CB: Anh Sáu ơi ! Đừng xài chữ "GÓP Ý" nữa được không anh ??? Hình như bài viết nầy QUÁ DÀI , toàn là tài liệu cũ rích. Đề nghị rượu cũ, bình mới chắc chả ai để ý gì đâu.
Các chủ tịch địa phương đã yên giấc cả rồi. Liên Hội thì cũng là 1 cái tên mà thôi, khác gì Tổng Hội !?
Sao chủ tịch lại không nói gì mà là Anh Sáu Trắng ??? !!!.... Nếu anh cứu sống được TH/QGHC , xin mời anh sang Úc xơi tái Kangaroo chơi ! Anh cứ chờ dài râu đi, chẳng có chủ tịch nào trả vốn, trả lời gì đâu anh !!!.../- bb/cb
MỘT SỐ PHÂN TÍCH VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TỔNG HỘI
_________________________________________
California, ngày 30 tháng 9 năm 2009
Kính gởi Quý Anh Chị Đồng Môn QGHC
Thưa Quý Anh Chị,
Cuộc khủng hoảng trong tập thể Quốc Gia Hành Chánh đa kéo dài gần 2 năm qua, xoay quanh vấn
đề bầu cử và Nội Quy 2003, một bản NQ đa được áp dụng từ tháng 01/2004, nhưng đến nay vẫn
chưa được ban hành và phổ biến đến các đồng môn. Mới đây, nhờ may mắn, tôi có được bản sao
NQ2003 từ một đồng môn khác, nên có dịp tìm hiểu và xin được góp một số ý kiến cho vấn đề
được sáng tỏ hơn với ước mong chúng ta có được một quyết định đúng đắn hầu sớm chấm dứt sự
tranh chấp nội bộ đa kéo dài quá lâu này.
Trước khi đi vào chi tiết, người viết xin cám ơn những đóng góp ý kiến của quý Anh Chị như: Chị
Cao Minh Tâm (ĐS14) các anh Nguyễn Chí Vy (ĐS9/CH2), Trần Quý Hùng (ĐS9/CH2)…, và
đặc biệt là chị Th.H (ĐS10) đa đôn đốc và cổ võ để tôi sớm hoàn tất bài viết này.
Tôi thường hay nói “nôm na” với đồng môn rằng chúng ta là những cựu sinh viên tốt nghiệp từ
Học Viện Quốc Gia Hành “Phó”. Khi đọc đến chử “Phó” có lẽ một số Anh Chị sẽ mỉm cười, vì
thực sự, hầu hết chúng ta khi ra trường thường được giao cho chức “Phó” nhiều hơn chức
“Chánh”. Người viết muốn “ví von” như thế để xin quý Anh Chị một “nụ cười” trước khi bước
vào chi tiết bài viết khô khan này.
Bài viết này sẽ gồm các phần sau đây:
Phần I: Phân tích Nội Quy 2003
A- Phân tích và nhận xét về tiến trình hình thành NQ2003
B- Phân tích và nhận xét các điều khoản bất hợp lý trong NQ2003
Phần II: Một số ĐÓNG góp ý KIẾN
PHẦN I: PHÂN TÍCH NỘI QUY 2003
MỤC A - Phân tích và nhận xét về tiến trình hình thành bản Tu Chính Nội Quy 2003:
A.1 – Không trong sáng: Trước khi có bản “Tu Chính Nội Quy 2003”, các bản Nội Quy
trước đó (1981, 1992, 1997) vẫn còn hiệu lực. Do đó, HĐQT Tổng Hội đương nhiệm thực hiện
việc tu chính để có một bản nội quy thống nhất là việc làm đúng. Tuy nhiên, bản Dự Thảo
NQ2003 đa không được thực hiện một cách trong sáng, vì chỉ được soạn thảo bởi cá nhân Chủ
Tịch HĐQT/TH đương nhiệm lúc bấy giờ là anh Trần Xuân Thời (TXT); và không được thảo luận
rộng rãi trong HĐQT, nên bản Dự thảo NQ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của tác giả.
A.2 - Hỏa mù: Vì là một cá nhân phụ trách, nên tác giả NQ2003 đa chuẩn bị rất kỷ lưởng
để đối phó với dư luận quần chúng (là Chủ Tịch các Hội địa phương), bằng một bài nhận định về
“Sinh Hoạt của Tổng Hội” rất công phu, gởi đến các thành viên HĐQT ngày 30 tháng 6 năm
1
2003. Với văn thư này, tác giả phân tích khá chi tiết về vấn đề pháp lý, thủ tục đăng ký NQ, nào là
tiếng Việt, tiếng Anh, nào là tham chiếu, điều khoản, section…, cũng như các vấn đề điều hành và
hiện trạng của Tổng Hội, đa làm cho người đọc khá mệt mỏi (vì bài viết dài 5 trang, chử nhỏ) sẽ
dễ dàng đưa đến tình trạng là “tin tưởng vào tình đồng môn”, cám ơn người đa thay mình hy sinh
“vác ngà voi”, rồi “phó mặc” để cho tác giả thay mình làm “nhiệm vụ”. Hiểu được tâm trạng đó,
nên tác giả (TXT) đa hình thành bản NQ2003 theo ý mình trước khi đưa ra biểu quyết, mà phần
chấp thuận chắc chắn sẽ được thông qua.
(Cũng cần nhắc lại, khoảng thời gian 2003-2004, tình hình Tổng Hội thật lắng dịu, không có
những bất đồng, tranh chấp, nên mọi người đa thờ ơ; và điều này cũng được thể hiện trong phần
kết luận của GS Cao Thị Lễ, CSV Đốc Sự 10, trong bài “Nhận Định Về Hiện Tình Tổng Hội” đa
phổ biến trên diễn đàn emails Quốc Gia Hành Chánh ngày 31 tháng 3 năm 2008 trước đây, xin
trích một đoạn: “…Qua các phân tích ở trên, tôi nhận chúng ta (Chủ Tịch các Hội địa phương và
các CSV) cũng có một phần trách nhiệm đối với hiện tình của Tổng Hội. Đa số chúng ta đa quá
hờ hững với những gì liên quan đến TH và chỉ chú trọng đến sinh hoạt địa phương thôi. Nhờ thế,
NQ 2003 mới được thông qua một cách dễ dàng và hoạt động của Ban Chấp Hành và HĐQT hầu
như bị tê liệt như hiện nay.” Điều này khiến cho người viết có cảm tưởng như tác giả đa tung “hỏa
mù” để hướng dẫn chúng ta đi theo ý muốn riêng của tác giả).
A.3 - Chủ Tịch HĐQT/TH tự mâu thuẫn chính mình: Trong bài “Sinh Hoạt của Tổng
Hội” ghi trên, xin trích một đoạn như sau:
Trong trích đoạn này, chúng ta cần để ý đến những điểm như sau do chính anh Trần Xuân Thời đa
viết:
- Phải lưu ý đến ý kiến của mọi người.
- Nên giử đúng thủ tục, nếu không thì hậu quả sẽ gặp nhiều trở ngại.
- Ý chí chung trong tập thể CSVQGHC là ý kiến của quý Anh Chị đồng môn qua Đại
Hội của các Hội địa phương, trong vấn đề quyết định đường hướng sinh hoạt của TH.
Trên thực tế, anh Trần Xuân Thời và Chủ Tịch các Hội địa phương đa không thực hành đúng theo
những điều đa nêu trên; điển hình là:
A.3.1- Không cứu xét những ý kiến khác: Trong “Phiếu Tham Khảo Ý Kiến” đượ ChủTịh HĐT/TH ký ngày 13/12/2003 (xin xem tài liệ trang kếtiế) cho thấ có nhữg ý kiế
khác biệ nhau: “Đồg ý” “Đồg ý vớ ý kiế”, và “ kiế khác” nhưg Ban Thườg Trự
HĐT/TH (BTT) đ không lưu ý và thảo luận đến những ý kiến này, vì không thấy có biên bản
hay tài liệu nào đề cập đến vấn đề cứu xét các ý kiến nêu trên.
2
A.3.2 – Không giử đúng thủ tục: BTT đa không giử đúng thủ tục hành chánh là khi có
những ý kiến đạo đạt thì người có trách nhiệm phải đúc kết những ý kiến này, thảo luận với các
thành viên HĐQT, sau đó sẽ lập một Biên Bản Chính Thức trước khi cho chung quyết Dự Thảo
NQ2003. Chính anh Trần Xuân Thời đa tiên liệu điều này là nếu không giử đúng thủ tục thì hậu
quả sẽ gặp nhiều trở ngại. Rõ ràng là chúng ta đang đối diện với những trở ngại do việc “tiên liệu
đúng, nhưng không thực hành đúng!” (Nói và làm không đi đôi với nhau!)
A.3.3 – Không tham khảo ý kiến đồng môn: Có một số Hội địa phương tự quyết định lá
phiếu của mình trong việc tu chính NQ2003 mà không tham khảo ý kiến đồng môn chẳng hạn như
Hội Nam Cali (có thể còn nhiều Hội khác, nhưng người viết không biết được). Nếu BTT có một
Biên Bản Chính Thức công bố cho các thành viên HĐQT/TH và cho tất cả đồng môn đều biết thì
tình trạng này sẽ không xảy ra.
3
A.4 - Mâu thuẫn trong HĐQT: Chi tiết trong “Phiếu Tham Khảo Ý Kiến” nêu trên cho
thấ có sựtrùng dụng và mâu thuẫn giữa các ý kiến trong thành viên HĐQT: (1) Trùng dụng là vì
các Hội ở Úc châu được đại diện đến 3 lần (lần thứ nhứt: Chủ Tịch Hội địa phương đại diện bỏ
phiếu cho Hội mình; lần thứ hai: Hội Liên Bang Úc đại diện cho các Hội ở Úc bỏ phiếu một lần
nữa; lần thứ ba: Chủ Tịch BCHTH đại diện cho các Hội trên toàn thế giới lại bầu thêm một phiếu
nữa!). Tương tự như ở Úc châu, các Hội khác trên toàn thế giới cũng đa được đại diện ít nhứt là 2
lần bởi sự đại diện thêm của ông Chủ Tịch BCHTH. (2) Mâu thuẫn là vì trong danh sách (số thứ
tự 19), Hội QLD đa chọn“Ý kiến khác” trong khi người đại diện cho Hội QLD (số thứ tự 13),
cũng là người đại diện chung cho Úc châu đa bầu “Đồng ý”. Thêm vào đó, người đại diện cao cấp
nhứt cho các CSV là anh Chủ Tịch BCHTH (số thứ tự 20) lại chọn “Đồng ý với ý kiến”. Nhưvậ,
ý kiế nào sẽđạ diên cho CSV ởQLD trong việ Tu Chính Nội Quy 2003? Các CSV của một
Hội địa phương không thể được đại diện bởi 3 người có 3 ý kiến khác nhau…!
Tương tự cách suy nghĩ như trên: (i) Nếu nói rẳng Chủ Tịch BCH Tổng Hội là người đại diện các
Hội trên khắp thế giới, đa đồng ý thay đổi thành viên HĐQT (tức là mời quý vị Cựu Chủ Tịch các
Hội địa phương tham gia vào HĐQT), nhưng không đồng ý thay đổi cách bầu cử BCH TH (tức là
vẫn bầu Phổ Thông Đầu Phiếu bằng thơ như cũ); thế thì NQ2003 đa đi ngược lại ý kiến của Chủ
Tịch BCH/TH. (ii) Nếu nói rằng mỗi vị Chủ Tịch Hội địa phương thủ đắc một lá phiếu đại diện
cho CSV ở điạ phương đó, và có giá trị ngang nhau; thì Hội LB Úc và BCH/TH không đại diện
cho ai cả (vì các CSV đa được đại diện rồi), mà vẫn được quyền bỏ phiếu? Chính những trùng
dụng và mâu thuẫn này đa góp thêm phần tranh luận từ lâu nay, nên cần phải xét lại.
A.4 - Chủ Tịch HĐQT/TH không chấp hành quyết định của Đại Hội Thế Giới: Như
trên đa trình bày, Phiếu Tham Khảo Ý Kiến chưa phải là kết quả chung quyết được các thành viên
HĐQT/TH chấp thuận qua một Biên Bản Chính Thức; cho nên việc sai lầm của BTT là đa dùng
kết quả này để mặc nhiên công nhận bản Tu chính NQ2003 là hợp lệ với tỷ số 15/20 (tức ¾ số
thành viên tham dự); đa đưa đến sự tranh luận gay gắt trong ngày Đại Hội Thế Giới 2004 (ĐHTG)
như đưới đây:
…Trở về quá khứ, ngày Đại Hội CSV/QGHC Toàn Thế Giới kỳ 3 được BCH Tổng Hội (nhiệm kỳ
anh Lưu Văn Trang) tổ chức tại Nam California vào 2 ngày 4 & 5 tháng 9 năm 2004. Ngoài các
đồng môn tham dự, người viết chỉ xin chú trọng đến những vị có liên quan đến vấn đề tu chính nội
4
quy, là các anh Chủ Tịch đương nhiệm như: Trần Xuân Thời – Chù Tịch HĐQT/TH; Lưu Văn
Trang - Chù Tịch BCH/TH; Châu Văn Để - Chù Tịch Hội Nam CA; Nguyễn Văn Cường - Chù
Tịch Hội Oklahoma; Phạm Ngọc Cửu - Chù Tịch Hội Florida;...(người viết không nhớ hết các vị
Chủ Tịch khác).
Được biết, trước khi đi tham dự ĐHTG kỳ 3 anh Chủ Tịch HĐQT/TH (hình trang 4) đa đọc một
bài tham luận được soạn rất công phu đề ngày 20/8/2004 với đề tài “Hàn huyên nhân Đại Hội
CSV/QGHC 2004 tại CA”. Bài viết khá dài, phân tích rất chi tiết nhiều vấn đề có liên quan đến
QGHC; tựu trung anh đề cập đến 3 điểm chính: (i) Đại hội là cơ hội cho chúng ta gặp gở để hàn
huyên tâm sự, tri ân và cảm nghiệm sự trân quý của tình bằng hữu, (ii) Kiểm điểm các công tác đa
thực hiện, và (iii) Vạch kế hoạch cho tương lai…Nhưng tuyệt nhiên, anh Chủ Tịch HĐQT/TH
không hề đề cập đến việc bản “ Tu Chính Nội Quy 2003 ” đa được anh ký xong vào ngày
15/12/2003 (đa ký trên 8 tháng trước ngày Đại Hội???).
Sau bài tham luận đó, không khí buổi Đại Hội trở nên căn thẳng với những tranh luận sôi nổi về
vần đề tu chính nội quy. Hình trên, anh Phó Chủ Tịch Tổng Hội Nguyễn Chí Vy (nhiệm kỳ anh
Lưu Văn Trang) đa phát biểu hai ý kiến chống lại bản Tu Chính NQ2003 (trong sự dè dặt, người
viết đa được anh Vy xác nhận về 2 ý kiến này); đó là:
· Chống lại thủ tục tu chính NQ, vì có một số Chủ Tịch Hội địa phương đa không
làm đúng như trong bản Dự thảo NQ2003 đa quy định (việc này đa được trình bày
trong mục A.3.3 trên đây);
· Việc chuyển quyền bầu cử các chức vụ thuộc Tổng Hội cho các thành viên HĐQT
với mỗi Hội địa phương một (01) lá phiếu ngang nhau mà không để ý đến yếu tố
hội viên nhiều hay ít của mỗi Hội.
Các anh Chủ Tịch Châu Văn Để, Nguyễn Văn Cường và Phạm Ngọc Cửu cũng có những ý kiến
đóng góp trong việc tu chính nội quy này, nhưng người viết không nhớ rõ chi tiết.
Vì sự tranh luận quá gay gắt và bầu không khí trở nên ồn ào làm mất vui Đại Hội, nên Chủ Tọa
Đoàn tuyên bố tạm hoãn vấn đề tu chính nội quy để sau Đại Hội sẽ giải quyết…Thự tế bả NQ
đ đượ anh ChủTịh HĐT/TH làm xong từlâu và lấ danh xưg là “Tu Chính Nội Quy 2003”,
nhưng Chủ Tịch BCH/TH là anh Lưu Văn Trang đa tuyên bố từ chối ban hành vì có nhiều sai sót
5
cần phải được sửa chửa. Điều này chứng tỏ bản NQ2003 đa không có được sự đồng thuận của các
thành viên HĐQT (vì đa căn cứ vào kết quả không chính thức từ Phiếu Tham Khảo Ý Kiến như đa
trình bày ở trên); cho nên ĐHTG 2004 đa không chấp nhận sự hợp lệ của NQ2003 mà tạm hoãn để
tìm giải pháp. Quyết định của ĐHTG là chung cuộc, và chắc chắn phải có giá trị ngang với
(nếu không muốn nói là cao hơn) quyết định của các thành viên HĐQT; như thế có nghĩa là
NQ2003 đa không được chấp thuận hợp lệ để ban hành.
Kể từ tháng 9/2004 đến nay, Chủ Tịch HĐQT/TH, không biết vì lý do gì lại không chấp hành
quyết định của ĐHTG để tìm một giải pháp cho việc tu chính nội quy, mà lại “âm thầm” áp dụng
bản Tu Chính NQ này để tổ chức bầu cử các chức vụ choTổng Hội liên tiếp trong 3 nhiệm kỳ (bắt
đầu từ tháng 01/2004 đến nay: 1 nhiệm kỳ cho HĐQT, 2 nhiệm kỳ cho BCH).
A.5 - Chưa ban hành Nội Quy 2003 nhưng vẫn áp dụng: Công dân trong một nước
không thể nói không biết luật. Điều này đúng với điều kiện luật đó phải được ban hành; nhưng ban
hành xong chưa đủ, mà còn phải được đăng trong Công Báo của quốc gia đó. Đối với Tổng Hội
QGHC, việc “bất chấp luật lệ” khi áp dụng bản nội quy chưa được ban hành là một điều hoàn toàn
đi ngược lại nguyên tắc hành chánh; mà chính chúng ta là những người đa được đào tạo chuyên
nghiệp cho ngành này, thì chúng ta không nên tự “giẵm” chân lên kiến thức của mình! Không thể
dùng cái sai này để làm nền tảng áp dụng cho cái sai kế tiếp...
MỤC B - Phân tích và nhận xét các điều khoản bất hợp lý trong NQ2003:
Trong bài Nhận Định về Hiện Tình của Tổng Hội, GS Cao Thị Lễ đa có những phân tích và nhận
xét khá chi tiết về NQ2003; tuy nhiên, trong bài viết này, tôi xin góp ý thêm về những thiếu sót và
bất hợp lý trong bản NQ này để chúng ta nhìn vấn đề được rõ ràng hơn.
B.1 - Quy định về bầu cử trái ngược nhau: Xin quý Anh Chị xem những trích dẫn ngay
trong NQ2003, quy định về Tư cách Hội viên (trích dẫn 1), về bầu cử Chủ Tịch HĐQT/TH (trích
dẫn 2), và bầu cử Chủ Tịch BCH/TH (trích dẫn 3):
Trích dẫn 1: Article III, Section 1:
Trích dẫn 2: Article IV, Section 2 (a):
Trích dẫn 3: Article V, Section 1 (b):
6
Theo các trích dẫn nêu trên, các sinh viên chưa tốt nghiệp, cựu sinh viên các ban và người phối
ngẫu của họ là những voting members (trích dẫn 1) đa được tác giả ghi vào điều khoản căn bản
(Section 1, Article III), làm nền tảng cho bản tu chính NQ2003; nhưng khi quy định về bầu cử
Chủ Tịch HĐQT/TH (trích dẫn 2) và bầu cử Chủ Tịch BCH/TH (trích dẫn 3) thì NQ2003 đa tước
quyền bầu cử này của voting members (là tất cả hội viên), mà chỉ dành quyền đó cho các thành
viên HĐQT được quyền bầu cử mà thôi. Điều này chứng tỏ những điều khoản ấn định về bầu cử
(trích dân 2 &3) đa đi ngược lại những quy định trong điều khoản căn bản (trích dẫn 1).
B.2 - Không công bằng trong việc bầu cử BCHTH: Khi có nhiều Liên Danh (LD) ứng
cử vào các chức vụ của BCHTH; nếu trong số các LD đó, có LD của vị Chủ Tịch BCHTH đương
nhiệm; thì các LD khác sẽ bị đối xử không công bằng. Điều này được thể hiện trong Section 1(b)
(trích dẫn 3) như sau “…the president of the corporation and presidents of local chapters will cast
the vote after consulting with the members of the lacal chapter…”. Do đó, nếu Chủ Tịch BCHTH
đương nhiệm khi tái ứng cử, đương nhiên sẽ có được một (01) phiếu để bầu cho chính mình, còn
những người thụ ủy của các LD khác thì không có được lá phiếu đó. Điều này làm cho người viết
rất thắc mắc về tinh thần của một bản NQ khi cho phép một hội viên được quyền ứng cử, nhưng
không phải là thành viên HĐQT; nên không được quyền sử dụng lá phiếu để bầu cho chính
mình…!!!
B.3 - Những điều khoản bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người soạn thảo NQ:
B.3.1- Người Phối Ngẫu được quyền ứng cử Chủ Tịch BCHTH: NQ2003 quy định
BCHTH được bầu theo thể thức Liên Danh gồm Chủ Tịch, 3 Phó Chủ Tịch (đúng ra chỉ cần 2, vì
người đệ nhứt PCT đương nhiên là vị Chủ Tịch Hội địa phương nơi LD thắng cử cư ngụ), một
Tổng Thư Ký và một Thủ quỹ (trích dẫn 3, Article IV, Section 1a). Những người trong LD này
đương nhiên thuộc thành phần voting members; nhưng trong Article III, nói về Hội viên, những
voting members không bị ràng buộc như các non-voting members được quy định trong Section
2(c) “Associate anh honorary members shall be granted all previleges of active membership
except those holding elected and voting”. Như thế thì các “dâu và rể” của QGHC có được quyền
thành lập LD ứng cử Chủ Tịch BCHTH không? Điều này chưa hề xảy ra kể từ trước đến nay trong
tập thể QGHC. Đây là sự thiếu sót của NQ2003, hay là một “sáng kiến” củ ngườ soạ thả? Vấ
đềnày chúng ta cầ phả lư ý, cứ xét và quyế địh trong tươg lai.
B.3.2 - Chủ Tịch muôn đời: Điều này đa được GS Cao Thị Lễ phân tích rồi; tuy
nhiên, tôi muốn nêu lại vấn đề này để hổ trợ cho lập luận của mình ở phần I, là tác giả NQ2003 đa
chủ quan, có thể đem những ý kiến cá nhân của mình vào NQ như đa không quy định việc tái ứng
cử và nhiệm kỳ chức vụ Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch HĐQT/TH. Đúng ra, trong trích dẫn 2, phần
cuối section 2(a), nên thêm vào chi tiết như sau: “The chairperson and vice-chair may be
reelected for one additional term.”
7
Vì tác giả là đương kiêm Chủ Tịch HĐQT/TH, khi soạn thảo NQ đa ấn định điều này cho Chủ
Tịch BCH, nhưng lại không áp dụng cho Chủ Tịch HĐQT. Vì đa cố tình hay “bỏ sót” điều này,
nên mới có dư luận cho rằng tác giả muốm làm Chủ Tịch muôn đời!
B.3.3 - Quy định số phiếu bầu cho thành viên HĐQT không hợp lý:
Trích dẫn 4: Article IV, Section 1:
Theo trích dẫn 4 nêu trên, thành viên HĐQT/TH gồm 2 thành phần:
- Theo Section 1(a): Các Chủ Tịch đương nhiệm: Gồm Chủ Tịch BCHTH và Chủ Tịch
các Hội địa phương có quyền bỏ phiếu ngang nhau. Việc quy định này là thiếu công
bằng, vì không để ý tới yếu tố hội viên nhiều hay ít trong một Hội là đi ngược lại tinh
thần dân chủ và nguyên tắc đa số; và đây cũng chính là một trong những chủ đề gây
tranh cải trong thời gian qua (GS Cao Thị Lễ cũng đa phân tích về vấn đề này rồi và
cũng đa đưa ra một số đề nghị. Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong phần đề nghị).
- Theo Section 1(b): Các cựu Chủ Tịch: Gồm cựu Chủ Tịch HĐQT & BCH Tổng Hội
cũng như cựu Chủ Tịch HĐQT & BCH các Hội địa phương được mời và được bổ
nhiệm bởi Chủ Tịch HĐQT/TH, nếu các vị cựu Chủ Tịch này đồng ý; nhưng anh Chủ
Tịch Trần Xuân Thời qua 2 nhiệm kỳ liên tiếp, không hề mời các vị cựu Chủ Tịch
được quy định trong Section 1(b) tham gia vào HĐQT/TH.
B.3.4 - Dễ đưa đến sự độc đoán vì vai trò của Tổng Kiểm Soát quá lu mờ: TTK/TH
chỉ có nhiệm vụ kiểm soát tài chánh Tổng Hội, báo cáo hằng năm cho HĐQT/TH về hoạt động
của BCHTH. Trong NQ2003 không ấn định điều khoản nào cho phép TKS có quyền “có ý kiến”
đế các hoạ độg củ BTT đểbáo cáo cho các thành viên HĐT; NQ cũg không ấ địh ai sẽlà
ngườ giám sát việ làm củ các thành viên trong BTT. Mặ khác, mộ ý kiế “ớ lạ”đ đượ
đư vào NQ2003 là “TKS/TH sẽ được bầu / hoặc chỉ định bởi HĐQT” (Section3, Article V). Việc
“chỉ định” này tuy chưa được thực hiện trong nhiệm kỳ của anh Chủ Tịch Trần Xuân Thời, nhưng
khi được đưa vào NQ đa làm cho chúng ta có cảm giác vị thế của TKS bị hạ thấp, khiến cho
nhiệm vụ của TKS đa bị hạn chế lại càng lu mờ hơn; trong khi đó nhiệm vụ của BTT lại không
được giám sát vì TH không có cơ quan tài phán độc lập hửu hiệu để giải quyết khi có những tranh
chấp. Nhìn vào thực tế cho thấy, HĐQT/TH được đại diện bởi BTT, mà đứng đầu là anh Chủ Tịch
Trần Xuân Thời, nếu khéo léo “thuyết phục” được một số Chủ Tịch Hội địa phương để có được đa
số, thì việc giải quyết các vấn đề tranh chấp thuộc thẩm quyền của HĐQT, sẽ hoàn toàn lệ thuộc
vào thiện chí của anh Chủ Tịch (trong thực tế đa xảy ra có 8 Hội địa phương yêu cầu BTT họp
HĐQT/TH để giải quyết tranh chấp và tu chính NQ2003, nhưng anh Chủ Tịch Trần Xuân Thời đa
phớt lờ! Trước tình trạng khủng hoảng của Tổng Hội, anh Chủ Tịch Trần Xuân Thời đa không có
thiện chí và quyết tâm giải quyết nên sự tranh chấp đa kéo dài gần 2 năm nay.
8
B.4 - Không rõ ràng và công bằng trong việc chế tài:
B.4.1 - Không rõ ràng trong quyết định chấm dứt tư cách Hội viên (Membership
termination): Section 3, Article III quy định như sau: “The Board of Directors has the power to
terminate any membership with proper justification.” Đây là một điều khoản vô cùng mơ hồ: (i)
Quyền lực (power) dành cho HĐQT là những quyền lực gì? – Không minh thị rõ ràng! (ii) Phán
xét rõ ràng là như thế nào, và người “có tội” đa vi phạm vào điều khoản nào của NQ? - Tất cả đều
không được đề cập trong NQ. Do đó, người viết nhận thấy những phát biểu trước đây của anh Chủ
Tịch HĐQT đương nhiệm đa tự ý buộc tội một số hội viên (không nêu rõ tên) với tội danh như
“phản nghịch”, “chống đối”,…đều là những lời nói vô căn cứ, không hề có trong NQ. Trên cương
vị một Chủ Tịch HĐQT của một tập thể lớn như QGHC, không thể có những phát biểu như thế…!
Hơn nữa, trước đây, anh Trần Xuân Thời khi tái ứng cử chức Chủ Tịch HĐQT trong 2 nhiệm kỳ
cuối cùng, không thấy anh đưa ra vấn đề “hạnh kiểm”; nhưng gần đây, trong một Thông Báo về
Bẩu Cử BCH/TH, anh Trần Xuân Thời đa tự ý đặt ra điều kiện ứng viên “phải có hạnh kiểm tốt”,
đa làm cho cả tập thể QGHC xôn xao mà cho đến nay, các thành viên HĐQT/TH vẫn không lên
tiếng trước sự xem thường của Chủ Tịch HĐQT đối với tập thể đồng môn QGHC.
B.4.2 - Không quy định việc bãi nhiệm (removal) các chức vụ trong BTT/HĐQT:
Người viết đa xem xét rất kỷ NQ2003, nhưng không tìm thấy có điều khoản nào cho phép
Removal of Chairperson, Vice-chair, hoặc Secretary của BTT/HĐQT. Trong khi đó, việc bãi
nhiệm một thành viên HĐQT (removal of director), cũng như những thành viên trong BCH/TH
(removal of elected officers) đều được ấn định rõ ràng trong Article IV - Section 1(d), và Article V
– Section 5.
B.4.3 - Không quy định việc bãi nhiệm (removal) chức vụ TKS/TH: Cùng nhận xét
như trên, NQ2003 không quy định về việc bãi nhiệm này.
B.5 - Không dự trù những trường hợp đặc biệt:
B.5.1 - Trường hợp “bất khiển dụng”: Trong NQ2003 không có điều khoản nào
quy định việc thay thế các chức vụ trong BTT/HĐQT cũng như TKS Tổng Hội khi có trường hợp
“bất khiển dụng” xảy ra như bệnh tật, vắng mặt hoặc từ trần,…Riêng các thành viên trong
BCH/TH, việc này đa được đề cập trong Article V, Section 2 (b), Tiểu đoạn (1) & (2).
B.5.2 - Trường hợp bị “bất hợp lệ”: Điều kiện cần có để được bầu chọn làm Chủ
Tịch HĐQT/TH là ứng viên phải đương kiêm Chủ Tịch một Hội địa phương và là thành viên
HĐQT/TH. Nhiệm kỳ Ban Chấp Hành của các Hội địa phương khác nhau, có nơi 2 năm, có nơi 3
năm, và cũng không trùng hợp với nhiệm kỳ của Chủ Tịch HĐQT/TH; cho nên có lúc vị Chủ Tịch
HĐQT/TH không còn hợp pháp để đam nhận vai trò này, vì chức vụ Chủ Tịch Hội địa phương của
đương sự đa mãn nhiệm trước khi chức Chủ Tịch HĐQT/TH chấm dứt. Trong trường hợp này, tư
cách đại diện của Chủ Tịch HĐQT/TH sẽ bị xem như “bất hợp lệ”!
B.6 - Tạo khó khăn trong việc tu chính Nội Quy (Amendment): Thông thường, việc tu
chính NQ được thực hiện qua hai phương thức, do Đại Hội (Annual Meeting) hoặc do HĐQT
(Board of Directors) như đa ấn định trong các NQ cũ trước đây (Section 43 của NQ 81, hoặc
Section 44 của NQ 92); nhưng trong NQ2003, đa quy định như sau (xin trích):
ARTICLE XI: AMENDMENT
The by-laws may be repealed, revised, amended or new by-laws may be adopted by two-thirds
(2/3) of the voting members of the Board of Directors
9
Điều này cho thấy, phải có đủ 2/3 thành viên HĐQT mới có quyền đề nghị tu chính NQ, và chỉ có
các thành viên HĐQT mới có thẩm quyền tu chính. Như thế, nếu Chủ Tịch HĐQT/TH “vận động”
(lobby) được đa số (2/3) Hội địa phương ủng hộ mình, thì NQ2003 khó lòng được tu chính. Nếu
việc này xãy ra thì đây là một điều khoản giúp cho việc “làm Chủ Tịch muôn đời” được thực hiện
dễ dàng hơn!
Để kết luận cho phần I, người viết đa đưa ra những nhận xét và dẫn chứng cho thấy trong
tiến trình hình thành bản Tu Chính NQ2003 không được thực hiện trong sáng vì có những sai sót
về phương diện tu chính cũng như ban hành, là kết quả bởi:
- Ý kiến chủ quan, sự chuyên quyết của cá nhân người soạn thảo NQ.
- Sự xem thường quyết định Đại Hội Thế Giới của Chủ Tịch HĐQT/TH đương nhiệm.
- Sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các Chủ Tịch Hội địa phương và Chủ Tịch BCH/TH
(là các thành viên HĐQT/TH).
Ngoài ra, với sự phân tích và góp ý của GS Cao Thị Lễ, cộng với những dẫn chứng của người viết
đa nêu trên, cho thấy bản NQ2003 có quá nhiều sai sót, không hợp tình, không hợp lý. Đa gần 2
năm qua, chúng ta đa“quá đau buồn” trước sự khủng hoảng trầm trọng, kéo dài quá lâu, đa tạo
nên những tranh luận vô cùng gay gắt, làm sứt mẻ tình ái hữu đồng môn, xúc phạm đến danh dự
và uy tín của tập thể QGHC. Đứng trước sự phân hóa của Tổng Hội hiện nay, chúng ta tự hỏi
lương tâm mình, nếu còn trân quý đến tập thể QGHC, thì chúng ta cần phải làm gì?
Với suy nghĩ như trên, người viết, với tấm lòng thiết tha với sự tồn vong của tập thể CSV/QGHC,
nên xin mạo muội đưa ra một số góp ý như sau:
PHẦN II: MỘT SỐ GÓP Ý
Trong thập niên 80 – 90, những hoạt động của Tổng Hội CSV/QGHC rất cụ thể và đáng
lưu ý như: Bảo lãnh đồng môn, Quỹ định cư, Quỹ học bổng, Quỹ tương trợ khẩn cấp…Tổng Hội
đa hoạt động rất hăng say, biểu hiện sự đoàn kết, tương thân tương ái rất hiệu quả. Nhưng kể từ
sau năm 2003, hoạt động của TH/QGHC đa trở nên thưa thớt, và nếu có sinh hoạt thì cũng không
còn khởi sắc nữa.
Thực vậy, từ khi TH được chuyển về Virginia, và sau cuộc tranh luận rất gây cấn về vấn đề
nên sử dụng giấy phép California hay Virginia; đa làm cho nhiều đồng môn, nhứt là các “đồng
môn thầm lặng” lơ là đến những sinh hoạt của Tổng Hội. Tuy nhiên, đa số vẫn hy vọng là sau
nhiệm kỳ của Huynh trưởng Trương Thới Lai (Chù Tịch HĐQT/TH) và anh Lưu Văn Trang (Chủ
Tịch BCH/TH), Tổng Hội QGHC sẽ cãi tiến, sinh hoạt vui vẻ, đoàn kết trong tình ái hữu thân
thương; nhưng mọi người đa thất vọng từ khi có bản Tu Chính NQ2003, nhứt là thiếu vắng những
hoạt động của HĐQT cũng như BCH Tổng Hội trong gần 2 năm qua. Điển hình là HĐQT/TH đa
không có những hoạt động gì ngoài việc tổ chức bầu cử các chức vụ của Tổng Hội. Đúng ra, bản
NQ2003 phải được tu chính từ lâu, nhưng trên thực tế, anh Chủ Tịch Trần Xuân Thời đa hứa tu
chính, nhưng cho đến nay, chỉ còn 3 tháng nữa là hết nhiệm kỳ, bản NQ vẫn chưa được tu chính
mà anh Chủ Tịch không cho đồng môn biết lý do tại sao? Anh Chủ Tịch cho rằng chỉ có khoảng
1% số CSV chống đối nên không cần phải sửa đổi NQ. Lập luận này hoàn toàn sai! Vì ngoài bản
phân tích và góp ý của GS Cao Thị Lễ từ tháng 3/2008 về những sai sót trong NQ2003, còn có sự
yêu cầu họp HĐQT của 8 Hội địa phương để giải quyết vấn đề tu chính NQ; nhưng anh Chủ Tịch
vẫn làm ngơ…! Riêng BCH/TH, ngoài một vài công tác như giỗ Thầy và Bạn, Tưởng Niệm Đồng
Môn…, đa không phát hành đều đặn Bản Tin (đa ngưng kể từ số tháng 4/2008 cho đến nay), cũng
như Tập San Hoài Bảo Quê Hương (mỗi tam cá nguyệt, nhưng đa từ lâu, chúng ta không nhận
10
được tập san này). Bản Tin và Tập San HBQH là những mối giây liên lạc, thắc chặt tình đồng
môn; nhưng đa bị đinh chỉ mà người có trách nhiệm không hề có một lý do giải thích. Điều này đa
khiến cho hoạt động của Tổng Hội vốn đa bị khủng hoảng, lại càng bế tắc thêm.
Do những nhận xét trên, cộng với những phân tích ở phần I, người viết xin mạnh dạn đưa
ra đề nghị như sau để quý Anh Chị đồng môn góp thêm ý kiến:
- Có nên duy trì tổ chức Tổng Hội không?
· Đồng ý giử lại Tổng Hội
· Giải tán Tổng Hội
- Có nên thành lập một Liên Hội CSV/QGHC để thay thế cho Tổng Hội không?
· Đồng ý thành lập Liên Hội
· Không đồng ý thành lập Liên Hội
- Ý kiến khác
Sau đây, người viết xin đi vào chi tiết từng ý kiến để chúng ta cùng nhau góp ý:
MỤC C: Có nên duy trì tổ chức Tổng Hội không?
C.1 - Đồng ý giử lại Tổng Hội: Nếu muốn giử lại Tổng Hội, chúng ta (nhứt là Chủ Tịch
các Hội địa phương) không nên thờ ơ, phó mặc, mà phải cùng nhau hợp lực giải quyết vấn đề
tranh chấp đa kéo dài quá lâu như hiện nay. Muốn thế, bản NQ Tổng Hội cần phải được tu chính,
sửa đổi để phù hợp với nguyện vọng của đại đa số đồng môn, xoay quanh vấn đề quyền “Phổ
thông đầu phiếu” (PTĐ) phả đượ trảlạ cho CSV, thay vì trao cho ChủTịh các Hộ đị
phươg đạ diệ. Nhưg việ tổchứ mộ cuộ PTĐ dành cho tấ cảCSV trên toàn thếgiớ, sẽgây nhiề tố kém mà sựtham dựcủ đồg môn cũg không tích cự cho lắ (kinh nghiệ cho
thấ khoảg 40% tổg sốhộ viên tham dự. Nế áp dụg theo NQ2003 thì cuộ bầ cửsẽkhông
thểhiệ đượ tinh thầ dân chủvà sựtôn trọg nguyên tắ đ sốnhưđ phân tích, trình bày ởphầ I trong bài viế này. Đểdung hoà hai ý kiế trên, ngườ viế xin đư ra 2 phươg thứ bầ cửcác chứ vụcho Tổg Hộ nhưsau:
- Phương thức 1: Vẫn duy trì thể thức bầu cử như NQ2003.
Với phương thức này, phần phiếu bầu đại diện của mỗi Hội địa phương cần ấn định lại sao cho
hợp lý, tránh tình trạng Hội ít hội viên nhưng vẫn có phiếu bầu ngang với Hội có nhiểu hội viên;
và ngược lại, cũng tránh tình trạng Hội có nhiều hội viên với tỷ lệ phiếu bầu nhiều hơn, sẽ áp đảo
làm cho kết quả bầu cử bị thiên lệch, hẳn nhiên phần thắng sẽ nghiêng về phía ứng cử viên mà Hội
đó đa ủng hộ. Để tránh tình trạng này, và cũng để khuyến khích các Hội có ít hội viên, hăng hái
xung phong ra “vác ngà voi”; người viết xin đề nghị (và đây cũng là ý kiến của GS Cao Thị Lễ và
của anh Trần Quý Hùng, ĐS9/CH2) cách phân định phiếu bầu như sau:
· Những nơi chưa thành lập Hội, đề nghị nên thành lập; nếu không, các hội
viên nơi đó sẽ sinh hoạt với Hội gần nhứt (các đồng môn ờ Âu Châu, theo
tài liệu 2003, có tất cả là 38 người, mà nhiều nhứt là ở Pháp, 15 người; và ở
Đức, 9 người. Đề nghị ở Âu châu nên thành lập thêm một Hội ở Pháp).
11
· Những Hội có số hội viên bằng hoặc dưới 50 người sẽ được một (01) phiếu
(nhưng tối thiểu phải có từ 5 hội viên trở lên).
· Những Hội có số hội viên trên 50 người, thì cứ mỗi 50 người thêm sẽ được
thêm một phiếu. (Ví dụ: Một Hội có 249 hội viên, sẽ có 4 phiếu, thay vì là 5
phiếu; vì 49 chưa hội đủ điều kiện để nhận thêm một phiếu).
Theo phương thức này, các vị Chủ Tịch phải lập danh sách hội viên của Hội mình để nộp cho Ban
Tổ Chức Bầu Cử (BTCBC) cũng như trao đổi lẫn nhau để tham chiếu. Ngoài ra, khi có cuộc bầu
cử, các vị Chủ Tịch Hội địa phương phải có trách nhiệm tồ chức một cuộc bầu cử để các hội viên
được quyết định lá phiếu của mình. Phương thức tồ chức tùy thuộc vào mỗi Hội, miễn sao thể hiện
được tính dân chủ và ý kiến đa số để chứng tõ rằng không một hội viên nào bị tước quyền bầu cử
(hình thức dùng Phiếu Bầu Tại Chổ là dễ dàng và ít tốn kém nhứt). Sau đó, BTCBC sẽ tổng kết
các kết quả, lập biên bản, chuyển cho HĐQT duyệt y và công bố. Với cách thức bầu cử này, cá
nhân / hoặc LD nào thắng sẽ chiếm trọn số phiếu đại diện của Hội địa phương đó, cho dù tỷ lệ
thắng rất khích khao (ví dụ: 51/50).
- Phương thức 2: Phổ Thông Đầu Phiếu / mỗi Hội địa phương là một đơn vị bầu cử.
Cách thức bầu cử này cũng giống như phương thức thứ nhứt; nhưng có sự khác biệt là KHÔNG có
phiếu bầu đại diện bởi Chủ Tịch Hội địa phương; thay vào đó, mỗi địa phương là một “thùng
phiếu”; nhưg thay vì chỉmột hoặc vài phiếu bầu đại diện; bản kết quả này sẽ bao gồm tất cả các
lá phiếu của hội viên hiện diện đa bầu cho ai. BTCBC sẽ tổng kết các kết quả của các “thùng
phiếu”, lậ biên bả, chuyể cho HĐT duyệ y và công bố Vớ phươg thứ này, ứg cửviên /
hoặ LD bịthua phiế trong mộ Hộ có nhiề hộ viên, nhưg vẫ có cơhộ thắg khi có kế quảchung cuộ; vì sốphiế thua trong Hộ này vẫ đượ dùng đểcộg vào vớ kế quảcủ nhữg Hộ
khác.
Trong cảhai phươg thứ, xin đềnghịnên tránh dùng hình thứ bầ phiế bằg cách “iơtay” vì
nhưthếsẽlàm cho cuộ bầ cửkém phầ quan trọg, và không trung thự do ảh hưởg củ đm
đng (thấ mọ ngườ giơtay thì làm theo). Đề này sẽkhiế ngườ thắg cửcả thấ mình
không nhậ đượ tình cả và sựư ái trọ vẹ từcác bạ đồg môn dành cho.
Sau khi đ chọ mộ trong hai phươg thứ kểtrên, đề cầ thiế là phả có mộ UỷBan Tu
Chính Nộ Quy (UBTCNQ) đượ chỉđịh bở các thành viên HĐT/TH. Việ chỉđịh UBTCNQ
này cũg khá tếnhị do đ, đểkhuyế khích cũg nhưđểdễdàng cho nhữg đồg môn có lòng
vớ tậ thểđứg ra gánh vác công việ chung; ngườ viế xin mạh dạ đề nghị BTT/HĐQT/TH
hiện nay nên “đứng ngoài” mọi hoạt động của Tổng Hội, nhứt là anh Chủ Tịch HĐQT/TH
đương nhiệm, chỉ nên sinh hoạt với Hội Minnesota và cùng với các Hội địa phương khác thảo
luận, chỉ định UBTCNQ, để UB này sớm hoàn thành Dự Thảo NQ làm cơ sở cho các cuộc bầu cử
trong tương lai.
C.2 - Giải tán Tổng Hội: Nếu 2 phương thức trên không được chấp thuận thì có nghĩa là
chúng ta không muốn duy trì tổ chức Tổng Hội; cho nên, người viết xin để nghị thành lập một cơ
cấu khác, chẳng hạn như Liên Hội CSV/QGHC để thay thế cho tổ chức Tổng Hội này (xin xem
tiếp mục D).
MỤC D: Có nên thành lập một Liên Hội CSV/QGHC để thay thế cho Tổng Hội không?
12
Như đa trình bày trên đây, vai trò của Tổng Hội ngày càng trở nên lu mờ; sự tham gia sinh hoạt
của các đồng môn với Tổng Hội càng ngày càng thưa thớt, bằng chứng là những năm gần đây, các
Đại Hội Tất Niên, Tân Niên hoặc các buổi lễ tưởng niệm của Tổng Hội tổ chức, số lượng đồng
môn đi tham dự phải nói rất là “khiêm nhường!”. Để thay vào đó, BCHTH đa thường mời các Hội
Đoàn bạn, nhứt là các Hội Đồng Hương, để cho số lượng người tham dự có phần đông đảo.
Nhưng thực tế, số đồng môn QGHC tham dự do chính Hội “nhà” tổ chức, chỉ đếm trên đầu ngón
tay! Chỉ có ngày Giổ Thầy và Bạn được tổ chức mỗi năm thì số tham dự của CSV có khá hơn.
Nhìn chung, sinh hoạt của các Khóa cũng như sinh hoạt của các Hội địa phương là khởi sắc hơn;
vì cùng khóa và cùng địa phương nên dễ dàng gặp nhau, và cũng dễ thông cảm để giải quyết
những mâu thuẩn, bất đồng; nếu có. Do đó, ý niệm thành lập một Liên Hội để thay thế cho Tổng
Hội đa được đề nghị. Đây là ý kiến của chị Cao Minh Tâm, ĐS14, đa thảo luận với người viết.
D.1 - Thành lập Liên Hội CSV/QGHC: Nếu đề nghị thành lập một Liên Hội được chấp
thuận để thay thế cho Tổng Hội, thì đây là một tổ chức rất bình đẳng, người Chủ Tịch Liên Hội có
sự liên lạc hàng ngang với Chủ Tịch các Hội địa phương khác, và chỉ có tính cách đại diện cho tập
thể đối với cộng đồng bên ngoài, chứ không có một quyền lực “tối cao” như vị Chủ Tịch
HĐQT/TH hiện nay. Việc điều hành của Liên Hội thật giản dị, không rườm rà như tổ chức Tổng
Hội hiện hành. Sự giản dị được phác họa sơ khởi như sau:
· Liên Hội không cần Nội Quy.
· Liên Hội chỉ cần một bản “Phương Thức Điều Hành Liên Hội CSV/QGHC”.
· Không cần bầu cử Chủ Tịch Liên Hội, mà chỉ xoay tour theo thứ tự alphabet (nếu
vị nào không muốn làm Chủ Tịch thì người kế tiếp đam nhận).
· Nhiệm kỳ 1 hoặc 2 năm (tùy quyết định chung của các Chủ Tịch địa phương).
· Tồ chức Liên Hội gồm một (01) Chủ Tịch, một (01) Thư ký do Chủ Tịch chỉ định.
· Khi mãn nhiệm kỳ của Chủ Tịch Liên Hội, hoặc không còn kiêm nhiệm chức Chủ
Tịch Hội địa phương, thì Chủ Tịch Liên Hội phải bàn giao ngay cho vị Chủ Tịch
Hội địa phương kế tiếp.
Trên đây chỉ là đề nghị sơ khởi cho tổ chức Liên Hội. Một bản chính thức về “Phương Thức Điều
Hành Liên Hội CSV/QGHC” sẽ được đề nghị, nếu giải pháp Liên Hội được toàn thể đồng môn
chấp thuận; và lúc đó, đề nghị chị Cao Minh Tâm, hoặc các đồng môn có thiện chí nên đóng góp ý
kiến cho đề tài này.
D.2 – Không đồng ý thành lập Liên Hội: Sẽ có đồng môn đồng ý giải tán Tổng Hội
nhưng không đồng ý thành lập Liên Hội; và như thế, sẽ có những ý kiến khác để bổ sung cho vấn
đề này (xin xem tiếp điểm E).
MỤC E: Ý kiến khác
Các ý kiến khác, nếu có, xin quý đồng môn phổ biến để chúng ta cùng nghiên cứu hầu giải quyết
vấn đề khủng hoảng của Tổng Hội được nhanh chóng hơn.
Sau đây, người viết xin đề nghị cụ thể Lịch Trình Làm Việc gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Chọn cơ chế
- Giai đoạn II: Soạn thảo văn kiện
- Giai đoạn III: Chọn nhân sự
13
GIAI ĐOẠN I: Chọn cơ chế
Thời gian (*) Công tác (**) Ghi chú (**)
1/10/09 – 15/10/09
(15 ngày)
- BTT/HĐQT “đứng ngoài”.
- HĐQT bầu một Phối Trí Viên (PTV).
(Một thành viên HĐQT tình nguyện đứng ra lo việc
bầu cử này. Đề nghị: Hội Miền Đông, Texas, hoặc
Florida).
Nếu BTT không “đứng
ngoài”, HĐQT vẫn tiến
hành.
16/10/09 – 31/10/09
(15 ngày)
PTV thành lập Ban Điều Hành (BĐH) tạm thời
(Gồm 1 TB, 1 Phó TB và 1 Thư Ký)
- TB do PTV đam nhiệm
- Thành viên khác do TB
chì định trong số các CSV
1/11/09 – 10/11/09
(10 ngày)
BĐH gởi phiếu “Trưng Cầu Ý Kiến” cho các thành
viên HĐT/TH.
Chọ cơchếnào?
TH /LH/ hay Ý kiế khác?
11/11/09 –20/12/09
(40 ngày)
Các Hội địa phương họp đại hội, lấy ý kiến hội
viên, đúc kết và gởi về BĐH.
Gởi kết quả về BĐH
trước ngày 20/12/09.
21/12/09 – 31/12/09
(10 ngày)
BĐH đúc kết và công bố kết quả Trưng Cầu Ý
Kiến đến HĐQT và đồng môn. Cơ chế nào thắng?
(*) Thời gian (time frame): Chỉ là gợi ý của người viết. Nếu được áp dụng, chi tiết này có thể thay
đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
(**) Đề nghị sử dụng emails cho thông tin được nhanh chóng.
GIAI ĐOẠN II: Soạn thảo văn kiện
GIAI ĐOẠN III: Chọn nhân sự
Vì chưa biết cơ chế nào được chọn, nên giai đoạn II & III sẽ được người viết đề nghị sau. Trong
bước đầu, chúng ta cùng nhau hợp tác để giải quyết giai đoạn I; đây là giai đoạn khó khăn và tế
nhị nhứt, nếu may mắn thành công, thì những giai đoạn kế tiếp sẽ tiến hành rất dễ dàng.
Để kết luận cho phần II, người viết xin tóm lượt 3 giải pháp đa đưa ra: (i) Nếu giử lại tổ
chức Tổng Hội thì phải chọn thể thức bầu cử, sau đó, chỉ định một Ban Tu Chính NQ rồi mới tiến
hành các cuộc bầu cử; nhưng với điều kiện là BTT/HĐQT/TH nên “đứng ngoài” mọi hoạt động
của Tổng Hội, để các thành viên HĐQT khác sớm hoàn thành sứ mạng. (ii) Nếu giải tán Tổng Hội
thì nên lập một Liên Hội để thay thế. Sự điều hành của Liên Hội giản dị và bình đẳng, rất phù hợp
với sinh hoạt của tập thể như hiện nay; nhưng đồng thời cũng thể hiện được tính thống nhất của
tập thể QGHC đối với cộng đồng thế giới. (iii) Nếu có ý kiến khác, xin nêu ra, để chúng ta cùng
góp ý, chia xẽ.
KẾT:
Trên đây là một số nhận xét và góp ý để giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ QGHC
hiện nay. Người viết không mưu cầu gì trong vấn đề này ngoài mối quan tâm đến sự tồn vong của
tập thể Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh. Xin khẳng định rằng đây chỉ là những đề nghị gợi
ý, được nêu ra cho quý Anh Chị đồng môn và Chủ Tịch các Hội địa phương, để cùng nhau nghiên
cứu, thảo luận. Hy vọng chúng ta sẽ có được một quyết định đúng để tạo lại sự đoàn kết, ái hữu
thân thương đa bị gián đoạn trong một thời gian khá dài; mà thời gian chúng ta không còn dài để
14
tiếp tục chịu đựng những nhọc nhằn như thế nữa! Dĩ nhiên trong bài viết khô khan này, chắc chắn
phải có những sơ sót không vừa ý quý Anh Chị; xin quý Anh Chị, vì tình đồng môn, xin lượng thứ
và chỉ giáo cho. Người viết xin đa phần cảm tạ…
Xin hảy đối xử với nhau công bằng cho cuộc sống được vui tươi như anh Chủ Tịch Trần Xuân
Thời thường nói “Một ngày bên nhau, một ngày vui sống, quên phút tang bồng!”; và chúng ta
cũng đừng để bị “tiêu diệt” như lời của King Salomon đa nói “Where there is no vision, the
people perish” mà anh Chủ Tịch thường hay trích dẫn…
Trân trọng kính chào và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe tốt và luôn được an vui.
Nguyễn Văn Sáu
CSV Ban Tham Sự 4.
______________________________________________________________________________________
Ghi chú: Quý Anh Chị có thể vào dòng Link trong phần Tài Liệu Tham Khảo để download hoặc
printout một bản copy “Tu Chính Nội Quy 2003” cho riêng mình, vì BTT/HĐQT/TH đa không
phổ biến tài liệu này đến đồng môn.
Tài Liệu Tham Khảo:
(1) Nhận Định Về Hiện Tình Tổng Hội , GS Cao Thị Lễ, 3/2008.
(2) Tu Chính Nội Quy 2003, Tom Trần, 12/2003.
(3) Sinh Hoạt của Tổng Hội, Tom Trần, 6/2003.
(4) Hàn huyên nhân Đại Hội CSVQGHC 2004 tại CA , Tom Trần, 8/2004.
No comments:
Post a Comment