Nhóm 1% QGHC - Thông tin nội bộ QGHC Tỵ Nạn Hải Ngoại. Thiết lập từ 2008- Email Liên Lạc: cnguyqghc@gmail.com

Friday, September 17, 2010

ĐÂY ÔNG ĐẠO VÕ HOÀNG ÂN
CỦA TÒA THỊ CHÍNH RẠCH GIÁ TRƯỚC 30-4-75


"BẠCH THẦY TÂM CON KHÔNG AN"
(Thân mến tặng bạn Trương văn Anh và Trần đắc Mưu)


1) Truyện kể rằng, khoảng năm 520 một tăng sĩ Ấn độ đến Trung hoa bằng đường biển. Hội kiến với Lương Vũ Đế một "hộ pháp nhân vương", thấy rằng những hạt giống tuệ giác mình định gieo trồng chưa có mảnh đất thích hạp, ngài lên phương Bắc đến ngồi đối diện vách đá một nơi trên núi Hùng nhĩ, chín năm dài chờ đợi cơ duyên:
"Nhất bát thiên gia phạnCô thân vạn lý du,Thanh mục đổ nhân thiểuVấn lộ bạch vân hầu."(Một bát, cơm ngàn nhàThân cô, ngàn dặm xa,Mắt xanh người ít biếtMây trắng hỏi đường qua.)
- Và rồi, một ngày đông lạnh, tuyết bay đầy trởi, mênh mông cô quạnh! Thầy tu Thần quang, vốn là kiếm khách giang hồ, lên núi cầu đạo: quỳ đợi mấy ngày, tuyết lên ngập gối. Tâm ngưỡng vọng của Thầy đã lên cực độ, thầy dùng kiếm tự chặt đứt một phần tay trái của mình để chứng tỏ quyết tâm:

"- Bạch thầy, TÂm con không an.
- Hãy đưa TÂM đây để ta an cho.
- Con tìm TÂM mà sao không thấy nó ở đâu.
- Vậy là ta đã AN TÂM cho ngươi rồi đó."

Và Thần quang thoát xác thành Huệ Khả, nhị tổ Thiền tông Trung hoa cũng như sau này chú tiều phu cư sĩ thoát xác thành lục tổ Huệ Năng.2) Giản dị thế sao, và như vậy là thế nào bạn nhỉ!
Bạn ơi, cảm giác đầu tiên của mình là bi hùng và tuyệt diệu. Nền tuyết trắng xóa, máu hồng loang đỏ, ghi dấu truyền kỳ, tột cùng ý chí. Mình nhớ tới một tiền thân của Phật Thích Ca chịu hiến thân xác cho quỷ la sát ăn thịt để được nghe bài kệ:

"Chư hành vô thường Thị sinh
-diệt pháp Sinh-diệt diệt dĩ Tịch diệt vi lạc."

- Ở đây câu hỏi là pháp AN TÂM nhưng được trình bày thật dễ thương vì quá chân thành và mộc mạc: "Bạch Thầy, tâm con không an!"Là một kiếm khách hải hồ rồi là một thầy tu hùng biện, thầy từng chiến thắng nhiều người bằng thanh kiếm và lời nói nhưng chưa thắng được tâm mình. Tâm viên, ý mã: tâm ý như vượn chuyền cành, như ngựa chạy rong trên thảo nguyên biết đâu là phương hướng.

3) Khi NHẤT sinh NHỊ, khi có phân biệt chủ thể - đối tượng thì phải xuất hiện cơ cấu hưởng dụng và nhận biết (tính năng của hiện hữu). Bộ ba căn-trần-thức do nghiệp xoay vần, nghiệp là "chương trình" quy định mà hệ quả là sự trình hiện vô vàn sai biệt giới tương ứng.- Bây giờ người ta biết là từ khi sinh mệnh hình thành, hệ não bộ được dẫn phát bởi một chương trình liên tục suốt thọ mạng, phát ra những tầng số rung động tương ứng vớí những trạng thái tâm lý. Nó là hòa trộn sinh lý - vật lý - tâm lý và là kết quả phức hợp của vô tận những hiện tượng, nói nhỏ thì như cực vi nguyên tử, nói lớn thì là cả thiên hà.- Nói theo Phật học thì một trạng thái hạnh phúc hay đau khổ của tâm là sự tương tác của biệt nghiệp và cộng nghiệp và sự tương tác này được diễn tả là "trùng trùng duyên khởi", các điều kiện hàng hàng lớp lớp tác động vào nhau tạo ra vô vàn cấu hình được hình dung như dòng thác đổ.

"A-đà-na thức thậm thâm tếChủng tử hằng chuyển như bộc lưu,Ngã ư phàm phu bất khai diễnKhủng bỉ phân biệt chấp vi ngã."

- Tâm nó chuyển động liên tục và chịu tác động của toàn hiện hữu thì làm sao mà AN được phải không bạn mình và thử hỏi xưa nay giàu-nghèo-sang-hèn mấy ai mà tâm được yên. Đúng là câu hỏi của muôn đời!- Trong pháp hội Lăng Nghiêm, Đức Phật hỏi về TÂM thầy A-nan bảy lần trả lời (thất xứ trưng tâm) mà Phật cũng không xác nhận gì hết vì TÂM là "chu biến", là "vô sở bất tại", là một "trường lực" mà các hiện tượng đủ duyên thì hiển hiện, hết duyên thì ẩn tàng, buồn là không vui, vui là không buồn.


4) Tất cả các tri kiến tôn giáo đều nói tới "một ân sủng của Thượng đế", một "phép lạ của sự TĨNH THỨC" đó là NIỆM: sự chú tâm. Đó là một trong năm tâm sở biệt cảnh của môn tâm học Phật giáo. Từ niệm (sự chú tâm) ta đạt tới định (sự tập trung) và tuệ (cái biết thấu suốt). Tâm sở niệm có công năng soi sáng hòa nhập vào cảm thọ và làm thay đổi tình trạng:
"Như ánh sáng mặt trờiChiếu soi loài cây cảnh,Chánh niệm khi thắp lênChuyển hóa mọi tâm hành."
- Ngũ căn ngũ lực tổng cộng là mười trong 37 phẩm trợ đạo nồng cốt trong giáo lý nhà Phật. Khi niệm-định-tuệ ăn sâu vào tâm (là căn) nó phát huy năng lực (là lực) chuyển đổi hệ thần kinh, trung hòa các độc tố trong thân, hóa giải các phiền muộn trong tâm, đưa thân-tâm hợp nhất trong trạng thái quân bình tĩnh lặng:
"Bụt là vầng trăng mátĐi ngang trời thái không,Hồ tâm chúng sinh lặngTrăng hiện bóng trong ngần."
"Quay về nương tựa Hải đảo tự thânChánh niệm là BụtSoi sáng xa gần."
Sự tĩnh thức đó là Phật tánh, Phật tâm (Phật tức tâm - tâm tức Phật)

5) "Ngươi đưa tâm đây ta an cho."Thầy Thần quang giật mình, bao năm nay mình dùng tâm nhận biết thế giới bên ngoài, tâm rong ruổi chạy theo sáu trần, theo cảm xúc thế gian mà cười đau khóc hận và không AN. Nghĩa là mình chạy theo cái bóng, cái phóng ảnh mà cho là sự thật. Bây giờ thử ngưng lại một chút, chú tâm trở về dùng cái ý thức (cái biết) nhìn ngay vào cái biết đó coi nó là gì (phản quan tự kỷ - hồi quan phản chiếu) thì sao thấy sáu trần chỉ là bóng dáng (pháp trần: lạc tạ ảnh tử, bóng dáng rơi rớt), rồi lại thấy cái nền tảng (cái môi trường) mà bóng dáng đó ảnh hiện. Hình như nó giống như tấm gương lớn tròn sáng (đại viên cảnh trí) mà trên đó sai biệt giới ảnh hiện, thuật ngữ gọi là "kiến tánh", thấy cái tướng của tâm là thể sáng chói (vô lượng quang). Nhà bác học Wheeler nói:"Vật chất không thật, chỉ là ánh sáng bị mắc bẫy." Cái bẫy đó là "nghiệp", chức năng cấu hình mọi hiện tượng.- Bạn ơi, mình quá ngưỡng mộ duyên kỳ ngộ "thầy nào trò nấy". Vị thầy thì đã 150 tuổi mà còn chống tích trượng du hành Đông độ truyền pháp đốn giáo đại thừa:
"Nhất hoa sinh ngũ diệpThuyết pháp độ mê tình."
Chín năm dài thong dong chờ đợi với một nhẫn lực tuyệt với, mình nhớ bài thơ của Trúc Lâm Điều Ngự:

"Thuở nhỏ chưa từng hiểu sắc không
Hoa xuân trăm sắc rộn tơ lòng;
Nay đà rõ mặt tuồng xoay-chuyển
Ngồi xem hoa rụng rất thong dong."

Một người trò quỳ gối chờ đợi mấy ngày, tuy tuyết rơi đầy gối nhưng có là bao so với 9 năm "im lặng sấm sét"
"Chín năm trời Đại hùngVách núi nầy chuyển rung, Ngàn năm về gang tấcSát-na đựng vô cùng."Thì cái đau của cánh tay bị chặt đứt có là gì!
- Và khi đến cái đỉnh điểm của nó, của sự bức bách tột cùng của cơ chế tự tồn (hệ kháng thể) thì năng lực của sinh mạng phát khởi trên bộ công năng của nó. Câu nói của tổ: "Vậy ngươi đem tâm ra đây ta AN cho" khi đó như tiếng sấm sét nổ trên đầu. Sấm sét của đốn giáo đại thừa! Và cái "tử công phu" nó hoạt dung liền, nguồn năng lực đó soi thẳng vào tâm thức bằng sự tập trung cao độ và hoát nhiên nhận ra các cảm giác khổ đau hay hạnh phúc, các tơ tưởng, liên tưởng, hồi tưởng, hoài niệm...gì đó chỉ là các tín hiệu ánh sáng cấu hình trên "trường" tâm thức. Mình chạy theo nó, càng bám víu thì khối phức-hợp đó càng đa dạng hơn mà thôi. Chiếu kiến thì thấy nó trống không, khi sóng ngừng thì biển lặng!- Nói giản dị thì sự chú tâm làm cầu nối, làm chất xúc tác cho sự lắng trong và tỏa sáng của tâm thức. Niệm-định-tuệ liên hoàn viên dung đưa tới sự làm chủ được cảm giác và ý tưởng. Kinh điển có nói tới tầng mức thứ chín của định là "diệt thọ - tưởng định."


6) Trong Kinh Lăng nghiêm, 25 La hán và Bồ tát trình bày cơ duyên chứng ngộ của mình thì cũng là quá trình niệm - định - tuệ (25 đối tượng chú tâm: 6 căn + 6 trần + 6 thức + 7 đại). Niệm lực bền bỉ đưa tới tập trung vững chãi dẫn đến sự thấy rõ thực tướng. và vì "vạn pháp giai không" (mọi hiện tượng đều tương quan với nhau nên thấu suốt một pháp là tỏ rõ hết thảy pháp) Ngài Tất-lăng-dà-bà-ta bị gai độc đâm chân nhân đó quán chiếu vào cội gốc của cái đau, thấy rõ tự tánh của cảm giác, hoạt nhiên đại ngộ. Kinh nói là thấy rõ tính viên thông của các pháp.- Và trong pháp hội đó, đặc biệt là Bồ tát Quán thế âm trình bày chỗ tỏ ngộ của mình do quán chiếu nhĩ căn (phản văn, văn tự tánh). Ngài trình bày lối tu qua một bài kệ thật là kỳ ảo:

"Sơ ư văn trung
Nhập lưu vong sở.
Sở nhập ký tịch,
Động-tịnh nhị tướng
Liễu nhiên bất sinh
Như thị tiệm tăng
Văn-sở văn tiệm,
Tiệm văn bất trụ,
Giác-sở giác không.
Không giác ký viên
Không-sở không diệt,
Sinh-diệt diệt dĩ
Tịch diệt hiện tiền."

Ta thấy các cặp chủ thể-đối tượng: nhập-sở nhập, văn-sở văn, giác-sở giác, không-sở không; cùng với các phạm trù tương phản: động-tịnh, sinh-diệt.
Mình có thể tạm dẫn nghĩa bài kệ như vầy:
"Ban đầu trong cái ngheLắng vào sâu quên tiếng.Chỗ vào đã yên lặngThì hai tướng động-tịnhRõ ràng là chẳng sinh.Như thế cứ tăng dầnĐến hết nghe và tiếng,Không dừng, đi sâu mãiBiết thẳng, không phân hai.Trực giác đã tròn rồiXóa phân cách ta người,Diệt và sinh tự tạiBiển hào quang phơi bày!"
Ta thấy rõ diễn trình NIỆM-ĐỊNH-TUỆ trong lời dạy cách tu của Bồ tát Quán âm.


7) "Bạch thầy, con tìm tâm mà không thấy đâu cả"
"Tam tế cầu tâm, tâm bất đắcThốn tâm mích vọng, vọng hoàn vô,Vọng nguyên vô xứ tức bồ đềThị tắc danh vi chân đạt đạo."
Ý thức tự soi chiếu lại nó (dĩ tâm quán tâm) thì các phóng ảnh tự tan rã như sương móc dưới ánh sáng mặt trời chánh niệm.
Trên bộ sự dụng công là ở đó! Vọng tình, vọng tưởng hoàn vô, vô xứ vì nó tự tan rã, và "bồ đề" tức thể tánh tĩnh lặng của tâm hiển lộ. Mộc mạc thì thấy tánh, liễu ngộ, thấy bản lai diện mục là như thế! Ngài Huệ Khả gọi là "chân đạt đạo" .- Thì ra, niệm kinh, niệm Phật, niệm chú, niệm thoại đầu công án, niệm chúa, niệm Allah là như thế! Hành giả đọc kinh thuần thục chú tâm (TỤNG NIỆM), nhớ nghĩ Phật qua danh hiệu, qua hình ảnh - hình tượng (TRÌ DANH NIỆM PHẬT, QUÁN TƯỞNG NIỆM PHẬT, QUÁN TƯỢNG NIỆM PHẬT), TRÌ TỤNG CHÂN NGÔN, QUÁN TƯỞNG CẢNH GIỚI, THAM KHÁN THOẠI ĐẦU, HỒI QUAN PHẢN CHIẾU, DĨ TÂM QUÁN TÂM,...) đều cùng mục đích dùng NIỆM làm cầu nối đưa tới ĐỊNH - TUỆ và THIỀN NA (Dhyana: định-tuệ đẳng trì) là như vậy!- Krishnamurti suốt hơn 70 năm thuyết giảng cũng là nói về sự chú tâm: từ chú tâm đơn thuần đến chú tâm hồn nhiên. Ta cũng nghĩ đến từ "anh nhi hạnh" của Đạo giáo. Vì vậy các pháp môn đều là phương tiện và phương tiện thiện xảo khi nó khế cơ. Mình hãy luôn nhớ như vậy chớ có truy cầu!
"Đã lên non pháp quên tìm báuLần lựa đi về tiếc uổng công!"


8) "THÌ NHƯ THẾ LÀ TA ĐÃ AN TÂM CHO NGƯƠI RỒI ĐÓ". Hôm đến Thiền đường Thái bình dương của Tu viện Lộc uyển, nhìn lên mình thấy hình tượng Đức Thích ca Mâu ni với hàng chữ NIỆM-ĐỊNH-TUỆ (SMRTI-SAMADHI-PRAJNA). Thật là giản dị mà đầy đủ hàm súc! Và các thầy, các sư cô, các cư sĩ ở Đại Ẩn Sơn lặng lẽ trang nghiêm thực tập chánh niệm trong mọi sinh hoạt hàng ngày.- Vua Trần Thái Tông, theo truyền thuyết Lâm tế, cũng nói là ăn cơm mặc áo, đại tiện tiểu tiện gì cũng là thiền, nghĩa là khi ta có sự chú tâm trong cuộc sống thì đó là sự thực tập thìền.


9) Tôi có một người bạn có lần hỏi Trịnh công Sơn là tại sao quá thông Phật pháp mà lại uống rượu thường như thế thì được trả lời là ông có cái cách của ông. Một người đã viết lên lời ca:
"Ôi phù du, từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua.Không còn ai, đường về ôi quá dài những đêm xa người.Chén rượu cay, một đời tôi uống hoài, trả lại từng tin vui cho nhân gian chờ đợi."
Uống rượu mà có thể kiểm soát được cảm giác và tư tưởng, không cho nó bị chất kích thích dẫn vào mê đồ sắc dục mà mượn nó làm đà phóng cho thi ca thấm đậm thân phận con người thì "NIỆM LỰC" đã hơn phàm phu nhiều lắm.- Và thế là Thần quang trở thành Huệ Khả - Tổ thứ hai Thiền tông Trung hoa. Sau đó có khi làm phụ việc trong quán ăn, có người biết được đã hỏi là tổ sư sao lại làm thế thì ngài trả lời là: "Việc của ta ta biết."


10) Bạn ơi, mình trị lao phổi suốt năm 2006, mỗi sáng sớm uống khoảng 10 viên kháng sinh thì cả ngày không ăn được gì và sữa thì không có để uống. Thế mà qua được, bạn có biết nhờ gì không?Lúc đó, mỗi trưa 1 giờ trên đài VT1 có chiếu một tập phim De Chang Kim Hàn quốc. Suốt 60 ngày, mình năn nỉ bà chủ quán cà phê Minh Châu vặn đài nầy cho mình xem. Và khi thân tâm mình bị bức bách thái quá thì cái "cơ chế tự tồn" và tùy tướng của nó là "bản năng dục ái" trỗi dậy mạnh lắm, cả hệ kháng thể khởi động toàn bộ tế bào.- Thì ra vô vàn cơ hội của hạnh phúc vẫn còn nguyên đó, vẫn còn "những con người như thế" và toàn bộ sự cao thượng của "tình yêu thăng hoa" rót vào thân tâm mình niềm hân hoan của sức sống giúp mình qua được thời gian điều trị. Nhìn mình coi phim có người nói: "Ông tu gì mà nhìn chăm bẳm vào Lee Young-ae vậy!" Tôi cười thầm nhớ tới Krihnamurti: "Khi dục vọng và khoái lạc, những yếu tố vẫn đục của tình yêu lắng xuống thì tình yêu chân thật hiển lộ. Tình yêu đó có phẩm chất của trí tuệ và từ bi."

11) Đối chiếu chuyện tìm tâm của ngài Huệ Khả theo khẩu lệnh "đốn ngộ trực chỉ" của Tổ Bồ đề Đạt ma và chuyện tìm tâm của ngài A-nan theo sự "khai thị tiệm ngộ" của Đức Phật bạn thấy thú vị lắm. Cũng như so sánh hai cuộc hội kiến giữa Tổ với Lương Võ Đế và với Huệ Khả, một bên nói về "phước đức tiệm tu" một bên là "công đức đốn ngộ": "trực chỉ nhân tâm - kiến tánh thành Phật" thì vấn đề rất là sáng tỏ. Và mình cũng hiểu được vì sao Tổ Hoằng Nhẫn không chọn "thượng tọa học giả" Thần Tú làm người kế thừa mà lại chọn cư sĩ đốn củi giã gạo Huệ Năng!

12) Nói thì dễ chứ thật ra đây là sự dụng công của nhiều đời kiếp. Mình là phàm phu mà bàn về chuyện của các tổ sư thì như người ở dưới chân núi nói về cảnh giới trên đỉnh. Nhưng nghĩ rằng đây là thời "mạt pháp đa văn", mình có cơ hội nói chuyện đạo dầu đúng hay sai cũng là đáng quý, nhất là ở xứ Mỹ nầy.- Mới ở đây mấy tháng mà tôi thấy đất nước nầy có nhiều điều hay lắm. Nó cọ xát mài dũa làm sao mà những người bạn tôi bên nầy đều trở thành "rất có cá tính" trên cương vị của mình.

Tôi nghĩ là nếu không có biến cố 75, dù bây giờ các bạn là Đốc sự ngoại hạng đi nữa thì phong cách cũng không được như bây giờ đâu! Tôi thực lòng nể phục tính cách của hai bạn Trương văn Anh, Trần đắc Mưu, cũng như Lữ thế Cần và tất cả các bạn mà tôi đã hân hạnh gặp ở Mỹ nầy.
Đúng như bạn Nguyễn viết Đức nói, tôi học hỏi được một phần cái hay của các bạn thì mới không hổ thẹn là cựu sinh viên QGHC.

Đây là tất cả tấm lòng tôi.
Ngưng nhé!
Hôm nào có dịp sẽ tặng các bạn bài thơ năm 72 ở Ký túc xá Học viện để các bạn có dịp cười về những vần thơ con cóc!


Thân mến,
Santa Ana 29/08/10
Võ Hoàng Ân

No comments: