Viết từ bài thơ
Huế Buồn Trong Hồn Thơ của Cao Văn Hở
Tôn Thất Tuệ
***Mt68: Kính anh TTT;- Chúng em không rành lý thuyết nầy nọ mấy. Chúng em chỉ thể hiện quan điểm là " NẾU TỰ XƯNG TA ĐÂY NGON LÀNH THÌ PHẢI LÀM VIỆC ĐÀNG HOÀNG - PHẢI CHẤM DỨT NHỮNG THÓI QUEN THỦ ĐOẠN PHE PHÁI CŨ - PHẢI GIỮ TƯ CÁCH, NHÂN CÁCH TƯƠNG XỨNG" .
Còn lập trường của chúng em thì DÙ VNCH trước đây có XẤU, TỐT như thế nào chúng em cũng NẰM LẠI BÊN NẦY CHIẾN TUYẾN - KHÔNG XÔN XAO NHẢY QUA, NHẢY LẠI.
Chúng em không làm được gì thực tế cho người sống, nhưng chúng em nguyện sẽ sống XỨNG ĐÁNG với hàng triệu người Miền Nam đã nằm xuống vì LÝ TƯỞNG TỰ DO CỦA VNCH. Chính phủ mà anh em chúng ta đã phục vụ có ĂN LƯƠNG !
Đơn giản anh em trong Mt68 là vậy đó !!! CHÚNG TÔI nguyện LÀM VIỆC CÓ NGHIÊN CỨU CẨN THẬN -LUÔN PHẢI CÓ NHỮNG BẰNG CHỨNG CỤ THỂ như nghề nghiệp QGHC chúng ta. CHÚNG TÔI sẽ không tha BẤT CỨ MỘT SÂU BỌ nào đã LÀM RẦU tô canh của đồng bào Tỵ Nạn Hải Ngoại chúng ta.
Kính anh và luôn biết ơn những tham gia với KIẾN THỨC SÂU RỘNG của anh. Có rất nhiều anh em cũng đã không cần bận tâm về chuyện chúng em là những ai ??? Chỉ cần biết những gì mà chúng em đã thể hiện và đọc kỹ những gì mà các vương vật mà chúng em ưu ái vuốt ve. Nhứt định không có chuyện chụp mũ hay bịa đặt gì cả !!!./- Mt68
Tôi hết sức ngạc nhiên khi đọc bài thơ rất đặc biệt với một khẩu khi lạ thường và một lòng thân hữu vô biên đối với hai người đồng khóa đã chết và cống hiến độc giả một cái nhìn về người thứ ba đang sống phiêu bạc.
Tôi không hiểu hai bạn thiên cổ Lê Hữu Bôi và Tôn Thất Sĩ thì sao, còn tôi rất ít giao thiệp với anh Hở, một đôi lần bàn luận về các đề tài liên quan đến bài học. Những lần nói chuyện nầy không kéo dài vì anh Hở thì đọc rất nhiều gần với chương trình học (cho nên đậu đầu) còn tôi thì đọc bên ngoài nên đậu chót (nói thiệt 100%). Bà Nguyễn Hồng Phúc, người Huế, tốt nghiệp xã hội học bên Mỹ về dạy môn nầy và nói rất nhiều về Durkheim, cho nên chúng tôi nhất là Hồ Quốc Văn gọi bà là Durkheim.
Bà có dạy về trường hợp những cá nhân lệch lạc, hành xử hơi khác những người chung quanh; một sự kiện không phê bình tốt xấu. Chẳng hiểu vì sao lúc ấy nhiều người cho anh Hở lệch lạc. Hai người tôi thương mến nhất là Trâm câu lạc bộ sau nầy là vợ của Thọ và Kim Sa quản thủ thư viện. Chị Sa rất thương mến tôi và nói anh Hở là client số một của thư viện. Phải chăng vì đọc nhiều mà người ta gọi anh lệch lạc, có thể anh trích dẫn nhiều khi nói chuyện? Nhưng tôi chưa bao giờ biết CVH làm thơ (vì tôi it đọc sách bào bên Mỹ). Huế Buồn Trong Hồn Thơ là một bài thơ programmatic, như một hòa tấu khúc với bốn hành âm. Tuy có những chữ Huế, thi phẩm nầy được tạo nên trong văn phong bác học Nam Kỳ với nhiều chữ Hán, và âm điệu ngọt ngào như dừa xiêm hay xoài tượng. Ngôn ngữ thường ngày chính là thi ca. Những điều trên viết ra không phải vì tên tôi nằm trong một hành âm của bài thơ nhưng vì tôi thích cái ngọt ngào trong Nam, như tôi thích dòng An Giang qua Long Xuyên. CVH trực khởi: Tôi thích Huế từ dạo biết yêu thơ Hàn Mạc Tử, cũng như Thu Vân Nhã Ca yêu Trần Dạ Từ qua thơ của chàng.
Tình cảm lai láng dành cho những người đã chết là chuyện thường tình và đáng làm. Lê Hữu Bôi đã bị bắt lúc Mậu Thân, Tôn Thất Sĩ bị bắn ngày Côn Đảo bị địch chiếm. Về tôi anh Hở đã viết:
Một mộng rùa vàng, một mơ kiếm báu
Lương tể minh quân nào thời buổi hôm nay ?
Cảm ơn ông bạn già của mình lâu ngày không gặp; đơn vị thời gian của chúng ta là nửa thế kỷ, phần tư thế kỷ. Gần nửa thế kỷ chưa gặp lại. Về mặt nổi, không ai ngoài tôi và anh Hở hiểu từ đâu có ý thơ nầy. Nhưng mơ của tôi là một nàng tiên trong trường, tôi đã viết ra trong một bài thơ khi gặp người kia trên xứ lạ. Nhân vật trong bài tự ví mình là minh quân, cái minh quân nhỏ bé cho nàng dâng kiếm báu như Rùa Vàng trao kiếm cho vua Lê, chỉ là một ẩn dụ, không nói đến anh hùng cái thế. Tôi nghĩ qua ý thơ nầy CVH muốn nói đến bài thơ nhan đề Thư Viện, viết 1984, không biết có xuất hiện ở đâu không. Những chữ như Rùa Vàng, Kiếm Báu làm anh Hỡ nghĩ tôi còn mộng vẫy vùng ngược xuôi.
Bạn mình ơi, người anh hùng khi biết không làm được gì thì im lặng như lên nguồn đốt than; tôi không phải anh hùng tôi chưa im lặng được vẫn còn húy hóe năm ba chữ sau 16 năm im hơi trong nghĩa đen,nhưng tôi chỉ nói nhỏ nhẹ, "lời tôi sâu như tiếng tình yêu, lời tôi sâu như tiếng nguyện cầu". Tôi vẫn ghi nhận cái nhìn thực tế của anh: lương tể minh quân nào thời buổi hôm nay? Tôi cũng sẽ nhắp men đắng cùng anh đưa cay qua đêm trắng. Đoạn cuối của bài thơ, anh viết cho anh và tôi; nó chỉ đúng có một câu: chất gàn đầy nặng chĩu hồn trai, người ta nói anh lệch lạc và cũng nói tôi lệch lạc nhất là đám Rùa Vàng. Chất gàn gỡ nhiều quá. Nhưng cái gàn của anh đã đưa anh hội nhập vào đời sống của quốc gia; cái gàn của anh chỉ là cái khác người làm thủ khoa và tiếp tục đi lên trong học vị và trong chức vụ. Nhìn lên như nhìn ông Thiệu, thì anh chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống nhữ kẻ như tôi thì chẳng ai bằng anh. Anh khiêm tốn chỉ cho mình một "chiếc linh hồn nhỏ" nhưng là một chiếc đò chất đủ hành trang, vật chất và tinh thần. Chiếc đò ấy đã độ anh, tiếp tục thăng tiến trong xã hội Hoa Kỳ, nơi một lần nữa áp dụng câu nhìn lên và nhìn xuống vừa nêu; anh không cô đơn hay cô lập (isolated) trong thế giới tỵ nạn, bên cạnh anh vẫn còn những kẻ ngang trang ngang lứa về xã hội và danh vọng, đủ qualified để ngồi chung một club. Tôi không ganh tài với anh, với tất cả mọi người, tôi không buồn với tình trạng đi sau mọi người trên mọi mặt như tôi vẫn cầu nguyện cho Bill Gates giàu hơn để làm việc thiện vì tôi không thể làm ra tiền. Thông cảm nhau chơi, tôi đứng ở cực kia, xuyên tâm đối của danh vọng xã hội. Cái gàn của tôi đã biến tôi thành con cá trên đất khô, tôi không có một chứng chỉ thứ hai ngoài cái bằng viết sai năm sinh. Ở lại sau anh một năm, tôi đậu chót với luận văn về các anh dân vệ ấp nhìn qua khía cạnh quân sự; tôi đã sai lầm đem cái nhỏ nhất - cái ấp mất hút trong những cây ô rô trên sình có những con cá thòi lòi bốn chân trèo cây như khỉ - đến một viễn ảnh lớn là quốc gia nơi chính trị gia không thể không học về chiến lược, nơi các ông tướng phải là những chính trị gia.
Nói theo chuyên môn của anh Hở tôi đã đi quá nhanh từ micro qua macro. Thật ra điều nầy ít năm sau, trên một tầm cở nhỏ hơn, đã trở thành cái nhức đầu hành chánh / quân sự. Tính đến ngày hạ màn, tôi đã có 10 năm công vụ. 90% thời lượng gồm những tháng đãi lệnh ở tổng nha công vụ; những năm về làm dân sự trong quân đội; một thứ binh ba: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và dân sự. Tôi đã bị một ông trung tá cục quân nhu vào trong nhà vệ sinh sĩ quan kéo ra và gần như dí tôi vào cầu tiêu của binh sĩ. Cục trưởng Đóa thay vì ký cảnh cáo đi tiểu sai chỗ, đã nói với sở hành chánh tôi đốc sự xếp ngang cấp tá. Thời lượng ấy cũng gồm những ngày uống trà ngồi chơi trong tình trạng lạm phát tiền tệ phi tiển. Mừng cho anh chị đã không thấy tận mắt cảnh nước mất nhà tang, anh đã không thấy tượng của thầy Bông bị đáng ngã như bức tựng thương tiếc Biên Hòa, anh đã không thấy sức mạnh của cái chân vịt đi theo máy cày Kubota 5 ngựa để trở thành chiếc linh hồn lớn đưa trẻ thơ và thiếu phụ nôn mửa qua biển dài bão tố. Hai đứa mình đi theo gió bốn phương. Vâng, nhưng cái gió bốn phương của tôi nó kỳ lắm, mang tính chất giết người, nó giúp cho cái xác chết trôi êm ả vào đường hủy diệt trong lúc những kẻ trên biển chưa tìm được con đường sinh thành. Cái gió ấy thổi nam rồi thổi bắc, không biết đâu mà lường, nói như anh, bao dâu bể đổi thay.
Tôi thấy email của người bạn cũ gặp nhau lần cuối gần 50 năm trên một bài báo rất chống cọng. Ngay sau mấy chữ hỏi thăm tôi in luôn hai bài rất cay đắng sau 75 để giúp anh ta thấy tôi cũng có cái nhìn đâu đó giống quan điểm của anh ta. Tôi bé cái lầm, anh ta còn bảo hoàn hơn vua, đánh trống thổi kèn. Chuyện nầy mới xấy ra đây, không phải là năm 1989, ngày anh viết bài thơ nầy. 20 năm rồi. 15 phút đủ để cho hỏa tiển Nga cày nát Miami, Florida. 20 năm của biển dâu thay đổi. Anh thấy nhiều biển dâu hơn tôi vì trong 20 năm nầy, tôi đã dành 16 năm để ngủ mà không biết bên ngoài có những chuyện như ông Kỳ, ông Phạm Duy v.v... Tôi cũng không biết tình trạng phân hóa trong cựu sinh viên cho đến khi tìm một bài về Bích Diễm. Đồng thời tôi cũng biết thêm quan điểm chính trị mới của những đại nhân vật chưa biết chưa quen và của những người mình đã biết từ lâu. Tôi chỉ buồn và tôi đã mô tả như sau trong bài tham luận về gsu Bông: Chúng ta đang ở trong một thời đại kỳ khôi. Chỉ qua đêm, có kẻ thành CS và CS hơn cả CS chính gốc. Anh nhân viên quèn Nhật cần có tiếng súng đảo chánh mới đeo lon đại úy; gã ăn mày điên đầu ngõ cần có pháp lệnh của gs Nguyễn Văn Hảo mới đội nón cối vào nhà đem bạn đi.
Nhưng đây thì yên lặng mà vẫn xẩy ra như vậy. Tôi vẫn ngờ ngợ khi viết những dòng nầy cho anh. Tạm ngưng một tý. Anh nhớ gs Vũ Uyển Văn mà chúng tôi đặt tên là Xai Mơn (Simons) vì ông luôn nói đến tác giả nầy khi cầm điếu Salem cho cháy hết mà quên hút. Gs Văn nói lấy thứ tự mà đặt tên như Hai, Ba ... cho biết xã hội VN rất có trật tự; gặp nhau trong bữa nhậu nếu bạn tên Hai thì được mời rượu trước. Tuy cùng vào học một lúc, anh ra trường trước, đậu thêm nhiều bằng cấp và nhất là ngồi vào ghế giáo sư, đã lên hàng thứ trưởng. Như vậy tôi quả là đàn em anh trên mọi phương diện. Ngoài ra anh còn là một nhân vật trong cộng đồng. Ngoài đời đã thế, anh còn đã bảy năm nay cố vấn cho một cái chùa, mà lại là một thiền nhân, tu trì cẩn thận. Trí của đời và huệ của đạo ít ai có song toàn; điều nầy củng cố tính chất niên trưởng của anh. Tôi hiện ở trong vùng hẻo lánh thôn quê; không muốn an bần lạc đạo mà phải sống cơ kiệm như một kẻ nấu thuốc trường sinh và dĩ nhiên tôi không biết hiện thực của thành phố Quận Cam mà nhiều người nói là một bản đúc (photo copy) của Miền Nam. Tôi nghĩ không đúng như vậy vì những yếu tố ngoại lai chưa thấy ở Saigon, và lòng người không còn như CVH xa xưa yêu Huế khi biết yêu thơ Hàn Mạc Tử. 15 phút đủ để phóng hỏa tiển từ xa phá nát Tokyo. 15 phút cũng đủ thay đổi con người. Đó là lý do tôi ngờ ngợ viết cho anh những dòng nầy. Như bao giờ tôi vẫn ở trong sự tôn trọng tự do và Saigon đã chứng kiến sự thi hành tự do khi nhiều người đã chở một cái hòm với những câu thơ của Tố Hữu đi biểu tình ủng hộ thành phần thứ ba, theo hồi ký của Bạch Diện Thư Sinh trên web Văn Tuyển. Saigon thì nó khác; Quận Cam thì nó khác luôn, nhất là khi nó nằm trên đất Mỹ.
Cái website đăng bài thơ nầy, tôi mới biết nhưng không biết các người chủ trương là ai. Họ không thân thiện với anh và anh cũng không thích gì họ. Tôi không thích và không biết câu chuyện nội bộ giữa các anh chị em trong nhà.
Nhưng những lời qua tiếng lại đã hé mở những chi tiết nhỏ xa gần đến quan điểm chính trị của người trong cuộc; ví dụ ban tố chức văn nghệ mùa thu đã dự định mời Kiều Mộng Thu làm ngôi sao sáng. Cũng vậy, qua lời chỉ trích nặng nề dành cho anh, họ nói rằng anh làm cố vấn cho một tổ chức thân cọng, và mới nhất họ nói anh là tác giả bức thư ủng hộ bà Trần Liên Như vợ gs Tạ Văn Tài mà họ nói có bằng chứng hoạt động cho đối phương, bức thư đó xem ông Bùi Tường Huân là nhà ái quốc vĩ đậi, một vĩ nhân. Quả thật tôi đang đứng giữa ngã ba vì người gởi, nếu là anh, vẫn cho cuộc chống độc tài CS là thần thánh, là cao cả, nếu tôi hiểu đúng tiếng Anh. Tôi viết những dòng dưới đây, toát từ những suy nghĩ thường tình, như thấy cảnh sinh tình, chẳng nhắm vào một ai cụ thể vì tôi rất run sợ trước những giới hạn của tư duy, trước cái bát ngát bao la biến thiên của lòng người, rất là khó hiểu, trước những sự thật bất ngờ che dấu dưới những nhãn hiệu cầu tòa như tôi đã vượt biên năm lần bảy lượt bị chúng giam tù, chồng tôi bị VC chôn sống, tụi nó khóa tôi trong thùng sắt lạnh ở Hoàng Liên Sơn, con tôi em tôi làm dâu làm rễ nhà Công giáo Cần lao gộc ....Huân là nhà ái quốc vỉ đại
Người Anh khai thác các mỏ ở Phi Châu đã dùng nhiều máy móc cơ giới gây tiếng động làm điếc tai. Các công ty cung cấp cho nhân viên một dụng cụ ngăn tiếng động như bây giờ mình cắt cỏ đeo ear plug hay sound barrier. Nhưng vẫn có người không dùng và muốn điếc. Vì sao? vào thời ấy điếc là một dấu hiệu rõ ràng nhất được làm cho công ty Anh. Vinh dự làm cho công ty ấy cao hơn, giá trị hơn cái lỗ tai cha mẹ sinh.
Đó là một sự lựa chọn. Mọi lựa chọn bao hàm sự đánh đổi, về thể xác, về miệng tiếng. Hối lộ có tiền quan trọng hơn bị chửi. Chấp nhận những giới luật hạn hẹp để được vào một đảng, một tu viện, một tổ chức; lắm lúc đi ngược với sự giáo dục đã có, đi ngược cả lương tri. Muốn vào Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử, kẻ nhập môn phải đem một thủ cấp về trình cho bang chủ. Người dân Đức chấp nhận giới hạn tự do tuân theo Hitler vì họ tin rằng Hitler rửa cái nhục bị chèn ép, rửa cái nhục ấy quan trọng hơn tự do. Vì vậy nói tự do là quý hơn cả chỉ có nghĩa tương đối. Nhà viết sử khen Tần Thủy Hoàng vì với người nầy sự thống nhất nước Tàu xứng đáng cho việc hy sinh rất nhiều tính mạng và của cải. Người Tàu hải ngoại không CS thích Mao Trạch Đông vì họ thích cái vĩ đại của nước Tàu, cái tự do của Tưởng Giới Thạch chỉ nằm trên đảo Đài Loan.
Nhưng xin nhớ khi lựa chọn cho mình một điều gì mình cho là đúng mà gây gây thiệt hại cho kẻ khác thì phải chấp nhận nạn nhân được quyền tự vệ. Việc nầy có khi rất tầm thường, có khi rất lớn. Lý thuyết CS muốn phá bỏ xã hội Tây phương. Giáo Hội là nòng cốt các xã hội ấy cả hai ngàn năm dưới mọi hình thái, cho nên La Mã buộc lòng phải chủ trương chống cộng và yêu cầu giáo dân làm như vậy. Bạn làm cách mạng đuổi Tây ra khỏi nước; dưới con mắt của toàn quyền Pháp, bạn đang dật nồi gạo của ông ta, ông ta phải giết bạn. Con kiến cắn bạn chẳng chết chóc gì nhưng với nó, nó dùng hết sức bình sinh, nếu có thể hạ bạn, cho bạn đo ván knock out bạn nó cũng đã làm. Nếu bạn chủ trương trở về với thuốc Nam, giới pharmacy sẽ tuyên truyền đó là lạc hậu, đi với nhà làm luật gây những khó khăn cho đông y. Xã hội là một chuổi không ngưng các tương tác (interaction) đối đãi qua lại.
Bạn không thể đem chuyện dâm ô thuyết giảng nhân danh tự do hay nghệ thuật vì nghệ thuật. Nếu ta có quyền phê phán Tố Hữu làm thơ máu, ta cũng có quyền phê phán các nhạc gia dâm loàn. Khi phổ biến, tác giả thi văn nhạc khởi xuất một dây tương tác vì có ý muốn người khác nghe biết, do đó tác giả cũng phải nhận tương tác từ người mà ông muốn biếu tác phẩm. Tôi đã tôn trọng tự do của một văn hữu trình bày biện chứng lịch sử, đồng thời tôi cũng yêu cầu ông bạn biết rằng phi cơ không thể tắt máy nằm trên mây chờ B52 địch vì những tác động của con người chưa thoát khỏi sức hút của quả đất như Newton phát giác.
Tôi có quyền và trách nhiệm nói điều đó, nếu không con cái tôi, hậu sinh có ngày mở cửa bước ra khỏi tầng 100 tòa nhà Sears ở Chicago để đi qua lầu kia, chỉ có chết thôi. Dưa trên lập luận ấy, tôi đã can đảm trả lời các thân hữu nhóm Quốc Học Đồng Khánh rằng lá thư của Trần Cao Lãnh về Bích Diễm là politically correct tuy rất nhiều điểm cần thảo luận lại, tuy không biết tác giả là ai. Việc làm của BD, dù tự nguyện, bị lừa v.v... ra khỏi cái riêng tư như thắp cây nhang trên mồ TCS trong âm thầm trong gió chiều vi vu. (Người dân Georgia còn quá khích hơn, trong tuần qua đã hạ tượng Staline, cái nhân nhượng cuối cùng cho nó còn trên quê quán; người Georgia cũng không chịu).
Sự xuất hiện của cô gái kiều diễm năm xưa bên sông Bến Ngự đã được cả làng báo đưa lên như diều; mà địa điểm là một trung tâm Phật Giáo giữa lúc có nhiều mâu thuẩn của các nhóm PG chống và thân cọng. Trần Cao Lãnh đã đặt nó trong sự đấu tranh chung, ông tự xem mình là nạn nhân nằm trong hướng hành quân của đối phương. Viết thêm nữa tôi sẽ mất lối. Có lần ngồi trong câu lạc bộ sau bữa cơm trưa, anh và tôi có nói chuyện về một đề tài xã hội học. Anh bị ảnh hưởng lối Mỹ nên nói nhiều về sự kiện (factual way), tôi thì tổng quát hơn, nhiều lý thuyết hơn. Cả hai đều đi quá xa, không đến đâu; có lẽ lỗi tại tôi. Bây giờ năm chục năm sau, tôi phải đi vào con đường sự kiện của anh và tôi nghĩ anh lại đi vào con đường lý thyết của tôi.
Tôi đi vào lối sự kiện vì đã kinh qua các kinh hãi trên quê nhà, tôi cần biết người đối thoại trước mặt là ai, tôi cần biết ông bác sĩ ấy là bác sĩ trường thuốc hay lên chức vì mấy năm làm y công trong bệnh viện; tôi cần biết vị sư ấy chân tu hay không. Tôi nói anh đi con đường lý thuyết, có thể hàm hồ nhưng đó là cảm quan của tôi từ ngày biết tên anh trên màn điện tử.
Tôi hiểu lý thuyết ở đây là tổng quát hóa và hướng về trừu tượng nhiểu hơn cụ thể. Tôi nghĩ lắm trừu tượng vấng quanh anh, lắm lý thuyết - rất nhỏ nên anh tưởng không phải là lý thuyết - đã thay những ý thơ mà anh cũng như người đời dùng để khỏa lấp "nửa hồn trống vắng, nửa hồn đau".
thư viện
tôn thất tuệ
Có những kẻ sa buồn trong kệ sách
chết bao năm nhăn nhó lớp da dày
hồn ủ dại góc trời Hy Lạp
tay nằm tê gác trán gối Trường Sơn.
*
Em chiêu hồn tìm chúng sinh tế độ
em mở cửa như Diêm Vương tha tội
ánh sáng vào hâm khí ẩm buồn tênh
nhưng yên lặng bao trùm thư viện
em mất đi sức mạnh thiên thần.
*
Em thất bại, bao con người đang khóc
những nhà thơ say mèm trong tập giấy
những thương binh thế chiến một và hai
cùng chung số với các nhà tư tưởng
mãi trông chờ huy lực cuối tay em.
*
Này, chỉ cho em con đường cứu độ
anh hy sinh làm kẻ ngồi đồng
hồn em gọi anh cho mượn xác
mỗi buổi sáng trước khi vào lớp
đọc em nghe tiếng kêu Nguyễn Trãi
những u hoài trong thi phẩm của Dante.
*
Em chê bai cậu sinh viên khờ khạo
thư viện sâu cày lên tìm cơm áo
nhưng rùa vàng chỉ đợi vua Lê
trao kiếm báu như trao thân thục nữ
gởi về đâu cho vẹn những ước mong.
*
Chớ trách vội, anh thấy sâu dòng nước biếc
anh biết ru những dòng mong ước
anh biết buồn khi em bỏ lớp hôm kia
anh biết thương câu thơ lục bát
hát theo em áo tím đậm màu.
*
Em chớ trách anh biết sâu nụ cười bí ẩn
thư viện buồn chữ nghĩa khô khan;
vòng tay anh mênh mông hồ khải hạnh
cho rùa vàng dâng kiếm báu minh quân.
*
Tôn Thất Tuệ
- San Jose
12.02.1984
No comments:
Post a Comment