Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Friday, August 27, 2010

TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG DU LỊCH

Lê Xuân Sướng

Feb.14 . 2004


Năm mùa Giáng Sinh qua ( 1999-2003 ) để lại cho tôi nhiều kỷ niệm về thắng cảnh, bà con, bạn bè, các anh chị cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh ở Pháp, Anh, Đức, Úc, Gia Nã Đại, Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có Cô và GS Nguyễn Như Cương, GS Nguyễn Quang Quýnh .


Năm 1999, tôi thăm các thành phố văn minh cổ kính Paris , Luân Đôn, Aachen( Đức ). Đến năm 2000 sang thăm thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ Great Ocean, chạy dài theo miền duyên hải bốn mùa gió mát như Melbourne, Adelaide, Sydney, Cairns hoặc tiến sâu vào lục địa sa mạc đầy nóng bức của Alice Spring, Ayers Rock ở Úc Châu. Tôi cũng tìm thấy xứ lạnh tình nồng qua 8 thành phố lớn cuả Gia Nã Đại. Ngoại trừ Vancouver, các thành phố Edmonton, Calgary, Winnipeg, Toronto, Ottawa, Montreal và Quebec đầy băng giá năm 2001. Đến năm 2002 tôi về thăm quê nhà. Ngồi suốt đoạn đường dài nhìn cao nguyên Di Linh tươi đẹp, ở lại 3 đêm với Đà Lạt sương mờ, nghe tiếng thác nước Cam Ly tưởng chừng như tiếng khóc than, tan vỡ ! Ngậm ngùi khi nhìn thấy núi rừng dọc theo Quốc Lộ1 bị tàn phá. Đêm ở, ngày đi qua các thành phố miền duyên hải: Đồi Dương Phan Thiết, Cầu Đá, Bãi Trủ Nhatrang.

Rời Nhatrang qua Đèo Cả, Phú Yên đến thăm mộ Hàn Mặc Tử ở Gành Ráng Qui Nhơn và đền thờ 3 anh em vua Quang Trung Bình Định. Ghé Sa Huỳnh Quảng Ngãi, ngắm Tiên Sa, thăm Non Nước Đà Nẵng, Chùa Cầu, Cửa Đại, Hội An, Thành Nội, Lăng Tẩm Huế, Chiêm bái nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quảng Trị. Qua cầu Hiền Lương Bến Hải đến Đồng Hới thăm Động Phong Nha. Ra Hà Nội, leo núi Chùa Hương mới nghe câu ca dao địa phương là đúng:


‘’Chưa đi chưa biết chùa Hương.Đi rồi mới thấy tay chân rã rời’’
Xuống cảng Hải Phòng, ngắm biển Đồ Sơn, Vịnh Hạ Long. Về Hà Nội lên biên thùy Trung Quốc mất 8 giờ bằng xe lửa qua ngã Lào Cai, đến Sapa với dày đặc sương mù và mưa gíó. Đường đèo quanh co khúc khuỷu, nguy hiểm năm 2002.
Năm nay 2003, tôi có dịp thăm một số bạn cũ, họp mặt gia đình nhạc gia nhân dịp Giáng Sinh, đến lại các thành phố đã qua cách đây gần 2 thập niên như: Sacramento, San Francisco, San Jose, Los Angeles, Santa Anna và các thành phố lần đầu tiên mới đến: Portland, Seattle , Stockton, Santa Barbara và San Diego của các tiểu bang Oregon, Washington State và California .


Đi du lịch, nhìn phong cảnh đẹp, hùng vĩ mang lại sự mở mang kiến thức, làm vui cho đôi mắt bên ngoài. Làm sao thăm được người thân thương, hàn huyên tâm sự, nghe nhau kể, kể nhau nghe những kỷ niệm thời xa xưa, làm cho quả tim vui sướng lâu dài. Những kỷ niệm cùng thời tuổi thơ, cùng mái nhà trường, cùng quê hương xứ sở, trường đời cùng cảnh ngộ. Kỷ niệm có thể êm đềm, thơ mộng hay kinh hoàng, gian truân của một thời đã qua .Mơ ước niềm vui đó nên tôi dành thì giờ đến thăm Cô và GS NGUYỄN QUANG QUÝNH, nguyên Giáo Sư của HVQGHC, bà con, bạn bè thân thích nhất là các anh chị cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh ở những nơi tôi có dịp đi qua nếu có thể được.
1-Thành phố Portland của tiểu bang Oregon.
Tên thành phố này trở nên quen thuộc kể từ ngày con gái tôi Linda H. Le, BS Nha Khoa làm việc tại Salem, thủ phủ tiểu bang Oregon. Theo tài liệu Ambassador World Atlas, tiểu bang Oregon được thành lập năm 1810, sáp nhập Liên Bang năm 1859, diện tích 97,073 sq.mi, dân số 2,633,149 ngườị mà thành phố Portland là lớn nhất, có ngọn núi Hood cao nhất 11, 239 ft. Đặc biệt tiểu bang có nhiều loại đậu, lúa mì, sản suất đủ loại sưã. Washington State không có đóng thuế lợi tức tiểu bang, Portland không trả sales tax khi mua hàng, nên ai sống ở Vancouver ( W.A. ) được 2 cái lợi nếu bước qua cầu mua hàng ở Portland. Gia đình anh chị Nguyễn Công Thuần KS điện vừa về hưu, mới dọn về đây sau hơn 20 năm sống ở New York, đã tiếp đãi chúng tôi một cách thân tình. Qua điện đàm, tôi thăm Anh Phạm Văn Tốt, k7. Anh làm thơ mang nhiều đau khổ, vương vấn nỗi buồn, mồ côi mẹ, sống khắc khoải vì phải xa lìa quê hương !
Tôi tưởng Portland là thành phố ấm vì gần Cali . Nhưng không, vẫn có hơi lạnh âm thầm len lỏi vào người, vẫn có tuyết phủ đồi thông, đỉnh núi Jefferson, Bachelor và Hood. Những nhà giàu có thích sống ở ngoại ô thành phố, khoảng hơn 10 dặm lý, không khí trong lành, nơi yên tĩnh. Nhờ khí hậu ôn hoà, các nông trại trồng những cây ăn trái, lúa mì, trồng đủ loại đậu, v.v..Nhiều cánh đồng mênh mông dùng để chăn nuôi gia súc. Portland cũng là nơi nổi tiếng tốt cho cấm trại và câu cá về mùa hè. Du khách thường hay thích đến xem miệng núi lửa, đi tàu trên sông nhưng đều bị bãi bỏ vì thời tiết. Tôi chỉ xem Portland Festival được tổ chức lớn nhất 2 lần trong một năm ở downtown, khu chợ Việt Nam rải rác và khu nhà bạc triệu ở Lake Oswego. Tôi rất tiếc không có nhiều thì giờ để đến thăm một số anh chị QGHC cư ngụ nơi đây như qúy anh chị nhạc sĩ Từ Công Phụng k14, nhà thơ Sương Lam k12, v.v...
2- Thành phố Seattle của tiểu bang Washington StateTờ mờ sáng mù sương vẫn còn rải mỏng, tôi cùng con gái đã rời Portland lên đường đi thăm Seattle, cách Portland 3 giờ lái xe. Seattle là thành phố lớn nhất của tiểu bang. Dân số của tiểu bang là 4,132,180 người, được thành lập năm 1811 và gia nhập Liên Bang 11-11-1889.

Đường đi phải trải qua nhiều rừng thưa, núi thấp, cánh đồng nhỏ hẹp, thoai thoải và hai hàng thông xanh xinh đẹp. Bên trái QL 5 là thủ phủ Olympia của tiểu bang, bên mặt là núi Rainier 14,410 ft, núi cao thứ nhì sau núi Alaska của nước Hoa Kỳ. Núi có tuyết bao phủ quanh năm vì gió thổi từ biển Thài Bình Dương vào bị ngọn núi làm bình phong chận lại, tạo nên nhiệt độ thích hợp làm băng tuyết .
Vừa đi vừa điện thoại thăm anh Nguyễn văn Được, nguyên Thiếu Tá KQ, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 118. Anh ở Tacoma. Đang làm, anh xin nghỉ về đi Seattle chơi với tôi ở 3 khu chợ Việt Nam, khu Downtown và thăm một số bạn bè đồng hương Nhatrang, Khánh Hòa: anh Nguyễn Lương Thuật, Real Estate Broker cuả Công Ty Win Realty và phu nhân chị Trương Bích Khuê, Mortgage Broker. Cũng giống đỉnh Monument của Washington D.C, từ đỉnh tháp Space Needle cao vời vợi có thể nhìn thấy tất cả thành phố Seattle .
Trên đường về, tôi điện đàm thăm được anh Nguyễn văn Đặng K8 vừa đi làm về, ở Kent, anh Lê Hữu Phước k11 đang ở phi trường trên đường đi Cali, anh Ngô Đình Nhung k10, anh Lại Tình Xuyên k10 nhưng không gặp. Rời Seattle trời muốn đổ mưa, mây đen kéo phủ đường về. Những cơn mưa liên tục, nhẹ nhàng đưa cha con tôi về đến Vancouver nối liền Portland. Chuẩn bị hôm sau lên đường thăm thành phố Sacramento .
3- Thành phố Sacramento của tiểu bang CaliforniaTrước khi rời thành phố sương mù, tôi ăn sáng ở Phở Văn, tiệm khang trang, rộng rãi, đang phát triển nhiều chi nhánh. Sau hơn 1 giờ bay, tôi đến Sacramento. Từ phi truờng về khách sạn nhà cửa phát triển hơn trước, cách đây gần 2 thập niên. Ngay cả khu chợ Việt Nam thời đó cũng lẻ tẻ, đơn sơ, rãi rác.
Tôi, Trân k10, Thống k10 dùng cơm tối trước khi về khách sạn Marriott. Khi nhận phòng tôi mới biết khách sạn không có chương trình đi Tours ngày mai cho du khách. Tôi nghĩ một phần vì du khách quá ít , không đủ chi phí, một phần khách sạn không quan tâm tới việc tổ chức đi Tours, hay thành phố này không có gì đặc biệt hấp dẫn cho du khách ? Canada tuyết phủ đầy mà vẫn có xe Tours vì các khách sạn lớn Marriott, Hyatt, Hilton v.v.. biết phối hợp tổ chức cho những du khách nào thích đi Tours.
Chúng tôi mới gặp nhau đây nhân ngày họp mặt khóa 10 ở Florida mà nay gặp lại vẫn còn nhiều chuyện để kể nhau nghe . Hôm sau tôi đến thăm gia đình anh chị Trân mới thấy sau nhà có vườn hoa thơ mộng: chung quanh hồ bơi có đủ cả mai, lan, cúc, trúc. Nhiều cành hoa sặc sỡ leo lơ lửng, lòng thòng dưới giàn hoa . Có nhiều cây ăn trái như cam, chanh, ổi , bưởi v.v..nặng trĩu trên cây hoặc sà mặt đất .
Ngồi trong nhà nhìn qua cửa kiếng, vườn cây bao quanh hồ nước trong xanh, với ly nước trà ấm trên tay tôi cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái vô vàn ! Tôi có dặn dò anh chị Trân khi nào đổi nhà, mua nhà bạc triệu, nhớ cho tôi biết để sang thăm anh chị một lần nữa, mặc dù tôi vẫn biết lứa tuổi trên 60 gặp nhau đã khó, gặp lại còn khó hơn, để tìm lại cảm giác an nhàn trước khi căn nhà này lọt vào tay một người chủ mới !Nhìn đồng hồ đã đến giờ đi thăm mộ anh Tounech Hàn Thọ k12 mặc dù cũng chưa biết anh nằm ở nghĩa trang nào vì mất liên lạc với gia đình anh nay đã lâu.


Tôi cũng có hỏi anh Dorohiem k12 và anh Trung Tá Nghiêm, nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Phú Bổn, là những người thân với gia đình anh Thọ nhưng cũng không có tin tức gì. Lật yellow book trang 368 tìm thấy có 14 nghiã trang ở Sacramento nhưng không biết anh nằm trong nghĩa trang nào ? Tôi và anh Trân vào nghĩa trang gần khu chợ Việt Nam Stockton Blvd, tiếng vái thì thầm của anh Trân mà tôi nghe đựơc khi 2 anh em chúng tôi bước vào cửa nghĩa địa: anh Thọ ơi ! chúng tôi vào thăm anh đây. Bà Manager tìm tên anh từ computer đến hộp tài liệu viết tay để trong ngăn tủ cũng đều không có. Khi Bà đứng dậy tìm tài liệu trong hộp viết tay tôi tỏ ra thất vọng hoàn toàn. Hộp viết tay là những người vừa mới mất, do gia đình thân nhân đứng điền đơn văn phòng nghĩa địa chưa kịp bỏ vào computer, còn anh Thọ mất nay đã lâu cũng trên 10 mấy năm rồi !
Đường Stockton Blvd bây giờ như là một Phước Lộc Thọ ở Sacramento của Cộng Đồng Việt Nam. Tôi muốn thăm anh vì một kỷ niệm cách đây 18 năm. Lần đầu tiên đến Sacramento du lịch, tình cờ khi đi ngang qua một tiệm bánh (bakery) ngửi mùi thơm toả ra làm tôi thèm và quyết định vào mua . Khi bước chân vào , bất ngờ một tiếng hét thật lớn làm tôi ngạc nhiên nhưng vẫn không biết ai gọi tên mình giữa đám người đang sắp hàng chờ đợi mua bánh. Anh gọi tên tôi một cách mừng rỡ và chân thành. Anh vất ngay cái mũ đang đội trên đầu xuống bàn để tôi dễ nhận diện v.v... Khi nào có dịp tôi sẽ trở lại kể tiếp....
Như vậy anh Thọ nằm đâu đây, 1 trong 14 nghĩa trang này mà tôi không có thì giờ tìm thăm được vì đã đến giờ đi thăm GS Nguyễn Quang Quýnh ở thành phố Stockton cách đây khoảng 30 phút lái xe về hướng tây nam. Anh chị Thọ là 1 trong 2 người Việt Nam thành công về bakery tai Sacramento lúc bấy giờ. Một người nưã là con trai của anh chị Nguyễn đình Xướng k1, nghe đâu bây giờ khuyếch trương lớn lắm. Xin chung vui cùng anh chị Xướng có con làm ăn phát đạt.
Sau khi anh mất, thiếu người có khả năng trông nôm, công việc làm ăn xuống dần ! Chị thay đổi địa chỉ làm mất liên lạc nhiều bạn bè. Anh Thọ, tôi muốn thăm Anh và gia đình Anh. Những gì anh tâm sự với tôi về 7 Tỉnh Cao Nguyên gồm Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đà Lạt, Ban Mê Thuộc, Phú Bổn. Pleiku và Kontum dưới thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc hôm đó nay vẫn còn ở mãi trong tôi. Anh cũng nói rõ thân phận những người Thiểu số còn ở trong nước cũng như sau này sang định cư tại N. Carolina Hoa Kỳ. 4- Thành phố Stockton của tiểu bang CaliforniaĐến thành phố này tôi chỉ có mục đích duy nhất là thăm Cô và GS NGUYỄN QUANG QUÝNH, người mà qua điện đàm cách đây 2 tháng đã trả lời rất chân thật: ‘’ Trong lúc tuổi già có học trò tới thăm là điều rất qúy ‘’
Sau khoảng nửa giờ lái xe, chúng tôi đến nhà GS. Anh Lê Huy Trân vào trước gõ cửa, còn tôi đi sau đủ khoảng cách vừa quay phim. Cảm giác đầu tiên của tôi vừa vui, vừa hồi hộp. Vui là vì gặp lại GS, hồi hộp là không biết rõ nhan sắc, sức khỏe GS ra sao sau 4 thập niên ? Đã sắp đặt trước, anh Trân quay phim và chụp hình khi tôi bắt đầu cuộc phỏng vấn. PHỎNG VẤN GS NGUYỄN QUANG QUÝNH T I STOCKTON Thưa Giáo Sư,Sau hơn 4 thập niên ( 1960-2003 ), chúng tôi gặp lại GS ở cách nửa vòng trái đất so với trường xưa, lúc đó còn ở 4 Alexandre de Rhodes Saigon. Lời nói đầu tiên của chúng tôi là xin cám ơn GS và phu nhân đã nhận lời cho chúng tôi ghé thăm và nhân dịp này xin GS vui lòng trả lời các câu hỏi để qúy cựu GS của HV và cựu SV QGHC hiện đang sinh sống khắp mọi nơi được rõ về GS và gia đình .-Xin GS cho biết tình trạng sức khỏe của Cô và GS, tuổi thọ và được bao nhiêu con, cháu ?Sức khỏe chúng tôi bình thường, năm nay tôi được 82 tuổi, tuổi nhâm tuất, có 6 con, 3 trai, 3 gái tuổi từ 41 đến 53 và 9 cháu nội, ngoại, tuổi từ 4 đến 25. Các con thành đạt cả, đạt được 4 kỹ sư kể cả rễ, Ph.D và Real Estate Broker. Tất cả giàu có hơn Bố. Năm người ở San José, chỉ một người sống ở City Stockton này. -GS bắt đầu dạy tại HVQGHC từ năm nào ? và gồm những môn gì ?Tôi bắt đầu dạy từ năm 1956, sau khi di cư vào Nam năm 1954. Môn dạy gồm các vấn đề xã hội và hình luật. -Ngoài việc giảng dạy tại HV, GS còn dạy ở trường nào ? và có tham gia chánh quyền lúc bấy giờ ? nếu có với chức vụ gì ?Ngoài HV, tôi còn giảng dạy tại trường Luật, tham chánh chức vụ Đổng Lý văn phòng Bộ Xã Hội. Bộ Trưởng là GS Vũ Quốc Thông1955-1956. Sau khi thi đậu 2 Cao Học Luật ở Hà Nội, tôi thi đậu Tiến Sĩ hình luật tại Paris năm 1963.-Từ ngày sang tị nạn tại Hoa Kỳ, GS có tham gia sinh hoạt nào không? có tiếp tục chương trình nghiên cứu nào không? Từ ngày sang Mỹ, tôi dạy ở High School, học lại Luật, đỗ Jurist Doctor (J.D.).Làm việc 15 năm ở Law Firm Mỹ, tài chánh đầy đủ nên chẳng nhờ cậy vào con. -Sống ở hải ngoại, GS còn nhớ những kỷ niệm vui, buồn nào với Học Viện, sinh viên và đồng nghiệp?Tôi có nhiều kỷ niệm:* Kỷ niệm vui: Sinh viên tổ chức tất niên ở giảng đường thư viện, làm sớ táo quân, bất thần thoát y vũ, tôi hơi ngượng nhưng thông cảm. * Kỷ niệm buồn : Tôi thân với GS Vũ Quốc Thông ngày từ còn ngoài Bắc. GS Nguyễn Văn Bông còn trẻ có tài năng, có cái nhìn cấp tiến, muốn phụng sự đất nước. GS bị giết vì có tin đồn làm Thủ Tướng. Nếu làm văn hóa chắc Ông không sao, nhưng mỗi người có một chí hướng nên nhận nhiều rủi ro hơn.


* Kỷ niệm thân tình: GS Trần Văn Đĩnh ở Minnesota, GS Trần Văn Kiện ở Virginia, GS Vương Văn Bắc ở Pháp, GS Nguyễn Khắc Nhân ở Úc, GS Nguyễn Như Cương ở Đức.v.v. GS Cương có gửi tặng tôi cuốn sách: Khơi Giòng Kỷ Niệm. ( xin mở dấu ngoặc: từ ngày GS Cương đổi chỗ ở, tôi mất liên lạc ).* Tôi thương tiếc qúy Giáo Sư :Vũ Quốc Thông, Nguyễn Văn Bông, Nghiêm Đằng, Nguyễn Duy Xuân, Lê Văn Thận, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Văn, Vũ Uyễn Văn, Cao Hữu Đồng và các Anh Chị em CSV QGHC đã qua đời .-Các môn sinh ra trường trên dưới 4 thập niên, nay thời gian còn lại quá ngắn ngủi và mong manh, trước khi giã từ xin GS có những điều gì nhắn nhủ, tâm tình với các CSV QGHC ?Vận nước xảy ra không tránh ai cả. Chúng ta còn may mắn có tự do, còn có cơ hội phát triển tài năng. Con cái chúng ta cũng vậy . Nếu còn ở lại với CS làm sao chúng nó phát triển tài năng và thành công như hiện nay ? Vậy chúng ta lúc nào cũng vun xới, trông nom con cái, giữ gốc Việt Nam, dạy chúng nói, viết tiếng Việt Nam, dạy phong tục Việt Nam, giữ lễ giáo Việt Nam, đừng để vật chất lấn áp làm mất văn hóa Việt Nam. -Nếu anh chị em nào muốn liên lạc, GS có đồng ý cho phổ biến địa chỉ ?Địa chỉ của tôi như sau:GS Nguyễn Quang Quýnh 113 Whitburn CT StocktonCA 95210 USA.Trước thềm Giáng Sinh năm 2003 và năm mới 2004 Lê Xuân Sướng và Lê Huy Trân xin mạn phép toàn thể Qúy vị GS và Qúy Anh Chi CSV QGHC ở trong cũng như ngoài nước cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến cho GS và Gia Đình và một lần nữa chúng tôi cũng không quên cám ơn GS đã dành cho cuộc phỏng vấn đầy ghi nhớ này.


Nhân dịp này, GS nhờ chúng tôi chuyển những lời cầu chúc tràn đầy sức khỏe, an vui, thịnh vượng đến tất cả Qúy vị GS và Qúy Anh Chị CSV QGHC. 5-Thành phố San Francisco Rời nhà GS khoảng gần chiều.Trời mùa đông Cali nắng vàng phai nhạt. Tôi về San José ngủ đêm để ngày mai đi San Francisco, tiếp tục cuộc hành trình.Từ QL 5, anh Trân lái sang 205, nối 580, quẹo trái 680 về thẳng tiệm Ánh Hồng ở San José, nơi tôi có hẹn vợ chồng các em Đặng Hữu Phước SQHQ k17, Lê Thủ Thiêm, SQBKD và các cháu đợi sẵn. Đây cũng là nơi, sau khi họp mặt chung vui với gia đình chúng tôi bò 7 món, anh Trân về lại Sacramento. Cám ơn anh chị Trân nhiều lắm.
Trên 40 năm tôi chưa gặp lại Thiêm. Phước và Thiêm là bà con, lúc nhỏ ở chung xóm, học chung trường nay ngồi cạnh bên mà vẫn không nhận ra nhau.Tôi cố ý làm ngơ để xem 2 người có biết nhau không, cả hai cũng đều xa cách hơn 4 thập niên vì chiến tranh, mỗi người chọn một binh chủng. Hai em không nhìn ra thật nên tôi phải giới thiệu. Một giây ngỡ ngàng, chúng ôm nhau mừng rỡ, kèm theo những cú đấm đậm đà ! Ngày hôm sau tôi gọi anh chị Võ Trung Hậu ở San Francisco, quê quán Qui Nhơn, bạn học cùng lớp trung học Võ Tánh Nha Trang từ năm 1952, báo tin sẽ đến thăm anh chị vào bưổi trưa. Chi Hậu tên Hoa trả lời điện thoại: khoan, anh ở đó tụi này sắp xưống San José có việc sẵn ghé đón anh luôn.
Trên đường đi, chúng tôi nhắc đến nhiều bạn bè, trai cũng như gái . Bạn trai học giỏi có Vũ Hữu Canh, Lê Ánh , Lê Khắc Bí v.v... Anh Bí đã có khoãng 70 phát minh hóa chất cao nguyên tử ( polymer ), cao phân tử v.v.. có công dụng cho đời sống như biến chế chất làm nệm, làm tả trẻ em v.v.. Anh được rất nhiều giải thưởng cao qúy do các công ty quốc tế trao tặng trong đó có hãng Bayer của Đức. Hiện anh làm việc tại Philadelphia .
Học không giỏi nhưng thi đâu đậu đó dễ dàng vào 3 trường chuyên môn vào khoãng 1960 có Trần Văn Khoa đỗ vào trường NLS, ban KS Thú Y, Đai Học Sư Phạm ban Sử Địa và Nha Khoa Quân Y. Hiện nay trong bạn bè, anh chị là người có rất nhiều nhà ở Sacramento. Thời đó anh chị nào chỉ đỗ vào một ngành chuyên môn đại học cuộc đời bắt đầu đổi thay, cả tỉnh, thị đều biết, chọn vợ dễ dàng ! Yếu tố cộng chỉ số , trai tài gái sắc học cùng chung ngành chuyên nghiệp, bắt đầu xuất hiện trong tình yêu và hôn nhân. Các ngành chuyên môn lúc đó , sau khi đỗ tú tài và đậu vào ngành chuyên nghiệp, có chỉ số 430, riêng ngành đại học sư phạm 470 . Nếu 2 người lấy nhau chỉ số gấp đôi nếu cùng ngành hoặc hơn gấp đôi nếu khác ngành ! Lương qúa lớn !
Có bạn vừa học vừa tham gia sinh hoạt cộng đồng, xã hội, nhà trường, văn nghệ có Tạ Quang Khanh. Anh Khanh đã qua đời ở San José cách nay khoãng 25 năm. Vợ anh qua đời vào đêm văn nghệ bị đặt chất nổ ở sân vận động thị xã Qui Nhơn năm 1970 ngay sau khi cùng chúng tôi tham dự đám cưới của vợ chồng anh Võ Trung Hậu . Ngoài ra còn phải nói đến anh Huỳnh Tấn một cây văn nghệ về thơ và nhạc v.v.


Bên bạn gái: vưà đẹp, nét đẹp qúi phái, vừa con nhà giàu , học giỏi có Lê Thị Mộng Hoàn ( em vợ của GS Trần Văn Kiện ) hiện nay ở San Diego v.v.. Có hai bạn được chọn làm Trưng Trắc và Trưng Nhị là Hoàng Thị Ngọc Táo, Nguyễn Thị Ngọc Đàn, hiện nay cả hai đều ở Santa Anna và nhiều người đẹp khác nữa . Miệng nói nhưng mắt tôi vẫn nhìn quan sát sự trưởng thành của các thành phố dọc theo QL 101 trên đường về San Francisco như San Carlos, San Mateo, San Bruno đã phát triển mở rộng quá lớn so với 2 thập niên trước đây. Càng lúc càng thấy đèn bừng sáng lan tràn từ nơi bằng phẳng đến thung lũng mênh mông, lên sườn đồi, đỉnh núi. Anh chị Hoa Hậu đón tôi trong một chiếc xe van vừa đi vừa nói chuyện tâm tình mà tôi có cảm tưởng như đang trò chuyên trong căn nhà 3 tầng cao sang ở đường Gia Long Qui Nhơn trong đó có cả gia đình gồm 3 bác và các em cách nay 35 năm.
Càng vào sâu San Francisco, một thành phố lớn thứ nhì ở California, nhà cửa càng san sát, đất hẹp người đông, giá nhà đắt đỏ. San Francisco có hải cảng, vịnh nhìn ra biển Thái Bình Dương, nơi các tàu bè buôn bán ra vào cặp bến tấp nập. Các khu phố Tàu vẫn là nơi nhộn nhịp, hấp dẫn...Tôi cũng không có nhiều thì giờ để xem lại, dù chỉ xem qua các khu phố vùng Berkeley, Oakland.
Đến San Francisco mà không đến thăm cầu Golden Gate, một kiến trúc kỳ công nổi tiếng qưốc tế là một thiếu sót, chẳng khác nào đến NhaTrang mà không biết biển, đến Huế mà không thăm lăng tẩm và đến Hà Nội mà không đi thăm hồ Hoàn Kiếm - hoặc chịu chơi đi ăn thịt chó bày bán cả một khu phố mà nhà hàng chẳng có bàn ghế gì cả, thực khách ăn mặc bình dân, chỉ ngồi bệt xuống sàn nhà trải chiếu, ngồi xếp bằng ăn như tằm ăn dâu, đông đen như kiến, ồn ào như chợ ! Tôi tò mò cho biết chứ chẳng thấy hợp khẩu vị chút nào !


Đến nhà anh chị Hoa Hậu trời đã ngã hẳn về đêm . Bưã cơm gia đình đã chuẩn bị sẵn, đặc biệt món cua xào ăn hoài không thấy no, ăn hết đĩa này chị bày đĩa khác.Tôi chưa thấy nơi nào xào cua ngon bằng cua của bà xã tôi, mỗi lần ăn phần tôi khoãng 1 chục có đầu. Cua ở miền đông nhỏ hơn cua Cali nhiều. Nay khám phá tài làm bếp độc đáo về món cua của chị, dùng qua một lần là nhớ hoài. Nếu các em ở Canada thành công trong ngành kim hoàn ở các thành phố. Vancouver, Edmonton, Winnipeg, các em ở Houston buôn bán thì anh chị Hoa Hậu chỉ có 4 con mà đứa nào học hành cũng thành tài: 2 cô LS, 1 cậu BS và 1 quan thanh tra nhà nước.
Cơm nước xong chúng tôi điện đàm thăm bạn bè cùng học chung lớp Võ Tánh Nha Trang cách nay hơn nưả thế kỷ như anh Pham Gia Định k8, Lê Văn Ngỗ ở San José . Sáng hôm sau, anh Hậu đưa tôi đi 1 vòng trước khi trở về và giã từ, chia tay nhau ở Grand Century Shopping Mall San José.6- Thành phố San JoséSan José là thành phố lớn sau San Francisco ở vùng Bay area, cũng là thủ phủ của Silicon Valley, nơi tập trung nhiều thành phố hoạt động công nghiệp điện tử trong đó có San José là lớn nhất . Gia đình nhạc gia gần 1 nửa ở thành phô’ này . Ông Bà tuổi đã già, có phần yếu đuối nên đặc biệt Noel năm nay các con vùng Virginia về đầy đủ thăm và chúc tết làm Ông Bà cảm động. Các cháu trong gia đình đều an khang, thịnh vượng. Gia đình đi dùng cơm trưa ở nhà hàng NhaTrang 2 mới thấy thức ăn ở Cali quá rẻ so với nhiều nơi khác, nhất là vùng Thủ Đô Hoa Thinh Đốn .


Em tôi hướng dẫn đi thăm văn phòng công ty địa ốc Hillsdale Property do anh Khổng Trọng Hinh CH 6, Broker làm chủ và công ty cho vay tiền Bayshore Financial do chi Ngọc Loan, phu nhân làm Mortgage Broker. Văn phòng có trên 30 agents, theo lời chị, hoạt động rất tích cực. Ngoài nghề cho vay tiền, chị Ngọc Loan còn là nhạc sĩ. Chị phát hành nhiều CD nhạc tình cảm, có tặng tôi 1 CD nhân dịp ghé thăm. Văn phòng rất ngăn nắp, khang trang. Lý tưởng nhất là anh bán nhà, chị cho vay với nhiều agents hợp tác, làm cùng chung 1 văn phòng trong cao ốc có nhiều tầng ở địa chỉ sau đây:Mua bán nhà cửa: - Hillsdale Property920 Hillview Court # 180 Milpitas, CA 95035Tel:( O ) ( 408 ) 263-4801.( C ) ( 408 ) 590-3574 Fax ( 408 ) 263-9452Broker / Owner : Khổng Trọng HinhCho vay tiền: - Bayshore Finance Mortgage Broker : Ngọc LoanSau đó em tôi đưa đi xem khắp các khu thương mại của Việt Nam và Trung Hoa, từ khu cũ kỹ, thưa thớt khi người Việt mới sang tị nạn 1975, đến khu thương mại tối tân, lớn nhất hiện nay mang tên:Grand Century Shopping Mall ở 995 Story Road, San José, CA 95122. ĐT : ( 408 ) 993-1145 Fax : ( 408 ) 288-6603Shopping có 115 units, trên 90 gian hàng bán lẻ gồm nhiều loại mặt hàng, có cả nhà băng, nhà hàng chứa hàng ngàn thực khách cho những tiệc tiếp tân hoặc đám cưới lớn .


Ngày đi, đêm điện đàm thăm các bạn bè vùng lân cận. Chúng tôi quen nhau từ thời son trẻ, lúc mới vào đời, hoặc sau ngày bỏ nước ra đi. Trước đây, khi có dịp điện đàm thăm Anh Đào Thanh Quế, nguyên Giám Sát Viên Viện Giám Sát, anh cho biết :’’BS nói chỉ còn sống có 33 tháng nữa thôi’’. Chưa biết an ủi anh bằng cách nào thì anh lại nói tiếp : ‘’ Cũng lời chán, chứ ở lại sống với CS thì còn khốn nạn hơn nữa ‘’ ! Tôi hứa sẽ đến thăm anh khi nào có dịp về San José. Anh còn thận trọng dặn dò nếu gọi mà không gặp thì gọi nhà Đức, con của Anh. Bác sĩ là thầy đoán bệnh, chứ không phải là đơn vị đo lường có tính cách chính xác, anh đừng lo, anh đừng tin, có khi BS nói vậy mà không phải vậy, tôi nói .Tôi cố an ủi anh, mặc dù nói vậy nhưng tâm tôi vẫn nghĩ BS có đầy đủ bằng chứng mới đưa ra kết luận đó chứ không phải nói bừa bãi đâu .
Thời gian trôi qua, tôi có điện thoại thăm nhưng không thấy trả lời và cũng quên gọi cho Đức theo lời đặn của anh. Trước khi lên đường du lịch , tôi báo cho anh biết ngày giờ đến thăm anh. Chuông reo khá lâu, càng lâu tôi càng hồi hộp nhưng không thấy ai trả lời. Tôi cũng không muốn gọi cho Đức vì sợ nghe câu trả lời không lành ! Tôi gọi anh Đào văn Bình CH2 hỏi thăm gián tiếp, không ngờ anh nói ngay : Ông Quế đã mất cách đây 5 tháng rồi ! Chị Quế ơi, gia đình tôi xin chia bưồn cùng tang quyến, niệm một nén hương cho anh và cầu chúc linh hồn anh được siêu thoát miền cực lạc. Tôi thích tính tình, cách đối xử của anh đối với tôi: lúc nào cũng tay bắt mặt mừng một cách chân thật, thân thiện, bình dân, không có khoãng cách của người quyền cao chức trọng, giữa anh và tôi.


Đáng kể nhất là buổi họp tại nhà anh Phạm Gia Định rất sôi động , ăn nói tự do, thả giàn và được sự yểm trợ mạnh mẽ nhất của 2 anh Phạm Gia Định k8 và anh Nguyễn Phú Huấn. Anh Huấn nguyên Chi Khu Phó Chi Khu Quận Kontum năm !964, cũng là nơi tôi làm Phó Quận thay thế anh Nguyễn Khánh k8 được bổ nhiệm thuyên chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Nam. Nay anh đặc trách quản lý về quảng cáo của tuần báo Triều Thành, một trong vài tờ báo có tầm mức quảng cáo lớn nhất tại San José . Buổi họp mặt gồm Qúy anh: Huỳnh văn Mưu k7, Trần Đình Khôi k7, Võ văn Hoàn k8 ( Ontorio, Canada ) Phạm Hữu Độ k8, Bùi Hoành k8 ( San Francisco ), Lê Đình Lãm k8, Pham Gia Định k8, Trần Quả k8, Nguyễn văn Sanh k9, Lâm Hữu Trải k9, Phan Thanh Hùng k16, Lê văn Ngỗ VTNT, Lê Xuân Sướng k8 và một thân hữu. Đề tài được đề cập nhiều nhất là nói về quá khứ lúc còn đi học, đi làm, chạy giặc, bản tánh từng người v.v...Buổi họp mặt kéo dài trên 4 tiếng đồng hồ .

Niềm vui mang đi, dọn bàn để lại cho anh Pham Gia Định ! Nhìn dãy bàn dài đầy chén, bát, ly, đủa ngổn ngang, tôi muốn ở lại để phụ dọn nhưng anh không cho, muốn đóng góp anh lại càng la nữa.


Nhìn thẳng cuộc đời, tuổi thọ giả dụ 80, chúng tôi chỉ còn 14 năm nữa thôi . Con số 14 tưởng chừng như 2 tuần lễ, sắp đến cuối tuần, cửa mã trong tầm tay. Lúc đó, dù vào chung một cổng của thành phố buồn, vào mà không bao giờ ra, dù nằm cạnh bên nhau, dù tình nghĩa vợ chồng vẫn không bao giờ gặp nhau, không ai chào ai, không ai nói ai, không ai thăm ai ! Kiếp này, im lặng là ngôn ngữ của tình yêu lúc chia tay, im lặng là ngôn ngữ ngự trị của kiếp sau . Sự hiện diện của quý anh không những là niềm vui mà còn là kỷ niệm sống mãi trong tâm hồn tôi . Tôi cũng không quên buổi sáng mưa phùn trên đường đến nhà anh chị Phan Thanh Hùng k16, Chủ Tịch QGHC Bắc Cali, ăn sáng. Nhà anh chị nằm ở vùng Evergreen trên lưng chừng đồi Silver Creek, vùng đắt tiền, mặt sau nhìn xuống thung lũng rộng bao la, ban đêm có hàng vạn vạn ánh đèn lấp lánh, bên trái là núi đồi thơ mộng. Từng trệt trở thành basement walk out quang đãng. Từng giữa được nối ra bằng cái deck rộng lớn có nhiều hoa, cây kiểng, sức chứa trên cả 100 người. Từng trên cùng là phòng ngủ trang hoàng mỹ thuật .Thực là nơi hội họp, tiệc tùng lý tưởng hằng năm của gia đình và của... Hội QGHC Bắc Cali. Con cái anh chị cũng rất thành công, nhiều BS, LS mở văn phòng.Ngồi nhìn anh Hùng, tôi liên tưởng nhớ đến Qúy anh Trưởng Ty Kinh tế, lúc tôi làm Giám Đốc Nha Thanh Tra Kinh Tế Vùng 1 Chiến thuật ( 1969-1975 ), ngày sau cùng Đà Nẵng thất thủ 29 tháng 3 năm 1975: Lê Huy Trân, k10 Thị Xã Huế, Trần Chánh Nghĩa k15, Quảng Tín, hiện nay lập nghiệp ở miền cực bắc nước Úc, Trương Minh Hoà k17 B, Thừa Thiên, đã qua đời ở Santa Anna California, Nguyễn Đạm, Thư Ký, Đà Nẵng. Nguyễn văn Nhứt, k17 A Quảng Ngãi, Phan Thanh Hùng k16 Quảng Nam. Đến anh Trưởng Ty Quảng Trị tôi quên chỉ còn nhớ mang máng nhưng vẫn không nhớ ra họ, tên . Về sau phải tìm bằng giải pháp domino, tìm kiếm dây chuyền nhờ qúy anh sau đây : Bùi Hoành k8, San Francisco, Nguyễn Kim Hương Hỏa k12, Virginia, Phan Tiếu Dương k12, New Jersey, Văn Tòng Hoà k11, Santa Anna mới ra Trưởng Ty Kinh Tế Quảng Trị là anh Nguyễn Ngọc Diệp k15 lúc bấy giờ, hiện đang định cư tại Brussels. Cách đây khoãng 3 năm khi sang Hoa Kỳ, anh có ghé thăm anh em QGHC vùng Hoa Thịnh Đốn .


Ngày hôm sau, Anh Võ Văn Dật, nguyên Thanh Tra Giám Sát Viện Vùng 1 Chiến Thuật với lời nói chân tình:’’ hôm nay mình nghĩ và sẵn sàng đặt dưới quyền điều động của bạn suốt ngày, anh vưà lái xe vừa nói ‘’ . Điều tôi cảm động nhất là buổi sáng hôm đó anh gọi nhắc’’ làm sao tôi tới sớm để xem mặt mũi thế nào sau 28 năm chưa gặp. Thà tôi ở xa như từ trước tới nay, chứ đã đến San José vài hôm rồi mà không gặp thấy nôn quá ‘’ !
Anh đưa đi khắp trung tâm thương mại thành phố San José, chỉ cho tôi thung lũng vàng, một thời của ngành điện tử, bao nhiêu là cao ốc tráng lệ, văn phòng sang trọng của các Tổng Giám Đốc Công Ty nay đã im lìm vắng bóng, kể cả anh gác dan ! Anh cũng đưa đi xem những khu nhà đang lên giá, những khu mà trước đây ai muốn mua phải vác chiếu năm chờ, ngủ lại đêm. Có những khu không nên ... nghĩ tới, nhất là những ai có của ăn của để .. đầu giường , không phải để nhà băng. Vừa lái, anh vừa kể nghe nhiều chuyện cười ra nước mắt về những căn nhà trên núi, sườn núi, nhà lớn, nhà nhỏ, nhà mới, nhà cũ tùy theo thủy triều stock hoặc nhà tan vì nay làm mai nghỉ ! Anh cũng kể tôi nghe luôn những chuyện trong tù, những chuyện khó tin nhưng có thực ! Ở đời mọi việc đều có thể xảy ra ở bất cứ tầng lớp nào ! Anh kể những việc làm lớn, làm nhỏ của anh và các bạn bè ở Việt Nam sau khi ở tù về . Anh cho tôi cơ hội đi thăm 3 người bạn mà khởi đầu là anh chị Huỳnh Kim Miên trước đây ở Kontum 1964, anh Miên là chủ sự phòng kinh tế. Lúc tôi mới ra trường được anh Tôn Thất Ký, Phó Tỉnh Trưởng k1, bổ nhiệm làm Trưởng Ty Kinh Tế kiêm Trưởng Ty Hành Chánh. Anh chị Miên tuổi đời nay trên 70 nhưng vẫn còn khỏe mạnh, Gặp nhau anh chị mời ăn, mời uống, chụp hình lia lịa. Tôi có cảm tưởng như cố niú cùng nhau sống lại thời xa xưa ở Kontum . Chào tạm biệt lúc tiễn đưa, tôi ngậm ngùi suy nghĩ không biết đến bao giờ gặp lại nhau, với lứa tuổi một người sắp 80, một người sắp 70 ? Tiếp theo, tôi nhờ anh Dật chở đến thăm một người mà 52 năm trước học cùng lớp. Ai vậy ? anh hỏi. Chị này trắng như bông bưởi lúc bấy giờ, tôi nói. Bồ cũ hả ? Anh hỏi tiếp. Không, chỉ bạn học cùng lớp đệ thất trường Kim Yến NhaTrang, lúc đó mình mới 12 tuổi làm gì biết yêu. Chị trắng nổi bật nhất trường, thành ai cũng biết. Chị rất thân với chị Hồ Thị Thanh Tiềm ở Canada, như bóng với hình.


Có còn nhớ địa chỉ, điên thoại không ? gọi báo trước, nói mình muốn đến thăm, anh nói . Chị tên là Nguyễn Thị Tuyết vợ của anh Nguyễn Đình Trương k4, cùng khóa với qúy anh Hoàng Xuân Hào, Cali, Nguyễn Đình Lang, Paris, GS Trương Hoàng Lem, Virginia, Trần Khâm, Florida, Nguyễn Văn Phương, Virginia, Nguyễn Huy Hân, Michigan ...Anh Trương đã qua đời, còn chị đang mắc chứng bệnh mà chuyện cũ thì nhớ đầy đủ, rõ ràng như ghi chép sẵn trong tự điển. Trái lại chuyện hiện tại thì quên hết ! Chị ở với vợ chồng con gái trong khu vực đắt tiền có Home Owner Association ( HOA ). Vừa vào chị chào hỏi rồi kể một mạch liên tục về tôi, về những người trong lớp, những việc mà nghe qua tôi mới nhớ lại. Nhìn chị mới thấy thời gian đáng sợ ! Trong lúc tôi nói chuyện thì anh Dật tỏ ra xuất sắc, vừa quay phim, chụp hình như nhà nhiếp ảnh, đạo diễn chuyên nghiệp.Trước khi ra về, tôi xin sang phòng bên cạnh, nơi thờ phượng anh Trương, chiêm bái và cáo từ. Tưởng cũng nên tiết lộ, chị Tuyết là chị dâu của chị Lê Huy Trân k10. Trời đã gần chiều, tôi đến thăm anh Nguyễn Phú Huấn tại văn phòng tuần báo quảng cáo Triều Thành ở Grand Century Mall.


Vào một buổi tối, cách đây khoãng 5 năm, tôi bắt được điện thoại từ Cali gọi thăm với lời chào Ông Phó. Sau vài lời chào hỏi tôi nhận ra ngay anh Nguyễn Phú Huấn ( San José ), người mà một thời, với tôi, có kỷ niệm vui buồn ở Quận Kontum. Lúc đó cũng có quý anh SQ Quảng ( Louisiana ), Lân ( Hawai ), Thuần ?, Nguyên ( Los Angeles ). Chúng tôi đều trẻ, vào đời làm việc ở một quận miền sơn cước, có dòng sông Dakbla nước chảy ngược. Lòng hăng say suy giảm vì chẳng may gặp phải bầu trời xông đầy mây đen, gió ngược ! Tiếng anh vẫn vậy, vẫn còn to con. Nét xông xáo, tháo vác, lanh lẹ nhìn thấy trên đôi mắt. Anh quản ly’ tuần báo Triều Thành, phát hành 4 lần trong 1 tháng về quảng cáo thương mại . Xưa kia anh đã từng hiên ngang ở các địa danh tỉnh Kontum : Trung Nghĩa, Ngô Trang, Vỏ Định, Tri Đạo, Phương Hòa, Tân Điền, Plei O, Plei Op, Konmaha hoặc Phương Quý nơi anh đã chiến thắng anh dũng Tết Mậu Thân. Bây giờ ngồi quản lý tuần báo thương mại trong văn phòng tòa soạn với đầy tin tức thương trường thay vì chiến trường, tin tình báo phòng 2, tin hành quân phòng 3. Anh rất thông minh, bình tỉnh và có kế hoạch khi giải quyết một công việc đầy rắc rối . Đó là chưa kể tài khéo tay xây dựng hòn non bộ trong khu vườn hay nội thất của những nhà triệu phú, giàu sang, đắt tiền hiện nay .


Chúng tôi đã sống ở cao nguyên gió lạnh, mây ngàn, nay gặp lại nhau ở Hoa Kỳ, sau 40 năm, cách nửa vòng trái đất so với Kontum ! Gặp nhau vài lần trong vài ngày rồi xa nhau, xa cách ngàn xa, đông tây hơn 6000 dặm lý .! Tôi rất tiếc còn nhiều bạn bè cư ngụ nơi đây, mà thì giờ ngắn ngủi, qua mau nên không đến thăm được như qúy anh chị Phan Huy Chiêm k10, Nguyễn Phú Hữu k8, Trước đây anh Đặng Văn Thạnh k11 ở vùng này nhưng nay đã về Los Angeles v.v...

Thời đó, anh Thạnh thích sưu tầm súng lục đủ cỡ, đủ kiểu đến độ có câu khi nói về chơi súng lục: nhứt Hoa Kỳ nhì Phó Thạnh ( Phó Tỉnh Trưởng Pleiku ). Không hiểu nay anh còn mấy khẩu ? và còn xử dụng được khẩu nào hay không ?
Tạm biệt San José, mang theo kỷ niệm ngàn thương để lên đường đi Santa Barbara ./-


Lê Xuân Sướng
-Miền Đông Hoa Kỳ

1 comment:

hai pham said...

Xin tra loi anh Suong ve so "sung luc" ma anh Dang van Thanh hien co ma toi chac chan biet duoc:
- Duy nhat mot khau nhung khong con dung duoc...