CHEO REO -PHÚ BỔN ĐÌU HIU
SÁNG MĂNG TRE - CHIỀU BẮP LUỘC- TRƯA BUỒN THIU CÁC TIỆM VÀNG.
Kính chuyển bài của ttt đến Ph.D CAO VĂN HỀ
***Mt68: Kính thưa Quý Anh Chị; - Nếu bất cứ bài viết nào, của bất cứ ai mà viết với văn phong nầy mà chúng em (Mt68/Giữ BY/QGHC) có bất cứ một chữ "HỖN LÁO" nào thì chúng em quả thật "KHÔNG PHẢI HUMAN BEING".
Xin vô cùng biết ơn những lời PHÂN MINH, NHÂN CÁCH của Đàn Anh Tôn Thất Tuệ (*Người dọn ra khỏi Ký Túc Xá phải mướn xe vào chở sách !) .
Thưa anh TTT; trong bài nầy có một chi tiết nhỏ mà chúng em muốn nói cho rõ hơn là : Bút hiệu "KIỀU PHONG" mà chúng tôi ghi trong danh sách những anh em cộng tác gắn bó với Mt68, là của anh CHÂU HIỀN QUANG, gốc Rạch Giá, hiện ở Toronto ; đã cộng tác với chúng tôi từ những ngày đầu khi Mt68 được thiết lập hồi 6/2006.
Còn bút hiệu "KIỀU PHONG-dongmon8910" của anh CAO VĂN HỞ mới tự mạo nhận mấy bữa nay thôi và chúng tôi cũng đã nói rõ mới hôm qua.
Chúng em xin xác nhận anh CAO VĂN HỞ , đã và sẽ không bao giờ được chúng em DÁM CHẤP NHẬN là cộng tác viên của chúng em cả !!! (*Chúng em sẽ lục lại những email mà chúng em đã trả lời thẳng với anh HỞ về chuyện nầy và sẽ công bố ngay.)
Xin chân thành cám ơn anh Tôn Thất Tuệ đã sáng suốt không tới gần Sạp Báo ở Cầu Ga !!!./- mt68/Giữ BY/QGHC
(* Xin vói thêm 1 chuyện là Mt68 hay Giữ BY/QGHC , hoặc trước kia là Cứu Nguy QGHC : "Chưa bao giờ chúng em TỰ XƯNG là ĐẠI DIỆN cho bất cứ ai trong tập thể QGHC nói chung."./- mt68
show details 5:33 AM (1 hour ago)
Phú Bổn đìu hiu tôn thất tuệ
Thưa anh Hở,
Nhân khi đọc bài thơ của anh, tôi đã nhờ web nầy trình bày vài cảm nghĩ của tôi. Hy vọng anh ghi nhận tôi đã làm quá hơn sự tương kính mà anh nói là lời khuyên bảo của gs Bông. Tính chất niên trưởng anh không chỉ nằm trong con số khóa mà tôi còn củng cố nó bằng học vị, các tư cách khác trong tôn giáo và xã hội của anh. Vẫn trong tinh thần ấy, hôm nay tôi xin góp vài ý khi anh đã viết bài đầu tiên với biệt hiệu Kiều Phong. Tôi xin làm mất thì giờ với mấy chữ rào trước đón sau. Tôi không biết web nầy cho đến hai tháng trước đây vì đi tìm một bài về Bích Diễm.
Tôi không thích chuyện nói qua nói về trong nội bộ nhưng tôi hết sức chú ý đến quan điểm chính trị của từng cá nhân, mà những cá nhân ấy là những người anh em, ra trường trước sau, chia sẻ những khó khăn trước và sau 1975. Ngay với anh, trong thư trên tôi đã nói rằng web nầy kết án anh hoạt động cho VC, hoạt động ít nhiều. Bức thư của Kiều Phong mang rất nhiều tính chất chính trị, quá nhiều thành nó che một yếu tố chính trị làm sườn cho mọi thư qua thư về. Yếu tố ấy anh lại tránh và vì sự tránh ấy, anh ở trong một tình trạng không mấy thuận lợi.
Theo tôi, the bottom line vẫn là hành vi chính trị của gs Tạ Văn Tài. Người ta không cảm tình với bà Trần Liên Như chỉ vì bà là vợ của ông Tài.
Trong lúc ấy anh nói rõ anh tránh xa ông Tài và chỉ bênh vực một người Huế hiền lành, và anh kêu gọi Huế hãy bảo vệ đứa con ngoan. Ở chỗ nấy, anh thật là lãng mạn, thi sĩ hơn dân Huế. MT68 cũng rất khó tính khi nói rằng ông Tài viết cho bà Như ký tên. Ai viết chả được; tòa cho phép kẻ không biết chữ nhờ người khác viết; các danh nhân viết sách đều qua ghost writers. Họ nói ông Tài không dám ra mặt mà phải nhờ vợ, còn anh thì nói mấy kẻ vô lại kia chui vào trong quần vợ. Như vậy là huề, tuy chữ của anh bạo hơn (anh Lê Bửu / Bửu Lê thì cho chưa đủ nặng, đội quần hòe). Cách tốt đẹp nhất để giúp mọi người trong cuộc và độc giả ra khỏi vũng lầy, theo ý kiến chủ quan của tôi, là anh hãy chứng minh gs Tài không hoạt động cho VC bằng sự khôn ngoan khôn khéo, học vị, kinh nghiệm đông tây kim cổ. Tuy vậy, tôi cũng để nghị vài phương thức như: chứng minh người nói trước tòa vuốt đuôi VC là người trùng tên với đức lang quân của chị Như; chứng minh rằng gs Tài về VN gặp một người quen mang bệnh lộng giả thành chơn, cứ cho mình là Võ Nguyên Giáp; gs Tài cũng nói cho xuôi "chào đại tướng".
Anh làm được như vậy, mọi người Huế sẽ đứng ra bênh vực kiều nữ Liên Như trước sự công phá của mấy người mà anh công khai gọi là sordid bastards, đám vô lại, bọn khốn lịn. Anh đã cẩn thận tra cứu sự học của chị Như để cho biết chị có dư khả năng viết một bức thư chống lại một bài của bs Sơn, Na Uy. Người nữ sinh Đồng Khánh (Huế) đi học tiếp tại Luật Khoa Đại Học Saigon trước khi đi lấy chồng và thôi học, dành toàn thời gian cho các con. Rồi sau đó lại tiếp tục học Đại Học Vạn Hạnh, ban Thương Mại. Sau 1975, tại hải ngoại, Liên Như học tiếp và đậu bằng Associate/Cử nhân bán phần về computer sciences, và Bachelor/cử nhân về Doanh Nghiêp/Kế Toán. Anh còn nêu thêm các việc học khác. Chừng đó cũng đủ cho thấy khả năng của Liên Như. Không ai phủ nhận điều nầy dù ghét anh ghét gs Tài và bà vợ.
Rồi anh viết tiếp: Để so sánh, LÃO NGU Nguyễn Kim Dần đậu Đốc sự Khóa 8 QGHC thì lặn lội trong các chức phó quận ở các tỉnh vùng biên vào các năm 1964-1970 . Bực tột đỉnh danh vọng là Phó tỉnh đìu hiu Phú Bổn. Việc so sánh nầy không cần thiết. Ông Dần ngu hay giỏi không thiệt hại khả năng hành văn của chị Như. Sự so sánh nầy không đúng, tốt nghiệp QGHC là cử nhân là bachelor, cũng như tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Tổng nha công vụ xếp người có bằng BA ngang vào cử nhân hay QGHC để ấn định chỉ số lương. Phải chăng anh Hở cho cái bằng Mỹ cao hơn bằng tốt nghiệp của chính anh và cái bằng anh dạy người ta trong trường?
Nếu chị Thanh, vợ anh, không đi học thêm cao học thì cũng chừng ấy như ông Dần nầy. Mà chị Như đã bao giờ làm phó tỉnh chưa. Không thể phủ nhận sự khinh rẻ của anh Hở đối với đa số đồng môn, không có cơ hội lấy PhD như anh Hở hay gs Tài.
Ở chỗ nầy anh Hở không thi hành nguyên tắc tương kính mà anh nêu dưới bút hiệu Kiều Phong. Anh Hở đã lên gần thứ trưởng nên anh coi nhẹ mấy anh phó quận, đối diện với chiến tranh tại địa phương trong lúc anh dạy người ta đi làm việc ấy; có ông thầy nào lại khinh khi môn học mình dạy không anh hè?
Cái ma nhê tô phôn, cái máy, không biết trọng - nhưng cũng không biết khinh - cái gì nó phát ra. Anh lại chê cái chức quèn phó tỉnh đìu hiu hút gió Phú Bổn. Câu nói của anh làm nổi lên trong tôi cái đau đớn tuyệt đĩnh. Mà nói hết chuyện nầy cần cả chục cuốn sách.
Nói chung Phú Bổn thuộc cao nguyên Trung Phần. Tôi đã có dịp nói qua cái nắm ruột của Đông Dương qua câu nói Ai lấy Boloven sẽ lấy cả Đông Dương. Qui tient Boloven tiendra l'Indochine. Cao nguyên là nóc nhà, là cao địa nhìn xuống Saigon, nhìn xuống duyên hải. Chiếm nó như xưa kia có kẻ ngồi trên núi chỉ thả cây hay đá xuống là dịch phải hàng.
Câu nói trên là thánh điển của những ai muốn làm chủ Đông Dương, là giấc mơ của các nhà quân sự cọng sản. Giới quân sự và chính trị miền Nam thì nhìn như anh Hở. Hoàng Đức Nhã đã nói ở Vũng Tàu: để ý gì cao nguyên, chỉ có mấy thằng thượng. Sau đó ông chỉ xin lỗi về ngôn từ nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩ về khu vực nầy. Tướng Đồng Văn Khuyên đã đưa một mô hình rút khỏi cao nguyên trình tướng Cao Văn Viên. Ông Thiệu cho rút khỏi cao nguyên là xong ngay.
Tôi đã bênh vực ông Ngô Quang Trưởng rằng ông phải bỏ quân đoàn I, một khi ông Thiệu không muốn giữ cao nguyên nữa; váng bài đã xong. Nhưng cảm ơn anh Hở qua chức vụ cao trong chính phủ, trong club của những nhà lãnh đạo đã cho biết cái nhìn nguy hiểm về chiến lược, cái nhìn tối tăm quỷ ám, đã đưa đến chuyện mất nước. Lấy sự nghiệp của một đồng môn khóa trước để bêu rếu làm nỗi bậc sự học ở trường và tự học của một người đẹp không phải là lối ga lăng đúng mốt của dân chơi.
Phần tôi, tôi chấp nhận tình trạng đi sau mọi người về tình yêu tiền bạc, danh vọng chức vụ, tôi chưa bao giờ leo đến chức phó tỉnh như ông Dân nào đó, chỉ có cái bằng tốt nghiệp viết sai năm sinh, rứa mà trong bài thơ Huế buồn trong hồn thơ anh đã ghép chung tôi với anh; như vậy anh quá hạ mình, may mà tôi không dám nhận như đã viết cho anh. Anh là thi sĩ, anh sính thơ; anh đã dùng thi ca - không phải kiếm hiệp - giải thích vì sao anh chọn tên Kiều Phòng.
Nhưng căn cứ toàn cảnh (context), hai chữ đìu hiu của anh không có chút gì nên thơ, không một chút thương cảm mà nó nói lên sự kênh kiệu trịch thượng, khinh bỉ (au sense péjoratif, in derogatory meaning).
Nếu anh và độc giả cho phép, tôi xin nói theo kiểu Ngã Ba Chú Ía như ri: thằng kia, mầy chỉ leo lên cái chức phó tỉnh của cái tỉnh chó không thèm ị. Không khéo lối hành văn của anh không dành riêng gì cho đương sự mà tất cả những ai đã sống một giờ nơi Phú Bổn.
Hình như Hồ Văn Diệp cùng khóa anh đã làm phó tỉnh nầy. Nhưng tôi vẫn dùng hai chữ đìu hiu dành cho Phú Bổn như người con gái trong gia đình nhiều chị em mà bà mẹ chỉ lo sắm sửa cho mấy người kia. Cô Phú Bổn đìu hiu bên cạnh cô chị Nha Trang hay Phan Rang.
Như trên đã nói cao nguyên không được chú ý kể từ các chúa Nguyễn. Các giáo sĩ như Alexandre de Rhodes đã đi vào các nơi hiểm yếu để truyền đạo. Có lẽ những cuộc thám hiểm tôn giáo ấy, trực tiếp hay gián tiếp, cho các nhà quân sự Pháp đi đến câu nói bất hủ: Qui tient Boloven tiendra l'Indochine". Người Pháp đã có ý cắt phần đất nầy đưa cho Lào.
Cao nguyên trở lại sôi sục qua chuyện bauxite với viễn ảnh người tàu sẽ xâm chiếm hoàn toàn Boloven. Cao địa nầy có giá trị gấp triệu lần quặng mỏ nầy; nó sẽ giúp cho Tàu thống lãnh Đông Nam Á như mõm Gibraltar đã canh giữ Địa Trung Hải.
Xin nói lại, từ trên nóc mái ấy ngàn thứ sẽ đổ xuống bên dưới. Phú Bổn gồm phần đất trước kia của Phú Yên, cho nên mất Phú Bổn thì Phú Yên duyên hải đứng với ai?
Từ cao nguyên đổ xuống Long Khánh Biên Hòa như đi cầu tuột. Cọng quân đã tiến quá nhanh so với kế hoạch nên Mỹ đã phải thả CBU. Anh Hở thừa biết chức vụ phó tỉnh là cao nhất dành cho đám đốc sự (tôi không biết rõ bên tòa đại biểu vùng thì sao) cho nên anh quyết hạ ông Dần với hai chữ dìu hiu.
Anh Hở ơi, người con gái Phú Bổn đáng thương đáng bảo vệ hơn kiều nữ Liên Như của anh. Phú Bổn không được cái danh hảo như Pleiku có "em Pleiku môi đỏ má hồng" nhưng cũng cành lưng chịu đựng mọi thứ.
Xin anh hãy kéo đầu ông Dần ra mà chửi; xin tha cho em Phú Bổn da xanh vì đói cơm.
Trước khi chuyển đoạn, tôi xin nói lý do chính tôi viết thư nầy là vì cái nhìn kỳ quái của anh về Phú Bổn. Điểm khó nhất cho tôi là anh phê bình lối ông Dần phê bình ông Kỳ. Anh chỉ trích cách chỉ trích; nhưng tôi xin hỏi anh rằng anh có cam đảm ghi nhận nội dung phê phán là ông Kỳ đã phản bội mọi thứ hay không?
Trừ những trường hợp qúa ngặc nghèo, thông thường khi thảo luận, người ta ít nhất cũng đồng ý với đối phương một chút gì; đấy là chỗ dễ nhất cho anh vì quá rõ ràng không cần bằng tiến sĩ mới nhận ra. Xin nói một kinh nghiệm rất người, đi khỏi lý luận đúng sai.
Nếu tôi không lầm anh Chu Tất Tiến trên web bolsavick (?) nay không thấy trên google, đã gọi ông Kỳ và ông Phạm Duy là chó đẻ; Bùi Bảo Trúc đã gọi chính trị bộ là lũ chó đẻ, là lũ cầy. Nhiều người không thích ông Kỳ và Phạm Duy đồng thời không chịu dùng những chữ ấy nhưng lại thấy kẻ khác làm, họ lờ đi.
Nhưng anh thì khác anh nêu lên, như vậy anh cũng bậc thánh nhân, ngộ khi thiền hành; hoặc giả anh có cái gì khó hiểu khi anh không nói đến nội dung hành động của ông Kỳ.
Vị trí của tôi đối với hai web nầy, khác với vị trí của anh rất nhiều điểm. Họ dành cho tôi nhiều thiện cảm và mạc kê sát nút anh (marquer) không có một chút nào hở. Đây không phải là điều đáng nói. Tôi luôn là một độc giả, tuy là một độc giả thường có các góp ý không riêng gì ở web nầy.
Tôi không có một sự dấn thân nào như anh đã làm. Anh đã hứa sẽ cho họ sức mạnh và yêu cầu họ cho anh một bút hiệu. Thế rồi đứt gánh uyên ương và trở nên kình chống qua lại. Hai bên gần như chơi trò cút bắt (xin lỗi tôi không bết cách diễn tả).
Phần tôi tôi không có một cam kết nào, cho nên những chuyện như trung thành, phản bội không đặt ra.
Họ sẽ làm anh bực mình như anh lấy tên Kiều Phong, cái tên ghi rõ bên lề trong mục cọng tác viên.
Tôi hoàn toàn không đả động đến các lời phê phán của anh dành cho web nầy và các điều anh biết về đời tư của họ, vợ con, mua bán chức tước, bỏ phiếu.
Nhưng tôi viết bài nầy vì những chi tiết trong bài của anh liên hệ nhiều người, chứ không riêng gì cho kẻ anh nêu tên. Anh là kẻ tu thiền, thế nào anh cũng biết rằng trung đạo là trí tuệ của chư Phật.
Tôi không có kiến thức Phật học nhưng nghe nói rằng trung đạo đơn giản như lý thường tình. Vì vậy tôi, một mặt rất cẩn thận về chính trị, một mặt vẫn ung dung đi giữa chốn đạn bom. Khi nhìn vào danh sách mà web nầy kê trên bản phong thần lộn ngược, tôi vẫn nhìn anh Trần Ngọc Tôn năm xưa, là anh rể của một thiếu phụ đã hy sinh tân tụy cho gia đình, đến nỗi nhiều người gọi là Quán Thế Âm, tôi muốn nói chị Bạch Hạc thương mến; anh Tôn đã cố giúp tôi có chỗ làm khi bị trả về công vụ; nhưng ông Châu Kim Nhân qua lời trình tấu của một đồng môn - tuy đã chấp thuận trước - kéo dài sự chờ đợi của tôi cho đến khi quá trễ phải trở về Quốc Phòng. Trong số ấy, tôi cũng nhớ vài bạn khi ra trường thì không bao giờ gặp lại như Đinh Mạnh Sử, Trần Văn Cường, Nguyễn Chí Thiệp... Tôi không biết họ đã đang làm gì, tôi chỉ biết trên cuộc đời như cùng đi chung chiếc xe buýt trên một khúc đường vô cùng ngắn, đến trạm, rồi ai ai cũng đi tiếp đường riêng, con đường sinh thành và hủy diệt.
Anh Châu Văn Đễ email chào hỏi tôi với lời mời về Cali chơi. Kinh nghiệm hiện thực vừa nêu làm tôi nhớ đến gs Cao Hữu Đồng dạy viết công văn. Em hay anh của thầy là ông Cao Hữu Đính rất giỏi Hán văn và dịch nhiều kinh Phật. Thầy Đồng trong lớp hay nói chữ Hán: ciné permanent mà dịch thành thường trực thì sai bét, phải nói là thương xuyên. Thầy dạy thành ngữ: lâm cuộc giả nguy, bàn quan giả liệu; người trong cuộc cờ thì tối, người ngoài cuộc thì sáng nước cờ. Không đám nói tôi sáng, nhưng tôi có cảm nghĩ anh bị bao vây bởi chính anh, nói khác anh không trình bày cho người đọc rõ ràng vị trí của anh trong câu chuyện nầy; tuy rằng anh muốn chứng minh anh là kẻ hào hiệp giúp người đẹp và người đẹp đã lên tiếng ngợi khen.
Anh đã tạo ra ba thực thể mà anh cho là rời nhau: chính anh, bà Như và ông Tài. Trong lúc hầu hết độc giả ghi nhận mối tương quan liên hoàn ngoài đời và trong lý luận. Anh cố tạo một hình ảnh Liên Như nạn nhân (victimized), một ông Tài lý tưởng và một Cao Văn Hở, kẻ bình định, pacificator. Tuy chống chiến tranh Iraq, tôi nói thêm một nét về Sadam Hussein. Ông và truyềng thôn chính phủ luôn mô tả một Saddam bị làm nạn nhân nhưng thật ra ông làm cho kẻ khác thành nạn nhân. Cũng vậy; bà Như không bị victimzed mà bà victimzing những người khác. Dĩ nhiên với mức độ thấp hơn Saddam.
Nói cho đúng bà đứng sau lưng gs Tai, và giáo sư nầy đã victimize những kẻ bị ra tòa di trú, đã thuyết phục tòa rằng CSVN sẽ không một chút thanh trừng các bị can, nhân quyền của họ được tôn trọng tuyệt đối. Người Mỹ họ khôn khéo; ví như nhà báo nói cái gì thì nói tôi gặp chị Hăng Rết trong siêu thị nói như ri, còn anh Hăng Rô như rứa. Nixon nói: chúng tôi không áp đạt chế độ CS lên đầu qui vị, nhưng xịt thuốc bỗ cho Bắc Kinh.
Tòa cũng vậy tòa cần một người nói cái gì đó, người đó không phải là Mỹ chính gốc, lại là một luật sư thì tốt quá. Có thể biện minh cho ông Tài vì hai ông bà đã tìm cách ra đi không sống với CS, nhưng từ 1955 người Nam đã biết cuộc đấu tố địa chủ ngoài bắc, như vậy ông Tài thừa sức biết thực tế ở VN. Anh Hở luôn nói mình tránh xa ông Tài nhưng bao giờ cũng muốn người đọc thấy ông Tài là một học giả khả kính, đã cùng ông Nguyễn Ngọc Huy dịch luật Hồng Đức. Một chữ thưa thầy, hai chữ thưa thầy. Nhưng ai cũng biết luật Hồng Đức nhân đạo hơn cả luật Gia Long chép đa phần luật nhà Thanh. Luật nầy phản ảnh quan niệm nhân từ của thời Lý Trần, nó không tàn nhẫn như luật XHCN.
Và gs Tài đã đẩy người ta vào cái luật, "thà giết lầm hơn bỏ sót" trong lúc tây phương và VN đã dạy cho ông Tài rằng thà tha một ngàn người có tội, không thà kết tội một người vô tội; các quan tòa Mỹ luôn nhấn mạnh cho bồi thẩm đoàn chỉ một chút nghi ngờ là bỏ phiếu not guilty, nhiều vị tin bị can làm bậy nhưng vẫn bỏ phiếu chống vì không có bằng cớ. Chị Như nói viết xong bức thư chị không nói nữa; anh Hở lại khuyên thầy Tài nhịn, sự nhịn chín sự lành. Nhưng anh lại vung kiếm. Người ta đã không muốn nói anh nói làm chi. Mà nói thì chị Như gián tiếp nhảy lui qua lời chị khen anh.
Nếu không vì nhu cầu phải có mặt, việc làm của anh có sắp xếp trong tình thân hữu và trong liên hệ chính trị. Anh đã học Phật, đã thiền hành, bảy năm cố vấn cho cái chùa, anh dư biết không nên tạo thêm nghiệp, nghiệp vô thủy nhưng hữu chung.
Anh đã nói với Chúa và Đức Mẹ rằng bọn chúng bêu rếu anh ham ăn đòi từng cọng dưa dá, anh cầu các Đấng Thiêng Liêng ban phước cho chúng. Người đi tu hay bị quỷ ám, quỷ phá nhà chay là vậy, ta có câu tam chướng tứ ma. Quỷ đã xúi dục anh muốn cho kẻ khác: Làm ăn thua lỗ. Bị giựt tiền, mất trộm. Thua bạc. Vợ con, con cháu bị tai nạn xui xẻo, bị hiếp dâm, bệnh hoạn phù thủng, mắc bệnh nan y, tai kiếp liên miên. Đụng đâu hư đó. Gia đình xào xáo, mưu hại lẫn nhau. Bà con, anh em tranh ăn, tranh của, tương tàn sát hại lẫn nhau. Tranh chấp kiện tụng. Lụn bại. Chết non.
Nếu tâm thức ấy vẫn còn đeo đuổi anh, nó sẽ không giúp gì anh, không giúp cho ai. Đó mới là cái đìu hiu giữa chốn đông người. Không phải là cái đìu hiu gây nhớ và đầy thương cảm của Phú Bổn trong sương núi miền cao.
--- TTT
No comments:
Post a Comment