra mắt sách được khai mạc đúng giờ ghi trong chương trình là 2 giờ 30 chiều ngày Chúa nhựt, 15-3-2009, tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng, ở địa chỉ 2129 S. 10th St., San Jose, CA 95122. Ðây là cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông được Cấp Tiến xuất bản năm 1971, tưởng như đã bị tiêu hủy hết sau khi Cộng sản Việt Nam chiếm được Sài Gòn và toàn thể lãnh thổ Miền Nam Việt Nam ngày 30-4-1975, nay đã được Nguyễn Ngọc Huy Fondation và Mekong-Tynan tái bản ở hải ngoại với phần Phụ Lục, tính chung gồm 332 trang.
Quan khách tham dự
Trong số non 300 khách tham dự ngồi kín hội trường, người ta thấy có các Cựu Thiếu tướng Bùi Ðình Ðạm, Nguyễn Khắc Bình, các ông Nguyễn Ngọc Tiên, Trần Kiêm Thiều, Ðỗ Hùng, Phan Quang Nghiệp, Nguyễn Quan Vĩnh... Bà Jackie Bông, cựu Luật sư Trần Minh Nhựt, anh hùng Lý Tống... và một số cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Ðại học Luật khoa Sài Gòn, Ðại học Chiến tranh Chánh trị và những chiến hữu của Giáo sư Bông ở Phong trào Quốc gia Cấp Tiến... Ðiều đặc biệt đáng ghi nhận là một trong các cơ quan bảo trợ cho buổi ra mắt Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông là Hội Cao Niên Diên Hồng đã đưa cả phái đoàn từ Oakland về tham dự từ sớm để tiếp tay lo liệu các việc làm cần thiết cho việc tổ chức được chu đáo.
Phái đoàn Hội Cao Niên Diên Hồng
Quý vị có liên quan đến Di Cảo Gs Bông niệm hương
Sau phần niệm hương trước di ảnh của cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông và cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ông Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ tịch Ban Ðại Diện Cộng đồng Bắc California, nhân danh chủ nhà ngỏ lời chào mừng quan khách và phái đoàn từ xa về San Jose, cùng đồng bào địa phương, tham dự đông đảo buổi ra mắt sách được coi như đầu tiên tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Ðồng mới vừa dọn về địa điểm mới, chưa kịp trang hoàng chu đáo, nhưng cũng đủ tiện nghi và rộng rãi; hy vọng sinh khí sống động của buổi ra mắt sẽ là khởi đầu cho những hoạt động văn hóa và cộng đồng tiếp nối đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của cộng đồng địa phương Bắc California.
Ông Nguyễn Ngọc TiênSau đó, Giáo sư Trần Minh Xuân, người trách nhiệm thực hiện việc tái bản Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông, trình bày cơ duyên ông có được quyển di cảo tưởng như bị mai một vì chủ trương tiêu diệt văn hóa Miền Nam Việt Nam của Cộng sản Bắc Việt. Ông cho biết: “Ngày 10-11-1971 Giáo sư Nguyễn Văn Bông bị Cộng sản Việt Nam sát hại. Sau đó, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy tuyển chọn một số bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Bông từng được đăng trên Nguyệt san Cấp Tiến và Nhựt báo Cấp Tiến để cho in thành cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông và được Cấp Tiến xuất bản vào năm 1972”.
Giáo sưTrần Minh XuânÔng cho biết thêm là “Trong lần tái bản nầy, Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông không chỉ đăng lại các bài viết của Giáo sư. Nó có thêm phần Phụ Lục gồm một số bài viết của những người từng gần gũi Giáo sư Bông, và những tội phạm có liên quan đến cái chết của Giáo sư Bông, góp phần giải tỏa một số nghi vấn liên quan đến cái chết của Người do Cộng sản Việt Nam chủ mưu và thực hiện. Ðồng thời, cũng có những bài viết trình bày công lao của Giáo sư trong việc đào tạo thế hệ lãnh đạo tài ba cho đất nước Việt Nam, thế hệ lãnh đạo tương lai Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam Việt Nam, đặc biệt trên mặt trận chánh trị. Nó chẳng những làm sáng tỏ đức độ của Giáo sư Bông trong lòng mến mộ của các môn sinh thành danh từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và trường Ðại học Luât khoa Sài Gòn, mà còn làm sáng tỏ nghĩa khí của Giáo sư trong nỗi tiếc nhớ không nguôi trong lòng các chiến hữu của Giáo sư trong Phong trào Quốc gia Cấp Tiến, trong Ðại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy...”.Khách tham dự bất ngờ nghe Giáo sư Trần Minh Xuân nói ông vừa được một đồng nghiệp email cho tờ bìa và các trang trong của Tập San Dòng Việt số 23, viết về “Văn Học Triều Nguyễn” [Tập 2], trong đó có bài của tác giả Vũ Khiêu, một đảng viên CSVN, được phong là anh hùng lao động, giáo sư văn học của Hà Nội, khi nói về Cao Ba Quát [từ trang 125-165] nơi trang 163, đã công khai tuyên truyền cho cộng sản, chửi thẳng vào mặt toàn thể cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, vu khống văn chương của Việt Nam Cộng Hòa, bằng câu viết “văn chương của các nhà văn của chính quyền Sài Gòn... phản động chống lại đạo đức thông thường của nhân dân, bào chữa cho một lối sống ích kỷ, dâm ô, điên loạn”. Chưa hết, đến trang 165 Vũ Khiêu còn trắng trợn hơn khi nói rằng Cao Bá Quát “đã bao lần mong chờ sự xuất hiện của một ‘mặt trời đỏ’,” và người giáo sư văn học của Hà Nội nầy kết luận “Trước kẻ thù hung hãn nhất của loài người là đế quốc Mỹ, tinh thần chiến đấu của dân tộc ta đang bừng bừng như ngọn lửa Ốc-tiêu đốt chết mọi quân xâm lược. Ðọc thơ Cao Bá Quát, chúng ta sẽ tìm thấy một nguồn sức mạnh góp vào cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân ta đang vượt mọi hy sinh, gian khổ để chiến thắng bọn xâm lược và xây dựng chũ nghĩa xã hội”. Mọi người hẳn thấy đó, Cộng sản Việt Nam ra rả kêu gọi người Quốc gia Việt Nam hải ngoại “xóa bỏ hận thù” còn chúng thì cứ tiếp tục thù hận, sau 34 năm chưa biết mệt, tiếp tục cho Vũ Khiêu chen vào Dòng Việt của Giáo sư Lê Văn lên tiếng công kích lớp người được chúng trở mặt ve vuốt gọi là “khúc ruột xa ngàn dặm”. Sau đó, Giáo sư Lê Văn, chủ biên Tập san Dòng Việt đã có lời xin lỗi trên báo Người Việt, số ra ngày 5-3-2009, nơi trang Người Việt A9, cho rằng đây là “sự nhầm lẫn đáng tiếc do sơ suất của bộ phận kỹ thuật khi sắp xếp bài để in” và “xin độc giả hủy bỏ bài viết nói trên”. Nhưng, Giáo sư Trần Minh Xuân thẳng thắn nói rằng ông không chấp nhận việc xin lỗi quá đơn giản của Giáo sư Lê Văn. Ông gọi điện thoại cho Giáo sư Lê Văn theo số 714-842-7589 được ghi bên dưới lời xin lỗi, không được trả lời, ông nhắn vào máy nhắn tin và lưu ý Giáo sư Lê Văn rằng theo đúng cung cách nhầm lẫn, Dòng Việt số 23 phải bị thu hồi, ông phải thu hồi tất cả Dòng Việt số 23 đang bày bán trên thị trường ngay khi khám phá ra sự nhầm lẫn, thông báo cho những ai đã mua tờ Dòng Việt số 23 [ít nhứt cũng gồm hơn 800 độc giả được ông viết cho Giáo sư Trần Anh Tuấn biết] phải trả Dòng Việt số 23 lại tòa soạn và nhận lại tiền mua kèm theo lời xin lỗi của chủ biên... Xa hơn nữa, người chủ biên phải công bố đích danh người nào đã tạo nên sự nhầm lẫn đó, để mọi người nhận diện xem đó có phải là cán bộ Việt cộng mượn Dòng Việt làm cái loa cất lời mạt sát “văn chương của các nhà văn của chíÔnh quyền Sài Gòn... phản động chống lại đạo đức thông thường của nhân dân, bào chữa cho một lối sống ích kỷ, dâm ô, điên loạn”... Giáo sư Xuân lên tiếng xin lỗi quan khách về phần tưởng như lạc đề này. Nhưng, ông nói ông không lạc đề. Vì khi đề cặp tới vấn đề này ông xem Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông được tái bản đã bất ngờ trở thành cú phản đòn tấn công cái được gọi là hiện tượng Vũ Khiêu đó, để tự hậu không còn xảy ra trong cộng đồng người Quốc gia tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại nữa.Ðiều bất ngờ hơn nữa là Giáo sư Trần Anh Tuấn, trong phần phát biểu nói về giá trị của cuốn Di Cảo đã cho biết ông là người đã email các trang của Dòng Việt 23 cho Giáo sư Trần Minh Xuân và đọc cho quan khách nghe một phần nội dung lá thư Giáo sư Lê Văn viết nhờ ông “lựa lời giải thích giùm”. Nhưng, ông chẳng những không lựa lời giải thích theo ý muốn của Giáo sư Lê Văn, mà còn đồng thuận với sự đòi hỏi của Giáo sư Xuân là Dòng Việt phải bị thu hồi, và cho biết thêm là Dòng Việt của Giáo sư Lê Văn không phải là Dòng Sử Việt của Giáo sư Trần Anh Tuấn.Kết thúc phần phát biểu của mình, Giáo sư Trần Minh Xuân nói: “Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông được tái bản với phần Phụ Lục phong phú không chỉ vinh danh một thiên tài chánh trị xuất chúng của Tổ Quốc Việt Nam mà còn muốn nương theo đó vinh danh các môn sinh của Giáo sư Bông, vinh danh những chiến hữu của Người, những môn sinh và những chiến hữu tài ba lỗi lạc đã theo gương Người tận tụy hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam, những tấm gương can đảm trong ngục tù Cộng sản Việt Nam và những con người vẫn còn noi theo gương Thầy tiếp nối con đường phục vụ Tổ Quốc Việt Nam, con đường đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam, con đường Dân Chủ Pháp Trị cho đất nước Việt Nam”.Phát biểu trước quan khách, Bà Jackie Bông, quả phụ của cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông, cho biết khi Giáo sư Bông bị Việt cộng thảm sát, Bà mới có 30 tuổi, Bà bị cú “shock” quá nặng, nhưng sau thời gian bị suy sụp Bà đã phấn đấu để nuôi dạy các con nên người hữu dụng cho xã hội, thành danh trên đất nước tạm dung, song song với việc phục vụ xã hội, chống nạn buôn người, trong đó người phụ nữ Việt Nam là nạn nhơn vô cùng bi thảm.
Quả phụ Jackie BôngTrong phạm vi gia đình, chính người trưởng nam của Bà và Giáo sư Nguyễn Văn Bông là Ông Nguyễn Lê Việt, hiện là Phó Chủ tịch công ty Corbell Accel Marketting tại New York, đã nói rõ trong một bài viết được Bà đọc giữa hội trường, có nội dung được trích lại như sau:
Giáo sư Trần Anh Tuấn“Trước hết, con kính xin quý vị tha lỗi cho những lời nói có thể thiếu phần cung kính của một đứa con, đứa cháu xa quê lúc còn quá nhỏ, và trưởng thành trên đất Mỹ suốt 34 năm qua, được giáo dục trong môi trường Mỹ, sống và làm việc bên cạnh những người Mỹ. Ba con mất lúc con còn quá nhỏ, nhưng nhờ Má dạy dỗ, lúc nào con cũng hãnh diện mình là người Việt Nam. Con không được trưởng thành từ sự dạy dỗ trực tiếp của Ba, nhưng những điều con nghe Má nói lại về Ba, những điều người khác nói về Ba, con rất hãnh diện có được người cha tài năng xuất chúng, được những học trò của Ba thương mến, được những người làm việc với Ba kính phục. Di sản của Ba đã bị Cộng sản Việt Nam hủy diệt hết sau ngày 30-4-1975, không còn gì hết, ngay cả hài cốt của Ba chôn ở nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi Saigon cũng không được yên. Gần đây, chúng con may mắn được Dì Lê Thị Thu Cúc về Việt Nam đem di cốt của Ba qua Mỹ để Má và các con an vị tại Nghĩa Trang Memorial Park, trong khuôn viên Buddhist Garden, Virginia, Hoa Kỳ, ngày 9 tháng 7 năm 2005. Gia đình con được thêm cái may mắn nữa là được Chú Trần Minh Xuân, người từng gần gũi làm việc bên cạnh Ba trong Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến cho tái bản cuốn Di Cảo của Ba đã được chú Nguyễn Ngọc Huy xuất bản ở Sài Gòn năm 1972, sau khi Ba mất được 1 năm. Nghe chú xin phép Má và các con cho Nguyễn Ngọc Huy Foundation và Mekong-Tynan tái bản cuốn Di Cảo tưởng như không còn nữa con cảm động vô cùng muốn rơi nước mắt. Chú nói cám ơn Má và các con, nhưng nói thiệt Má và các con phải cám ơn chú. Nhờ chú cho tái bản cuốn Di Cảo, lại còn có thêm phần Phụ Lục. Nhờ vậy dư luận biết được tư tưởng chánh trị của Ba, biết được ai đã giết Ba, biết được những lời nói xấu Ba là chuyện tuyên truyền của cộng sản và những người không rành chuyện nghe theo lời của cộng sản. Con cũng không quên cám ơn các Bác các Chú các Cô các Dì và nhiều vị đã giúp hoàn thành cuốn Di Cảo để làm lễ vật đặc biệt kính dâng hương linh Ba. Trong buổi ra mắt sách hôm nay chú Xuân có mời con theo Má về dự, nhưng vì con ở quá xa, và sáng Thứ Hai phải đi làm, mà sáng Thứ Hai máy bay không bay về New York kịp giờ làm của con nên cho con xin lỗi vắng mặt. Ðể thay thế cho sự vắng mặt, con viết mấy lời này nhờ Má đọc thay con...”Trong dịp này Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc East Bay Vietnamese Association đã trao bằng tưởng lệ ghi nhận công trình tái bản cuốn Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông nhằm duy trì và phát huy tư tưởng chánh trị của cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Ông Lưu Văn Lai, Giám đốc Ðiều hành Hội đã thay mặt East Bay Vietnamese Association trao nó cho người đại diện Ðại Gia Ðình Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy Fondation và nhà xuất bản Mekong-Tynan, là các cơ quan thực hiện việc tái bản và tổ chức buổi ra mắt Di Cảo ngày 15-3-2009 tại San Jose, Bắc California.Ông Triệu Huỳnh Võ nguyên Phụ tá Bộ trưỡng Dân vận Chiêu hồi Việt Nam Công Hòa, cựu sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, từ Sacramento đến, cũng được mời phát biểu. Khi nhắc đến công lao của Giáo sư Nguyễn Văn Bông đối với việc đào tạo các nhơn tài cho đất nước, ông Võ cho biết chính nhờ Giáo sư Nguyễn Văn Bông mà rất nhiều sinh viên tốt nghiệp Cao học Công Pháp ở Trường Luật có cơ hội tiến thân, tiếp tục lấy được bằng Tiến sĩ Luật để sau đó mang kiến thức uyên bác của mình phục vụ đất nước hữu hiệu hơn.
Bên cạnh Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông, cuốn Thư Cho Con Tập 12, trong bộ trường thiên THƯ CHO CON [đến nay đã hơn 3.000 trang và còn tiếp tục] của Giáo Già cũng được trình làng và ông Huỳnh Lương Thiện, chủ nhiệm Báo Mõ San Francisco đã được mời giới thiệu tác giả và tác phẩm.
Bìa sách THƯ CHO CON Tập 12
Ðứng trước diễn đàn, ông Huỳnh Lương Thiện cho biết Giáo Già là bút danh gần đây của Giáo sư Trần Minh Xuân, người chủ trương nhà xuất bản Mekong-Tynan, tới nay đã in được 60 cuốn sách. Ông đã từng làm việc với Giáo sư Xuân từ nửa sau thập niện 1980, trong các chiến dịch “Cứu Người Vượt Biển” vận động đưa tàu ra biển Thái Bình Dương cứu vớt các thuyền nhơn vượt biển gặp nạn không còn được các tàu buôn cứu vớt nữa. Kế tiếp là thành lập “Ủy Ban Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Chí Thiện” để tận dụng tác phẩm thơ của Nguyễn Chí Thiện phơi bày mặt thật gian ác của Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam, kết hợp chuyện đấu tranh chống độc đảng độc tài...
Ông Huỳnh Lương ThiệnNói về cuốn Thư Cho Con Tập 12, ông Thiện cho biết nó gồm 23 lá thư đề cập đến khoảng thời gian của năm 2008, năm có nhiều biến chuyển bất ngờ và đặc biệt, như lần đầu tiên Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 được Trung cộng tổ chức đã làm chuyện nhục nhã cho quốc gia tổ chức, gặp sự chống đối dữ dội của dư luận đối với chính sách độc tài của nhà cầm quyền Bắc Kinh, phơi bày dã tâm đồng hóa Tây Tạng... Một biến cố khác cũng được ghi nhận trong Thư Cho Con Tập 12 là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, đa số cử tri đã tín nhiệm một chính trị gia gốc Phi Châu [ông tránh dùng chữ da đen] lên làm Tổng Thống với đòi hỏi THAY ÐỔI qua khẩu hiệu YES WE CAN CHANGE, một khẩu hiệu được Giáo Già hy vọng sẽ được biến thành sự thật nơi quê nhà Việt Nam, làm thay đổi Ðộc tài Pháp trị thành Dân chủ Pháp trị cho hơn 86 triệu dân đang trầm luân vì thảm nạn độc đảng độc tài... Ông thích thú khi đọc các Thư Cho Con, bởi vì từ đó ông thấy được toàn cảnh thời sự xảy ra trong tuần hầu như khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, với lời bình luận sâu sắc và sự hướng dẫn đứng đắn của Giáo Già... Nó là chuyện thời sự, tưởng như qua đi rồi thôi; nhưng đọc lại vẫn thấy thích. Ðiều khiến ông tâm đắc hơn hết trong Thư Cho Con Tập 12 là phần Giáo Già trích bài viết của cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông nói rằng: Thái độ phi chánh trị là nguyên nhơn của sự suy đồi chánh trị. Rất nhiều chế độ đã bị lật đổ vì đã trốn chánh trị, đã từ khước sự tham gia của công dân. Nhơn dịp này ông cũng nhắc lại lời nói của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đại ý cho rằng: Từ chối chánh trị là chấp nhận bị trị.Sẽ thiếu sót khi kết thúc sự bất ngờ của buổi Ra Mắt Di Cảo Giáo sư Nguyễn Văn Bông mà không đề cặp đến hai câu đối vinh danh Giáo sư Nguyễn Văn Bông được ghi trên mộ bia ngày trước ở Nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, tưởng như bị quên lãng, lại được cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh khóa Ðốc Sự 15 Nguyễn Văn Nghĩa và hiền nội là cựu sinh viên Chiến Tranh Chánh Trị Ðà Lạt khóa 1 Nguyễn Thị Huệ ghi nhớ nằm lòng và nhắc lại:Bên trái: “Học viện khóc danh sư, Phong trào đau lãnh tụ”Bên phải: “Nhân dân buồn chí sĩ, Tổ quốc xót tài hoa”Và hai câu đối dài hơn:Bên trái: “Một thuở đã ra công, cao ngất trời Nam bầu nhiệt huyết”Bên phải: “Nghìn năm đành vắng bóng, ngậm ngùi đất Việt khói thương tâm”.
Hẹn con thư sau./-
Giáo Già
No comments:
Post a Comment