Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Friday, April 5, 2019

CHƯA CHI HỘI NGỘ QGHC KỲ 5 ĐANG GẶP SÓNG GIÓ CHĂNG - MONG RẰNG KHÔNG PHẢI VẬY ?!./-BB

Thư cảm tạ của Chủ Bút Tập san “Hành Chánh Miền Đông”



Thưa Quý Anh Chị,

Vì lý do sức khỏe và công việc gia đình, kể từ ngày 31/3/ 2019,  tôi đã rút tên ra khỏi Ban Chủ Biên “Đặc San Hội Ngộ Liên Khóa 5”, và không còn là “Chủ Bút” của Đặc San này nữa.  Tôi đã chuyển các bài vở mà quý Anh Chị gửi về đóng góp cho Đặc San – xin cám ơn – đến người đứng đầu Ban Chủ Biên. Tôi cũng đã đề nghị Ban Tổ Chức HNLK5  thông báo SỚM  địa chỉ email mới để nhận bài vở mới cho Đăc San.

Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng hối tiếc sâu xa của cá nhân mình là tập san “Hành Chánh Miền Đông” năm 2019 đã không được ấn hành -- như đã từng làm trong gần 25 năm qua -- để gửi đến quý Anh Chị như một món quà nhỏ Tết Dương Lịch hằng năm của Hội CSV/QGHC Miền Đông Hoa Kỳ.  Tôi chân thành biết ân sự ủng hộ nhiệt tình về bài vở, tài  chánh và sự khích lệ, mà quý tác giả, độc giả và mạnh thường quân đã ưu ái dành cho tờ báo mỗi khi được cầu cứu.

Một lần nữa tôi xin tri ân tất cả quý Anh Chị. Kính gửi lời chào từ biệt và cầu chúc an lành đến quý Anh Chị và gia đình.

Lê Văn Bỉnh
Cựu Chủ Bút “Hành Chánh Miền Đông” (số 1 – 23)

1 comment:

tôn thất tuệ said...

Việc thay đổi nhân sự của một tờ báo gọi là cuisine, việc bếp núc và được thông báo trên tờ báo. Cách thức và chỗ thông báo tùy văn hóa, như văn hóa Pháp thì ghê gớm lắm. Thậm chí có người bán hay mua stock các tờ báo lớn khi có thay đổi.
Niên trưởng Bỉnh từ nhiệm song song với việc không thể in Đặc San thường niên thứ 30. Cá nhân nhà cháu chưa bao giờ hân hạnh thấy một số. Nhưng nếu ân phước ba đời tổ tông mà người đưa thơ cho một số thì cũng chịu thôi vì đọc không ra. Cháu ngoại mua cho một ít sách từ Amazon cũng không đọc được. Trong lúc ấy thì trên computer có thể đọc được vì có thể thay đổi chữ lớn nhỏ và có thêm một kính phóng đại móc phía ngoài.
Từ hoàn cảnh cá nhân nầy, thiết nghĩ quý Hội có thể chuyển đặc san qua internet, đa số các tổ chức hội đoàn tư nhân chính trị xã hội đều làm như vậy. Các báo lớn như Newsweek, Christian Monitor đã bỏ báo giấy. Dĩ nhiên mọi người vẫn còn hoài niệm về mùi giấy thơm da thịt, thích lấy thẻ căn cước, lúc ấy chưa có credit card, rọc sách đọc trên xe buýt.
Nhưng nếu chuyện in thành một "issue" thì đáng buồn.
Nhân tiện nói chuyện in, nhà cháu tự nhiên nhớ cô Tăng Thị Tỵ, quản thủ thư viện đầu tiên. Người kế nghiệp là chị Kim Sa. Thư viện QGHC là một trong những thư viện tân tiến đầu tiên theo hệ thống Dewey, cho phép mình vô tận kệ sách, đọc qua, so sánh các sách khác, rồi mới mượn. Không như hệ thống cũ, xếp theo cở lớn nhỏ và vừa, mình chỉ đứng ở quày, đọc một danh sách, chọn sách và người ta vô kho đem ra. Thiết nghĩ mọi thư viện thế giới ngày nay theo lối Dewey.
Tôi không thân thiết với cộ Tỵ nhưng cô Kim Sa cho tôi nhiều đặc ân như mượn báo cũ đã, và xem các sách không được lưu hành mà lý do thông thường là trái với đường lối quốc gia và đả kích miền Nam một cách vô lối. Tôi gặp một cuốn sách không dày lắm về nhân dụng, tuy tròm trèm dăm ba chữ, tôi biết cuốn sách không có các điều ấy. Tình cờ tuần sau tôi đọc tờ Quê Hương (tạp chí số một về những vấn đề như phát triển), tôi gặp bài thất nghiệp theo mùa hoàn toàn như một chương trong sách chỉ có thêm vài con số thống kê. Tôi hỏi cô Sa vì sao không cho lưu hành cuốn sách, cô trả lời làm theo yêu cầu của một giáo sư, ông giáo ấy chính là tác giả bài báo. Chuyện không nhằm nhò gì so với nền giáo dục bên kia vĩ tuyến.

thư viện
tôn thất tuệ

Có những kẻ sa buồn trong kệ sách
chết bao năm nhăn nhó lớp da dày
hồn ủ dại góc trời Hy Lạp
tay nằm tê gác trán gối Trường Sơn.

Em chiêu hồn tìm chúng sinh tế độ
em mở cửa như Diêm Vương tha tội
ánh sáng vào hâm khí ẩm buồn tênh
nhưng yên lặng bao trùm thư viện
em mất đi sức mạnh thiên thần.

Em thất bại, bao con người đang khóc
những nhà thơ say mèm trong tập giấy
những thương binh thế chiến một và hai
cùng chung số với các nhà tư tưởng
mãi trông chờ huy lực cuối tay em.

Này, chỉ cho em con đường cứu độ
anh hy sinh làm kẻ ngồi đồng
hồn em gọi anh cho mượn xác
mỗi buổi sáng trước khi vào lớp
đọc em nghe tiếng kêu Nguyễn Trãi
những u hoài trong thi phẩm của Dante.

Em chê bai cậu sinh viên khờ khạo
thư viện sâu cày lên tìm cơm áo
nhưng rùa vàng chỉ đợi vua Lê
trao kiếm báu như trao thân thục nữ
gởi về đâu cho vẹn những ước mong.

Chớ trách vội, anh thấy sâu dòng nước biếc
anh biết ru những dòng mong ước
anh biết buồn khi em bỏ lớp hôm kia
anh biết thương câu thơ lục bát
hát theo em áo tím đậm màu.
Em chớ trách anh biết sâu nụ cười bí ẩn
thư viện buồn chữ nghĩa khô khan;
vòng tay anh mênh mông hồ khải hạnh
cho rùa vàng dâng kiếm báu minh quân.-

San Jose 12.02.1984