***CCB: Xin cám ơn anh Sáu thật nhiều ! Chúng tôi từ xa xôi NHÌN THẤY, anh đã là một đồng môn luôn tích cực vào lợi ích chung và ngon lành hơn cả là NÓI & LÀM luôn song hành . Thân chúc gia đình anh Sáu luôn nhiều hạnh phúc với thật nhiều may mắn .../- bb/ccb.
Thưa anh Tiến và quý đồng môn:
Để cho tất cả đồng môn dễ dàng đọc những bài viết do quý anh chị gởi đi, xin đề nghị quý anh chị ba (03) điều sau đây:
1)- Nên đánh máy có dấu tiếng Việt và dùng thống nhứt loại Unicode Fonts (như Times, Verdana, Arial...); như thế thì mọi người đều có thể đọc được.
2)- Nếu quý anh chị đánh máy bài viết thẳng vào trong trang email như thế này, thì cũng nên copy vào Microsoft Words và save bài viết dưới dạng ".doc", sau đó attach bài viết vào email trước khi gởi đi. Lý do: Có nhiều người không đọc được thẳng trong email (vì trong computer không có setup Encoding to Unicode) thì họ có thể mở và đọc trong attachment.
3)- Nếu quý Bạn nào dùng Microsoft Words 2007, nên lưu ý là khi save bài viết NÊN chọn option là: Save dưới dạng Microsoft Words 1997-2003; khi save dưới dạng này thì 3 chữ cuối của file name sẽ là ".doc". KHÔNG NÊN save dưới dạng Microsoft Words 2007, vì file name của bài viết sẽ có 4 chử là ".docx". Lý do: Những ai có Microsoft Words 2007 sẽ đọc được tất cả những Old Version từ 2007 trở về trước; nhưng những máy computer đã có sẵn Version từ 1997-2003 thì không thể đọc được Version 2007.
Những bài viết nhờ tôi chuyển đi, xin vui lòng theo những đề nghị như trên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho mọi người.
Ngoài ra, nếu quý anh chị nào không thích nhận emails do tôi chuyển, xin vui lòng thông báo, tôi sẽ delete ngay email address của quý vị trong Email List.
Sau đây, tôi xin chuyển bai viết của anh Chu Tất Tiến, ĐS21, nhờ chuyển. Bài này cũng đã được đăng trên Nhật Báo Người Việt ngày Thứ Ba 3/3/2009. Một attachment của bài viết này cũng được gởi kèm theo email. - Nếu không đọc được trong email, xin mở attachment.
Thân chào quý anh chị.
Sáu Nguyễn, TS4.
Note: Email này được chuyển cho 324 đồng môn theo dạng "Bcc".
_____________________________________________________
On 3/2/09, Bac Ky Di Cu <backydicu@gmail.com> wrote:
Kinh thua quy Anh, Chi,
Bong mot phut nao xuc dong, ghi lai nhung cam nghi trong dau, nen co the duoc mot loi khen, hay nhieu tieng che. Biet sao duoc! Lo lam con thieu than trong tho van, thi phai lam den khi ngon den tat.
Gui den quy Anh, Chi vai hang cam nghi. Chi mong moi dong mon thuong yeu nhau trong tinh Huynh De. Ngay thang khong con dai cho ta che trach, chi du cho ta noi loi tot dep, Xin giu mai cho nhau nhung ky niem hoi ay, khi chung ta con mat sang, moi tuoi...
Chuc quy Anh, Chi moi dieu Nhu Y.
Chu tat Tien.
(Xin nho anh Sau lai giup mot tay, chuyen bai nay den cac dong mon. Cam on anh nhieu. Nhung, con hai vi khong xu dung email: Chi Cao Minh Tam va anh Tran Ngoc Thieu???)
VÀI SUY NGHĨ SAU ĐẠI HỘI TÂN NIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH
Chu Tất Tiến.
***CCB: Sau khi đọc kỹ lại; chúng tôi xin thêm vài chữ ngay thẳng là, Sở dĩ chúng tôi KHÔNG PHỤC Anh Bắc Kỳ Di cư nhà ta là vì;
1- Anh viết dông dài mà TRỐNG KHÔNG.
2- Anh giảng dạy ĐẠO ĐỨC mà hay để lộ , ló ra cho người ta thấy CÁI LƯỠI HÁI , CÁI CÙ NÈO ... thành ra kết quả đều bị tác dụng phản ứng ngược. (*Như các chữ in đậm bên dưới.) ... bb/ccb.
Bất ngờ, chiều nay, nghe lại bản nhạc "Yesterday Once More" do Karen Carpenter hát, nguời víêt bỗng sững sờ, không những vì giọng ca bất hủ của nguời ca sĩ yểu mệnh này, mà còn vì lời hát có những ý nghĩa tuy nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc. "Nhìn lại những năm tháng và những thời gian tuơi đẹp đã qua xem chúng như thế nào, đã làm cho ngày hôm nay hơi buồn. Đã có qúa nhiều thay đổi... Những âm điệu xưa cũ ấy vẫn còn qúa tốt đẹp với tôi khi chúng làm những năm tháng qua tan chẩy đi - As they melt the years away!" Trời ạ! Những năm tháng qua đã tan chẩy đi mất rồi! Những năm tháng còn ngồi duới mái truờng Quốc Gia Hành Chánh, truớc tấm bảng đen, nghe Thầy, Cô giảng bài đã tan chẩy đi mất rồi! Những mái nhà, những cánh cửa sổ hồi ấy, hành lang mà giờ ra chơi đứng ngóng mông ra đuờng, ngó qua chỗ đậu xe, ngắm các tà áo dài tha thuớt bay bay, đã giống như những ly cà phê sữa đá trong Câu Lạc Bộ tan chẩy đi đâu mất rồi! Bây giờ, ngó về phiá truớc, chỉ thấy con đuờng xa lộ mênh mông, các ngọn đồi, các khóm cây cháy đen. Nhìn sang hai bên, chỉ thấy những căn nhà lạnh tanh của ai đấy, không phải của tuổi thanh xuân rực rỡ hồn thơ, hồn mộng. Và, không phải của đất nuớc thân yêu của chúng tôi, nơi chúng tôi truởng thành trong khói lửa chiến tranh, trong nỗi đau mất mát bạn bè, một sớm nào nghe tin "thằng Bình đã nằm xuống, thằng An chỉ còn lại một chân..." Tuy đau xót, tuy trái tim nhỏ máu lặng lẽ, nhưng dù sao cũng là quê huơng, nơi ngôn ngữ cha ông trầm ấm vang trong các câu thơ Tao Đàn, trong các câu hò lả luớt trên sông, đêm nào trăng sáng, trong điệu cổ nhạc, Nam Bình...
Còn đâu hình bóng đáng kính của các Thầy, Cô kính trắng uyên thâm và những khuôn mặt trí thức đăm chiêu? Còn đâu lời giảng của Thầy Nguyễn Ngọc Huy: "hầu như trên thế giới, các ngôn ngữ dành cho Mẹ đều bắt đầu bằng chữ M. Như Mẹ, Má, Mother, Mom (Anh), Ma Mère (Pháp), Mẫu (Trung Hoa), mamá (Spanish), mutter (Đức)... Và: "Trên đời, Sức Mạnh thuờng tuợng trưng cho Lẽ Phải, Kẻ yếu thì luôn luôn chịu Trái. Như tay Phải, vì nó mạnh. Tay bên kia vì yếu hơn bị gọi là Trái. Ngôn ngữ nào cũng thế. Như Tíêng Anh, Tay Phải là Right - (đúng), Tay Trái là Left (rời bỏ)... Tíêng Pháp: Droit (lẽ phải, công thẳng) và Gauche (trái, bị bỏ rơi..." Và, như một đồng môn đã nhắc lời của Cố Giáo Sư Viện Truởng Nguyễn Văn Bông: "Các định chế xã hội đều là sản phẩm của trí tuệ con nguời. Con nguời lập ra các định chế thì con nguời cũng có thể sưả đổi, thậm chí tiêu dịêt các định chế ấy. Điều đáng sợ là con nguời có thể tiêu dịêt luôn cả nìêm tin vào các định chế xã hội."
Tất cả những bài giảng ấy cũng đã tan chẩy đâu mất rồi. Chỉ còn lại trong ký ức. Mà ký ức là chi? Một thông tin lọt vào trong một tế bào thần kinh đâu đó trong bộ não - "thần kinh thuơng nhớ", như nguời ta thuờng đùa giỡn. Mà tế bào thần kinh chỉ là một điểm nhỏ xiú, mắt thuờng khó nhìn thấy, gồm một đầu có nhân (nucleus) và những sợi cảm ứng (dendrites) hình dáng tuơng tợ như những cái râu của con bạch tuộc để tiếp nhận thông tin từ ngoài vào. Thông tin đuợc truyền đi qua một ống cũng nhỏ li ti (axon) đến một đầu kia, nơi tiếp xúc với tế bào thần kinh khác (axonal terminal). Từ đó, thông tin đuợc chuyển đến "Kho dự trữ, xử lý ký ức trung uơng" hay còn gọi là "bộ nhớ" của não. Điều kỳ lạ là Ký ức của con nguời, nếu so sánh với "computer" thì không bíêt bao nhiêu là đơn vị GB, vài chục, vài trăm Ram? Vì khi muốn nhớ đến quê nhà, đến Truờng Mẹ, lập tức chan hòa âm thanh và hình ảnh "hiện lên". Dùng chữ "hiện lên" cũng không hẳn đúng, vì có "màn hình" đâu mà hiện? Tất cả đều là tuởng tuợng. Nhưng là những tuởng tuợng duơng tính vì từ sự tuởng tuợng đó, mà tay giơ lên nắm lấy tay bạn đồng môn, mắt mở to, mịêng cuời tuơi tỉnh, từ trong vòm họng phát ra những âm thanh vui mừng, làm cho kẻ nghe cũng lây vui, y như bị "virus" truyền sang. Cũng từ "bộ nhớ" đó, mà con nguời mới phân tích, so sánh để bíêt rằng các Hội Ái Hữu chỉ là công cụ của con nguời, giúp ta chăm sóc các ký ức, các kỷ nịêm và do đó, giúp con nguời sinh hoạt mạnh mẽ, tránh rơi vào tình trạng "sống mòn" như Nam Cao đã tả. Hội Ái Hữu không đem lại quyền bính cho bất cứ ai, không tô điểm thêm danh dự cho bất cứ cá nhân nào.
Nguợc lại, những cá nhân nào không có bộ nhớ tốt đẹp, "kho phân tích dữ liệu" không làm việc đầy đủ, để đưa tới những thông tin sai lạc, rồi kích thích cá nhân thực hiện những hành vi có tính chất của thủ đọan, thì sẽ làm cho cá nhân ấy hiện diện truớc đám đông như những nguời mắc bệnh Azheimer hay mộng du.
Dĩ nhiên, có bộ nhớ tốt hay không, đều chịu sự chi phối của Luật Vô Thuờng của Thiên Nhiên: Có hiện diện, thì sẽ có mất đi. Có gặp gỡ, sẽ có chia tay. Thời gian cho gặp gỡ để nhắc nhở kỷ nịêm dài hay ngắn tuỳ sự sắp xếp của con nguời. Nếu bíêt sớm chuẩn bị, con nguời có thể huởng thụ nhiều nìêm vui hơn, và từ đó, cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Điều tốt đẹp là tất cả các cựu sinh viên của Truờng Quốc Gia Hành Chánh miền Nam California đều có cùng một ý thức như nhau về kỷ nịêm và về Luật Vô Thuỡng của vũ trụ, nên đã tự tập hợp thành một Liên Hội, và từ Liên Hội, một Đại Hội Tân Niên Thống Nhất đã đuợc tổ chức để bầu nên một tập hợp thống nhất. Diễn tiến đuợc ghi lại theo công thức toán học như sau:
1) A = a + a = 2 a.
2)Sau đó: A : 2 = a(n) + a(n) với (n) = những trở ngại.
3)Muốn trở lại A, ta phải tạo ra một Liên Hội theo phuơng trình: a(n) + a(n) = n(a+a).
4)Tiếp theo, Liên Hội rút lui kéo theo những trở ngại. Như vậy, phuơng trình lúc đó sẽ là:
a + a = 2a = A.
Trong buổi Đại Hội, nhiều phát biểu đầy xúc động đã đuợc ghi nhận, nhiều ý kiến lúc đầu tuởng như va chạm, nhưng, cũng vì nguyên tắc "Tri - Hành nhất qúan", tất cả các thành viên của tập thể Quốc Gia Hành Chánh đã đi đến những thoả thuận chung nhất: Tình Đồng Môn là một vốn quý của con nguời. Có Tình Đồng Môn, là có cả một tuơng lai đầy những chia xẻ vui tuơi, sẽ làm cho trái tim trẻ lại, sẽ biến những mái tóc hai mầu xơ xác thành mái tóc kinh nghịêm, phong suơng, và đáng kính. Từ đó, một khối thống nhất đã đuợc lập nên. A lại trở nên nguyên vẹn A. Các con tim đã hoàn thành sứ mệnh của chúng là kêu gọi Thuơng Yêu, sẽ tiếp tục đập những nhịp Yêu Thuơng và Chia Xẻ cho đến ngày bộ nhớ không còn năng luợng nữa. Lúc đó, những năm tháng đã qua mới thật sự tan loãng trong những cái bắt tay vĩnh bịêt đầy tình cảm của đồng môn.
"Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Nhưng, tri mà chi? Hiện tại đang đầy đủ thuơng yêu. Cứ tiếp tục đi, trái tim ơi! Đừng để sự "qúa tri" làm buồn chĩu đôi mắt, làm thêm một sợi tóc rụng vô ích. Ngày mai, bình minh vẫn đẹp với những cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh, dù đã vào thời "tri thiên mệnh".
Chu tất Tiến,ĐS.21
No comments:
Post a Comment