NÊN GHI NHỚ ĐÀO VĂN BÌNH LÀ ĐỨA GÂN CỔ CÃI BƯỚNG: THÍCH TRÍ QUANG KHÔNG PHẢI LÀ VIỆT CỘNG NẰM VÙNG./-Bỉnh Bút/GBY
===========
Nhật
Ký Biển Đông: Chính Trị Vương Đạo, Bá Đạo
Nhật
Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Ba ghi nhận những biến chuyển quan trọng như
sau:
Tình
hình Hoa Kỳ:
-Tổng
Hợp ngày 23/3/2018: Tổng Thống Donald Trump vừa sa thải cố vấn an ninh quốc gia
-Tướng McMaster và thay bằng Ô. John Bolton- cựu đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ dưới thời
Tổng Thống Bush Con khiến dư luận lo lắng vì lập trường “siêu hiếu chiến” của
ông này. Theo dõi các buổi đóng góp ý kiến của John Bolton trên Đài Fox News
chúng ta thấy ông ta đưa ra những giải pháp thật dễ sợ như phá bỏ hiệp ước hạt
nhân với Ba Tư và mở cuộc chiến với quốc gia này, cũng như tấn công luôn cả Bắc
Hàn. Ngay cả một số nhà lập pháp Cộng Hòa cũng hợ hãi lập trường “siêu diều
hâu” của ông. Các giới chức cao cấp Palestines vừa lên tiếng công kích cuộc bổ
nhiệm này vì Ô. Bolton có lập trường bênh Do Thái và thù nghịch với Palestines.
Một số nhà bình luận còn cho rằng Ô. Trump sẽ lập lại lỗi lầm của Ô. Bush Con
và Ô. Obama với một Ô. Bolton cho rằng những ai thù nghịch với Do Thái và Saudi
Arabia đều là kẻ thù của Hoa Kỳ. Cựu Tổng Thống Jimmy Carter gọi quyết định bổ
nhiệm Ô. John Bolton là một sai lầm tệ hại (worst
mistake) của Ô. Trump.
Chúng
ta còn nhớ, khi Cuộc Chiến Iraq do Ô. Bush Con gây ra và trở thành gánh nặng cả
về nhân mạng, tài chính và uy tín của Hoa Kỳ kéo dài 15 năm, Ô. Bush Cha trong
cuốn hồi ký đã kết án Phó Tổng Thống Dick Cheney, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald
Rumsfeld, Cố Vấn An Ninh Condoleezza Rice- là những “con diều hâu” thân cận nhất
đã hại đời con trai ông. Trong khi đó Tướng Colin Powell- bộ trưởng ngoại giao- là người ôn hòa lại cô
đơn giữa những người chủ chiến được lòng tổng thống. Thế nhưng chỉ riêng Ô.
Bolton nói rằng cuộc chiến tranh Iraq không phải là một sai lầm.
Trong
lịch sử nhân loại, khi mình có binh hùng tướng mạnh, mở một cuộc chiến (nôm na là đem quân đánh người ta) thì rất
dễ. Chẳng hạn như Quân Phiệt Nhật, Phát-xít Ý, Đức - dễ dàng mở một cuộc chiến
toàn cầu nhưng hậu quả ra sao? Hoa Kỳ ngày nay, với sức mạnh vô địch có thể mở
ba bốn cuộc đại chiến cùng lúc nhưng rồi hậu quả ra sao? Cuộc chiến Iraq kéo
dài 15 năm (2003). Cuộc chiến A Phú Hãn (2001) kéo dài tới bây giờ vẫn chưa chấm
dứt. Cuộc chiến Việt Nam mà năm đời tổng thống lao vào, kết thúc năm 1975 nhưng
đã để lại một di sản nhức nhối cho Hoa Kỳ nhiều trăm năm sau.
Như
thế làm cố vấn an ninh cho tổng thống không phải là “con gà chọi”. Nghe tiếng
gáy của con gà khác là xông ra đá liền. Nhiệm vụ của cố vấn an ninh không phải
là xúi tổng thống đem quân phong tỏa, cấm vận, phóng hỏa tiễn hay tấn công người
ta…mà phải suy tính đến sự an nguy của đất nước, của đồng minh, của thế giới.
Phải tham khảo với bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao và theo dõi dư luận,
bình luận toàn cầu để có giải pháp tối hảo. Tối hảo cho đất nước là : Không phạm
tội ác chiến tranh, không hy sinh thân mạng binh sĩ một cách rẻ rúng, không tạo
rối loạn toàn cầu, không gây gánh nặng tài chính cho đất nước và nhất là không
tạo một di sản nhức nhối cho tổng thống kế vị, cho đời sau. Tôn Ngô Binh Pháp dạy
rằng “dụng binh” là hạ sách. Với sức mạnh quân sự vô địch của Mỹ ngày nay, dùng
binh là hạ sách. Răn đe, cảnh cáo, lên án, phối hợp với ngoại giao là thượng
sách. Khi tất cả những phương sách này thất bại…lúc đó mới dùng binh.
Thế
nhưng đạo Trời rất huyền vi. Hết thịnh lại suy, hết hưng lại phế. Vạn Hạnh Thiền
Sư đời Lý có câu kệ: “Thịnh suy như lộ
thảo đầu phô.” (Thịnh suy như sương mai đầu
ngọn cỏ.) Không quốc gia nào thoát khỏi quy luật này. Các đế quốc khổng lồ
đều xụp đổ do xã hội ung thối, đồi trụy, chia rẽ, chinh chiến quá nhiều hay do
thất trận. Chúng ta hãy chờ xem “Cố vấn Bolton” đưa nước Mỹ đi về
đâu?
Chuyện
đời thật chéo ngoe. Một ông tướng bốn sao, vào sinh ra tử, ngửi mùi thuốc súng
từ tuổi thanh niên thì ngán sợ chiến tranh. Còn một ông già 70 tuổi “trói gà
không chặt”…lại ham “đấm đá”. Cũng giống như thanh niên ở thành phố, ngày ngày
uống cà-phê, ăn nhậu, tán dóc, nghe nhạc Bolero ủy mị, nghe nhạc Trịnh Công Sơn
lãng đãng toàn là “ngón tay em dài, đôi mắt
xanh xao,vai em gầy guộc, chốn hoang vu, để rồi hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi...”
lại thích mặc đồ lính. Trong khi lính từ mặt trận về, được nghỉ phép thì mừng
rơn, chỉ mong cửi bộ đồ nhà binh, vui chơi với gia đình, bè bạn. Đời là thế!
No comments:
Post a Comment