Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Saturday, September 8, 2018

THÀNH KÍNH CHIA BUỒN MUỘN CÙNG GS NGUYỄN KHẮC NHÂN= XIN NGUYỆN CẦU CHO HƯƠNG HỒN CHỊ NGUYỄN MAI CHI SỚM ĐẾN NƠI YÊN BÌNH VĨNH CỮU./-BB

TANG LỄ MAI- CHI NGUYỄN : ÁI NỮ DUY NHẤT CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN KHẮC NHÂN

TANG LỄ CON GÁI DUY NHẤT CỦA GIÁO SƯ HỌC VIỆN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ NGUYỄN KHẮC NHÂN
Bà Quả Phụ Bác Sĩ Trần Đình Hoàng
Nhũ Danh Nguyễn Mai-Chi
( Mai-Chi Nguyen)
Sanh ngày 18/05/1949 tại Sài Gòn, Việt Nam,
mất ngày 02/09/2018 tại Sydney, Australia, hưởng thọ 69 tuổi
MaiChi0
Khoảng 2.00 trưa ngày Thứ Sáu 07/09/2018, một Phái Đoàn CSV/QGHC gồm có
            – Huynh Trưởng Trần Thiện Tích,
            – Huynh Trưởng Nguyễn Vịnh,
            – Anh Chị Nguyễn Ngọc Khôi,
            – Anh Chị Ngô Văn Đượm,
            – Anh Lê Văn Thái,
            – Anh Hoàng Trường Tấn,
            – Chị Trần Thị Huệ
            – Anh Bùi Đức Hùng

đã đến Trung Tâm Hỏa Thiêu Palm Chapel thuộc Nghĩa Trang Macquarie Park (Macquarie Park Cemetery and Crematorium-Palm Chapel) tọa lạc tại góc đường Delhi Road và Plassey Road nằm trong Quận Macquarie Park, Thành Phố Sydney, Australia, để dự Đám Tang và ngỏ lời chia buồn với Tang Quyến Bà Nguyễn Mai-Chi, con gái duy nhất của Giáo Sư QGHC Nguyễn Khắc Nhân vừa qua đời ngày 02/09/2018 tại Sydney, Australia.
Đây là một Đám Tang tổ chức hoàn toàn theo ý của các con Bà Mai-Chi, theo phong thái của Úc, không theo phong tục cổ truyền Việt Nam, không có tín niệm tôn giáo, không có các Tôn Đức Phật Giáo đến làm lễ phát tang, cầu siêu, không có các vị Linh Mục hay Mục Sư bên Công Giáo hoặc Tin Lành đến làm phép, cầu nguyện. Thi hài Bà Mai-Chi sẽ được hỏa thiêu sau các nghi thức tưởng nhớ và vĩnh biệt.
Anh Bùi Đức Hùng đến nhà đón Anh Hoàng Trường Tấn tới Palm Chapel trước, khoảng 1.30PM thì thấy Nhà Tang Lễ Palm Chapel có một Đám Tang khác đang cử hành. Úc rất tôn trọng giờ giấc. Đám Tang Bà Mai-Chi sẽ bắt đầu lúc 2.15PM. Một lát, Ông Nguyễn Bá Lãng, chủ Tiệm Hoa Yến Florist lần lượt đem đến ba vòng Hoa Điếu Tang Chia Buồn :
MaiChi5
  • Vòng Hoa của Hội CSV/QGHC/NSW rất đẹp, mầu sắc nổi bật;
  • Vòng Hoa của Ông Hoàng, Bào Đệ của Thầy Nhân từ Hoa Kỳ đặt hàng;
  • Vòng Hoa của các Cựu Nữ Sinh Gia Long từ Hoa Kỳ đặt hàng (Bà Mai-Chi thuở nhỏ theo học Trường Nữ Trung Học Gia Long ở Việt Nam)
Ghi nhận có một vài Lẵng Hoa nhỏ khác của các Thân Hữu người Úc và Á Châu.
  • Khoảng 2.00 PM thì các Thân Nhân, Thân Hữu Úc Việt của Tang Quyến đến và phần còn lại của Phái Đoàn CSV/QGHC/NSW cũng đến.
MaiChi3
Anh Hoàng Trường Tấn đem theo hai máy chụp hình, chụp hàng loạt hình trước. Sau đó, Anh Ngô Văn Đượm chụp liên tiếp các hình và ngay sau Tang Lễ, có gởi email giới thiệu cho mọi người  hình ảnh Đám Tang của Bà Mai-Chi.
  • Đúng 2.15PM, một Xe Tang đến ngay trước Nhà Tang Palm Chapel. Bốn người nữ nhân viên Nhà Quàn Lady Anne Funeral đặt một quan tài bằng gỗ màu vàng nhạt đựng thi hài Bà Mai-Chi lên một bàn có bánh xe và đẩy vào bên trong Nhà Tang, đặt nằm ngang ở vị trí trung tâm tận cùng có rèm che vén sang hai bên một cách trân trọng. Một nữ nhân viên khác cầm một cọc Thiệp Tang, đi từng người còn đứng bên ngoài, phân phát cho mỗi người một Thiệp lớn có hình Bà Mai-Chi và người chồng quá cố, Bác Sĩ Trần Đình Hoàng, trong đó có  Chương Trình Tang Lễ hôm nay. Họ cũng phát thêm một tấm thẻ nhỏ in hai hình Bà Mai Chi, một hình chụp lúc còn nhỏ mặc áo dài nữ sinh, một hình đã lớn tuổi chắc là chụp trước khi qua đời. Mặt sau có in một Bài Thơ rất hay, không thể không viêt lại ra đây !
If tomorrow starts without me And I’m not there to see The sun should rise and find your eyes All filled with tears for me I wish so much you wouldn’t cry The way you did today While thinking of the many things We didn’t get to say I know how much you love me As much as I love you And each time that you think of me I know you’ll miss me too But I turned to walk away A tear fell from my eye For all my life, I’d always thought I didn’t want to die I had so much to live for So much left yet to do It seemed almost impossible That I was leaving you I thought of all that we had shared And all the fun we had If I could relive yesterday Just even for a while I’d say good-bye and kiss you And maybe see you smile So when tomorrow starts without me Don’t think we’re far apart For every time you think of me I’m right here in yourt heart !
 Sau khi hỏi thăm và nhận được mọi yêu cầu liên hệ, nhân viên Nhà Quàn Lady Anne mới mở cửa mời mọi người bên trong. Ngoài mười người CSV/QGHC, có khoảng ba mươi người nữa, gồm Tang Quyến (Hai con trai Bà Mai-Chi, con dâu, hai cháu ngoại gái) và các thân hữu Úc, Việt, Á Châu.
Maichi1
Chương Trình Tang Lễ hôm nay gồm có :
  • Nhạc Mở Đầu : Time To Say Goddbye với giọng ca Andre Bocelli và Sarah Brightman
  • Diễn văn cảm ơn và tuyên đọc Tiểu Sử, kể lại các Giai Thoại trong cuộc đời của Thân Mẫu : Diễn Giả là con trai trưởng Bà Mai-Chi, Tiến Sĩ Vi Trùng Học, Khoa Học Gia Nai Tran-Dinh (Trần Đình Nai);
  • Giới thiệu cuộc đời Bà Mai-Chi với rất nhiều hỉnh trên màn ảnh từ thuở thiếu thời cho đến trước khi mất : Do Tiến Sĩ Trần Đình Nai phụ trách;
  • Nghi thức Vĩnh Biệt : Do Tiến Sĩ Trần Đình Nai và em trai, Luật Sư Trần Đình Ni (Nee Tran-Dinh) chủ trì;
  • Nhạc Bế Mạc Tang Lễ : Over the Rainbow với giọng ca Israel Kamakawiwo’ole;
  • Tiệc Trà mời mọi người đến dự : tại phòng Jade Room, Wallumatta Function Centre, Macquarie Park Cemetery.
Lên diễn đàn với áo sơ mi dài tay, cà vạt đơn giản, người tầm thước, đẹp trai và rất tự nhiên, đôi khi pha trò, không bi lụy, khóc thương, Tiến Sĩ Trần Đình Nai kể chuyện hoàn toàn bằng Anh ngữ về Thân Mẫu của mình mà lúc sinh thời gọi là “Má”.
MaiChi
Kính chào Quý Vị, tôi là Nai Tran-Dinh, con trai của Bà Mai-Chi.
 Thay mặt em trai tôi, Nee Tran-Dinh và toàn Tang Quyến, Tôi xin cảm ơn Quý Vị đã đến dây nói lời vĩnh biệt Thân Mẫu chúng tôi mà Nee và tôi thường gọi là “Má”.
Mẹ chúng tôi qua đời rất đột ngột dù tất cả chúng tôi lúc nào cũng hy vọng, mong ước Bà ở với chúng tôi thật lâu hơn nữa ! Đó là một cú shock rất nặng cho chúng tôi nhưng có một điều an ủi là vào những giờ phút cuối cùng, Bà ra đi không đau đớn và tôi có may mắn được nhìn mặt và nói chuyện với Bà trước khi Bà mất !
 Những gì tôi mong được làm hôm nay là kể lại cuộc đời và vinh danh Thân Mẫu chúng tôi.
 Mẹ tôi  sanh tại Sài Gòn, Việt Nam năm 1949 và là con gái duy nhất của Ông Nhân và Bà Tâm (Ông Bà Giào Sư Nguyễn Khắc Nhân). Mẹ tôi lớn lên tại Việt Nam và đã đậu bằng Cử Nhân Luật Khoa, nhưng “đủ khôn ngoan” để không làm Luật Sư ! Xin lỗi em trai tôi Nee và các đồng nghiệp của em có mặt trong Tang Lễ hôm nay (cười và nhóm Luật Sư cũng cười);
 Trong những ngáy tháng học đại học, bạn bè của hai người đã làm mai Mẹ tôi cho Cha tôi, không rõ là vào thời điểm nào, nhưng Cha Mẹ tôi đã kết hôn vào năm 1972 và sanh liền hai con trai những năm sau đó. Vì các con, em Nee và tôi, Cha Mẹ tôi đã phải vượt biên tìm nơi chốn an toàn hơn, tốt đẹp hơn cho chúng tôi. Chúng tôi là một số nhỏ trong không biết bao nhiêu người vượt biên mà người ta thường gọi là “Thuyền Nhân”. Gia đình chúng tôi tạm trú một thời gian ngắn trong Trại Tỵ Nạn ở Mã Lai trước khi được nhận định cư tại Úc.
 Chúng tôi đến Brisbane với hai bàn tay trắng. Nhưng Cha Mẹ chúng tôi đã làm việc rất cực nhọc để chúng tôi được vươn lên. Bản tính tham công tiếc việc của Mẹ tôi đã thúc đầy Bà làm rất nhiều việc, đóng rất nhiều vai trò trong suốt cuộc đời của Bà. Mẹ tôi có khi làm tại nhà ở Brisbane, làm bất cứ việc gì tìm được tại các hãng xưởng để nuôi chúng tôi ăn học thành tài. Tôi còn nhớ lúc nhỏ đã giúp Mẹ làm các viêc Bà mang từ hãng về như đóng gói các hộp xà bông, nối giây vào chấu điện. Cha tôi thường lái xe đón Mẹ tôi tan việc tại hãng làm theo ca, nhiều khi đêm khuya. Nee và tôi thường ngồi ghế sau xe !
 Mẹ tôi hết sức học Anh Văn và cuối cùng thì Bà đã trở thành Thông Dịch Viên Việt-Anh. Sau này, khi Cha tôi mở Phòng Mạch riêng, Mẹ tôi đã luôn sát cánh giúp Cha tôi. Bà làm đủ thứ công việc không nề hà : Tiếp Khách, Thư Ký Phòng Mạch, Thư Ký Kế Toán, Tạp dịch ! Cha Mẹ tôi làm việc bất kể giờ giấc ! Công việc sau cùng của Mẹ tôi tự giao cho mình là Giám Đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nai Nee Pty Ltd. Tất cả những gì Mẹ tôi làm là cho chúng tôi , em Nee và tôi, cuộc sống tốt hơn, có nhiều cơ hội hơn để vươn lên !
 Phải nói rằng, mặc dù hoàn cảnh tranh đấu vất vả của Cha Mẹ chúng tôi như thế, tạo dựng cuộc đời mới ở một nước đồng minh như vậy, nhưng  ký ức của chúng tôi, các con của Cha Mẹ, về tuổi thơ là RẤT HẠNH PHÚC !
 Chúng tôi thường hay đi câu qua những chuyến nghỉ ngơi trong ngày hoặc dài ngày. Thật ra, Mẹ tôi không thích câu cá ! Bà chỉ thích bắt cá, làm cá, nấu cá, cua, mực. Đó là những món hải sản Mẹ tôi thường ăn nhất;
 Mẹ tôi nấu ăn rất giỏi. Bà thường nấu đại khái các món phở, bún bò, bánh cuốn, bách xèo, gà kho, canh chua. Nhiều nữa thì tôi không nhớ hết !
 Tôi còn nhớ Mẹ tôi nấu món bún bò, một món ăn truyền thống Việt Nam. Món này đòi hỏi môt loại bún đặc biệt của nó không thể tìm ra trong những ngày tháng chúng tôi mới đến Úc trước kia. Vì vậy, Bà đành phải lấy một loại mì truyền thống của người Ý gọi là spaghetti thay thế để làm bún bò Huế ! Cho đến tận ngày hôm nay, trong ký ức của tôi có một liên kết đặc biệt nối liền bún bò, Spaghetti và Mẹ tôi và tôi vẫn nghĩ rẳng tât cả Nhà Hàng Việt Nam tại Úc đều dùng loại bún không đúng với bún bò nguyên gốc !
Mẹ tôi cũng nấu nhửng tô phở rất ngon và có dạy tôi học cách nấu phở vài lần. Nhưng tôi không bao giờ có thể nấu ngon như Bà !
 Sau nhiều năm tháng làm việc bất  kể giờ giấc với Cha tôi, sau cùng thì Mẹ tôi cũng thư giãn một chút và tìm những ngày nghỉ ngơi. Cùng với Cha tôi, đôi khi với em trai tôi Nee làm tài xế, hướng dẫn viên, Mẹ tôi đã đi thăm nhiều nơi trên thế giới. Cha Mẹ tôi đã đến viếng Mỹ Châu, Gia Nã Đại, Scandinavia, Nga, Trung Quốc, Mã Lai và một số nơi khác ! 
 Một trong những sở thích của Mẹ tôi là trong những chuyến du lịch ngoại quốc như vậy, dù là những thị trấn nhỏ bé hay ở những thành phố lớn, bao giờ Bà cũng tìm đến những quán ăn Việt Nam tại địa phương để mua những món ăn thuần tuý Việt ! Dù luôn luôn nhớ mọi thứ về Việt Nam như vậy, Mẹ tôi không bao giờ trở về nước Việt. Mẹ tôi nói rằng Bà chỉ muốn nhớ về Việt Nam như thời trước đây mà thôi.  Nước Việt Nam của Mẹ tôi đã vẫn nằm trong tâm khảm của Bà rồi ! Mẹ tôi biết rằng về lại Việt Nam khiến cho ký ức của Bà về Việt Nam bị huỷ diệt và Bà không thể chịu được khi nhìn thấy lá cờ khác với trước đây cũng như những tuyên truyền (Việt Cộng) mọi nơi, mọi chỗ ! Mọi thứ đều làm Bà sợ hãi ! Tôi còn nhớ khi tôi về Việt Nam cho công cuộc học hành của tôi, Mẹ tôi hêt sức lo lắng, gọi điện cho tôi ở mỗi khách sạn tôi tạm trú, để lại lời nhắn nếu không gặp chúng tôi !
 Tôi cũng còn nhớ Mẹ tôi có cả một bộ máy móc coi nhiều loại  phim. Mẹ tôi thích xem phim tình cảm xã hội Úc, đặc biệt là loạt phim Neighbours. Bà cũng thích xem phim tình cảm xã hội Nhật Bản và Đại Hàn. Phim tình cảm xã hội Nhật làm Bà thương cảm nhất ! Tôi đã bắt gặp Mẹ tôi mắt đỏ hoe, chung quanh Bà toàn là những hộp giấy tissue ! Tôi luôn luôn tự hỏi là tại sao Mẹ tôi lại thích và cảm đến như vậy ? Nhưng cái Mẹ tôi thích nhất là các màn trình diễn ca nhạc kịch Việt Nam bao gồm Paris By Night, từ phân đoạn số 1 đến số 700 ! Tôi chắc chắn rằng chỉ có Mẹ tôi là người bình chọn tốt nhất cho nhừng show ca nhạc kịch này ! Cha tôi, em Nee và tôi xin chịu thua !
 Vài năm trở lại đây, Mẹ tôi phải ở trong Viện Dưỡng Lão Nursing Home ở North Rocks. Bà bị trầm cảm rất nặng sau khi Cha tôi qua đời và Bà Ngoại tôi cũng mất sau đó không lâu !
 Mẹ tôi bắt đầu nguôi ngoai. Tôi thường đến ăn cơm trưa với Bà tại phòng của Bà vào những ngày Thứ Bảy, nói chuyện với Bà, cùng Bà coi một vài show TV. Bà rất yêu mến các lần thăm viếng của cháu nội, Anna và Elise. Bà đặc biệt  làm cho các cháu say mê với những kẹo ngọt, sô cô la, đồ chơi và iPade ! Bà rất yêu thích chụp hình với các cháu, dành hằng giờ đồng hồ xem các cuốn video của Elise về sinh hoạt trường học hay của Anna về tập thể dục nhào lộn !
 Mẹ tôi thường xuyên nói chuyện trên điện thoại với em Nee , hỏi thăm coi có chuyện gì  xảy ra với em Nee không ở Dubbo và nhờ em Nee giúp Bà chơi trò xếp hình là trò chơi Bà thích nhất ! Em Nee dạy Mẹ nhiều nhưng Nee nhiều khi phải giúp Mẹ thoát ngõ bí !
Bà đã bắt đầu cuộc sống trở lại, ra ngoài chơi với các bạn của Bà hay với các cư dân cùng Viện Dưỡng Lão với Bà.
 Bà cũng bắt đầu đan móc áo len, làm các đố chơi, chăn mền, khăn tay, khăn quàng cổ, áo chui đầu cho các cháu nội. Bà cũng tình nguyện làm một số việc cho các nhân viên trong Viện Dưỡng Lão.
 Thật vô cùng đau buồn cho chúng tôi khi mất Mẹ đúng vào lúc Bà đang tìm lại được những nguồn vui nho nhỏ trong cuộc đời ! Nhưng chúng tôi hết sức an ủi là Bà đã có một không gian hạnh phúc hơn trong năm cuối cùng của đời Bà và Bà đã không hề đau đớn gì cả trước khi thở hơi cuối cùng !
 Xin chân thành cảm ơn Quý Vị đã cho phép tôi chia xẻ những ký ức về Thân Mẫu chúng tôi với Quý Vị. Bà sẽ luôn nhớ đến toàn thể Quý Vị.
 Bây giờ, mời Quý Vị xem lại những hình ảnh và những giây phút đáng tưởng nhớ trong cuộc đời của Thân Mẫu chúng tôi !
Phái Đoàn CSV/QGHC/NSW đã chụp những hình lưu niệm trước linh cữu Bà Nguyễn  Mai-Chi.
MaiChi2
Tang Lễ Bà Mai-Chi kết thúc khoảng 3.30 PM cùng ngày Thứ Sáu 07/09/2018 tại Macquarie Park, NSW, Australia.

  • Nguyễn Mai-Chi (Mai-Chi Nguyen) : Sanh ngày 18/05/1949 tại Sài Gòn, Việt Nam, mất ngày 02/09/2018 tại Sydney, Australia;
  • Song Thân : Ông Bà Giáo Sư QGHC Nguyễn Khắc Nhân. Bà Giáo Sư đã mất. Giáo Sư Nhân hiện đã rất già yếu, đang nằm trong một Nursing Home ở Sydney, NSW, Australia;
  • Phu Quân : (Kết hôn năm 1972 tại Việt Nam) Bác Sĩ, Giáo Sư Y Khoa Trần Đình Hoàng, sanh ngày 08/04/1943 tại Thừa Thiên Huế, Việt Nam, mất ngày 17/10/2012 tại Sydney, Australia, hưởng thọ 69 tuổi,  Bác Sĩ các Bệnh Viện ở Sài Gòn, Việt Nam, Bác Sĩ các Bệnh Viện tại Queensland, Úc Châu, mở  Phòng Mạch Tư tại Queensland, Sydney, Giáo Sư Y Khoa tại các Đại Học Queensland và Sydney, Tác Giả nhiều bài viết về y khoa, Bác Sĩ Diễn Giả tại nhiều hội nghị và sinh hoạt cộng đồng;
  • Trưởng Nam : Nai Tran-Dinh, sanh ngày 19/10/1974 tại Sài Gòn, Việt Nam, Tiến Sĩ, Khoa Học Gia (PhD in Microbiology from Sydney University, Senior Scientist at The Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation );
  • Út Nam : Nee Tran-Dinh , sanh ngày 10/08/1976 tại Sài Gòn, Việt Nam, Luật Sư (Bachelor of Arts and Law at Sydney University, Senior Solicitor at the Office of the Director of Public Prosecutions );
  • Cháu Nội : Anna Tran-Dinh, sanh ngày 25/09/2007 tại Sydney, Úc Châu;
  • Cháu Nội : Elise Tran-Dinh, Sanh ngày 17/07/2011 tại Sydney, Úc Châu.
Ghi nhanh tại Sydney, Úc Châu, ngày 08/09/2018
Bùi Đức Hùng

No comments: